Kỵ sĩ Madara hay Người cưỡi ngựa Madara [1] (tiếng Bulgaria: Мадарски конник, Madarski konnik) là khối đá lớn khắc hình nổi từ đầu thời Trung Cổ trên cao nguyên Madara, gần làng Madara, phía đông tỉnh Shumen thuộc vùng đông bắc Bulgaria. Tượng đài này có niên đại vào đầu thế kỷ 7[2] hoặc trong nhiều trường hợp có khả năng vào đầu thế kỷ thứ 8 dưới triều đại Hãn Bulgar Tervel.[3] Năm 1979, nó đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.[4]

Kỵ sĩ Madara
Di sản thế giới UNESCO
Kỵ sĩ Madara
Vị tríShumen, Bulgaria
Tiêu chuẩnVăn hóa:(i), (iii)
Tham khảo43
Công nhận1979 (Kỳ họp 3)
Diện tích1,2 ha (130.000 foot vuông)
Vùng đệm501,7 ha (1,937 dặm vuông Anh)
Tọa độ43°16′36,1″B 27°07′10,4″Đ / 43,26667°B 27,11667°Đ / 43.26667; 27.11667
Kỵ sĩ Madara trên bản đồ Bulgaria
Kỵ sĩ Madara
Vị trí của Kỵ sĩ Madara tại Bulgaria

Mô tả sửa

Bức phù điêu mô tả một kỵ sĩ oai vệ cao 23 m (75 ft) so với mặt đất, được khắc trên một vách đá cao 100 m (328 ft) gần như thẳng đứng. Nó có kích thước gần như so với người thật. Kỵ sĩ quay mặt sang bên phải, đang đâm một ngọn giáo vào một con sư tử nằm dưới chân ngựa.[5] Một chim đại bàng bay trước mặt kỵ sĩ và một con chó chạy sau ông ta.[6] Cảnh này mô tả tượng trưng một chiến thắng quân sự, tương tự như các hình ảnh được tìm thấy ở Saltovo, Soulek, PliskaVeliki Preslav.[1]

Nguồn gốc truyền thống sửa

Ý nghĩa và tính biểu tượng của mô tả này là chưa được xác định chắc chắn, cũng như truyền thống xây dựng và ý nghĩa văn hóa thực tế của nó.[5] Tuy nhiên, nguồn gốc của bức phù điêu được kết nối với thuyết dân tộc học người Bulgar - những chiến binh du mục trên các thảo nguyên Á-Âu.[7] Những nhà nghiên cứu khác nhìn thấy trong sự tương đồng với truyền thống khắc đá của đế quốc Sasan.[1][8][5] Người kỵ sĩ anh hùng là một nhân vật phổ biến của thần thoại các dân tộc TurkAlan.[5] Đôi khi người ta cho rằng kỵ sĩ Madara đại diện hoặc có liên quan đến vị thần Tengri của người Bulgar, còn nhà triết học Nga Vladimir Toporov cho rằng nó liên quan đến thần Mithra của người Iran.[5] Những người khác đưa ra một lời giải thích đơn giản hơn, rằng bức phù điêu đại diện cho Khan Tervel (701–718),[3] hoặc đại diện cho hãn Krum (802–814) mặc dù điều này sau đó được cho là không chính xác.[9]

Một số người khác coi đó là ví dụ hình ảnh của kỵ sĩ Thracia, một hình mẫu của một vị thần dưới hình ảnh của một kỵ sĩ trong thần thoại Paleo-Balkan.[10][11] Hình mẫu này là một kỵ sĩ dang chân trên lưng một con chiến mã và một ngọn giáo ở tư thế sẵn sàng bên tay phải. Anh ta thường được mô tả trong hình ảnh giết một con thú bằng giáo, mặc dù đôi khi cũng không có.[12][13][14] Điều này ban đầu được xem xét và nghiên cứu bởi nhà sử học Konstantin Jireček và nhà khảo cổ học Karel Škorpil, tuy nhiên giả định dần dần bị bác bỏ vì sự khác biệt trong các chi tiết mang tính biểu tượng và mối quan hệ với động vật (không có con chó).[1][9]

Dễ chấp nhận nhất có lẽ là kết hợp cả văn hóa Thrace với các văn hóa người du mục Bulgar du nhập đến.[10] Kích thước hoành tráng, mô tả bằng hình tượng và các chi tiết tỉ mỉ mang một phần của truyền thống người Bulgar trong khi hướng về bên phải và hình ảnh sư tử là truyền thống của người Thrace.[15]

Các chữ khắc sửa

Ba văn bản bằng tiếng Hy Lạp Trung Cổ khắc trên khối đá quanh hình kỵ sĩ, được bảo quản từng phần. Các bản văn này cho biết những thông tin quan trọng về lịch sử Bulgaria trong thời kỳ đó. Theo giáo sư Veselin Beshevliev và sách Protobulgarians của ông ta thì bản văn cổ nhất là tác phẩm của hãn Tervel (695-721), mà công trình khắc hình trên được làm dưới triều đại ông ta. Hai bản văn khác dường như được khắc theo lệnh của hãn Krum (796-814) và hãn Omurtag (814-831). Các bản văn theo giáo sư Veselin Beshevliev (dịch từ ấn bản tiếng Bulgaria Веселин Бешевлиев, "Първобългарски надписи", Издателство на Българската академия на науките, София, 1979, стр. 94):

Bản khắc I c

[...] của Bulgars [...] và đến từ Tervel. Các chú, bác của tôi ở vùng Thessaloniki không tín nhiệm hoàng đế Justinian II và đã trả lại cho vùng Pelagonia [...] một cái của ông ta [...] thông qua thỏa thuận, hãn Tervel cho hoàng đế [...] 5 ngàn [...] hoàng đế cùng với tôi đã thắng (hoặc chiếm được).

Bản khắc II a và b

[...] các đồng tiền vàng [...] ông ta cho [...] các đồng tiền vàng, nhà vua [...] các binh sĩ [...] nhà vua [...] các người Hy Lạp [..] những gì mà tôi cho ông hàng năm, thì tôi sẽ (tặng, biếu) cho ông, vì ông đã giúp đỡ tôi [...] mỗi năm chúng tôi sẽ tặng ông và hoàng đế gởi cho nhà vua [...] và thỉnh cầu hãn Krum [...] hãn [...] khi phân phát các đồng tiền vàng [...] họ bắt đầu [...] được cho từ [...] hãn Krum tặng [...] hồ này [...] ông đã [...] hãn [...] phá vỡ các thỏa thuận [...] chiến tranh [...] vào lúc đó [...] tên [...]

Bản khắc III

[...] đã nuôi [...] phá vỡ và từ thần Omurtag vị chúa tể [...] đã gửi [...] hãy giúp tôi [...]

Vinh danh sửa

Hình kỵ sĩ Madara đã được 25,44% người Bulgaria bầu chọn để in trên đồng tiền Euro đúc bằng kim loại tương lai của mình trong cuộc bỏ phiếu ngày 29 tháng 6 năm 2008.[16][17][18] Nó cũng đã được khắc trên mặt trái của những đồng xu nhỏ từ 1 đến 50 Lev Bulgaria phát hành vào năm 1999 và 2000.

Đỉnh Madara trên đảo Livingston trong quần đảo Nam Shetlandchâu Nam Cực được đặt tên theo di chỉ lịch sử Madara này.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Donchev 1981, tr. 41.
  2. ^ Petkov 2008, tr. 5.
  3. ^ a b Fiedler 2008, tr. 202.
  4. ^ Donchev 1981, tr. 46.
  5. ^ a b c d e Sophoulis 2011, tr. 83.
  6. ^ Donchev 1981, tr. 41, 45–46.
  7. ^ Donchev 1981, tr. 41–42.
  8. ^ Fiedler 2008, tr. 204.
  9. ^ a b Stancheva, Magdalina; Totyu Totev (1996). The Madara Horseman. Antos. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2006.
  10. ^ a b Donchev 1981, tr. 43.
  11. ^ Boteva, Dilyana. “Combat against a lion on the votive plaques of the Thracian Rider (a database analysis)”. Thracia. XVI. tr. 213, 216, 218.
  12. ^ Lurker, Manfred (1987). Dictionary of Gods and Goddesses, Devils and Demons. tr. 151.
  13. ^ Nicoloff, Assen (1983). Bulgarian Folklore. tr. 50.
  14. ^ Isaac, Benjamin H. (1986). The Greek Settlements in Thrace Until the Macedonian Conquest. tr. 257.
  15. ^ Donchev 1981, tr. 43–44.
  16. ^ “Bulgaria selected the new eruo design”. Info Bulgaria. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 6 năm 2008. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2008.
  17. ^ “Bulgaria Chooses Madara Horseman for National Symbol at Euro Coin Design”. Sofia News Agency Novinite. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2008.
  18. ^ “Bulgaria chooses heritage site to adorn euro coins”. EU Buisness. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 11 năm 2008. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2008.
Nguồn

Đọc thêm sửa

  • Vesselin Beschevliev, "Les inscriptions du relief de Madara", Bsl, 16, 1955, p. 212–254 (Medieval Greek, French).
  • Vesselin Beschevliev, "Die protobulgarischen Inschriften", Berlin, 1963 (Medieval Greek, German).
  • Веселин Бешевлиев, "Първобългарски надписи", Издателство на Българската академия на науките, София, 1979 (Medieval Greek, Bulgarian).

Liên kết ngoài sửa