Trong địa chất học, khối đá tàn dư là một hay nhiều cột đá dốc và thường là dựng đứng ở gần bờ biển và bị cô lập khỏi bờ biển bởi hiện tượng xói mòn.[1] Các khối đá tàn dư được hình thành thông qua các quá trình địa mạo ven biển một cách hoàn toàn tự nhiên. Loại địa hình này hình thành khi một mũi đất bị xâm thực bởi tác động của thủy lực xô vào đá; sức nước làm trầm trọng thêm các vết nứt trong mũi đất, khiến mũi đất này sụp đổ thành những khối đá nằm riêng biệt, thậm chí trở thành một hòn đảo nhỏ. Nếu không có sự tác động liên tục của nước thì các khối đá tàn dư còn có một con đường hình thành khác là thông qua sự đổ sụp của một vòm tự nhiên dưới tác động của các quá trình dưới khí quyển như xói mòn do gió. Những khối đá tàn dư là nơi cư trú quan trọng của các loài chim biển và nhiều nơi còn là điểm đến phổ biến của môn leo núi.

Các khối đá tàn dư ở Torre Sant'Andrea, miền nam nước Ý
Các khối đá tàn dư ở đảo Fårö, Thuỵ Điển

Sự hình thành

sửa

Khối đá tàn dư hình thành từ đá trầm tích hoặc đá núi lửa phân tầng ngang, đặc biệt là các vách đá vôi. Đặc điểm của các loại đá này có độ cứng trung bình và khả năng chịu đựng xâm thực cũng ở mức trung bình. Lớp đá nào có tính bền vững cao hơn thì có thể sẽ tạo nên đá phủ. Những bờ vách được tạo thành từ vật chất yếu hơn (như đất sét) thì có xu hướng sụt và xói mòn rất nhanh nên không thể tạo thành khối đá tàn dư, trong khi những loại đá cứng chắc hơn như đá hoa cương thì lại xói mòn theo những cách thức khác.

Quá trình hình thành khối đá tàn dư thường bắt đầu khi nước biển tấn công và làm các vết nứt nhỏ trên mũi đất toác rộng ra. Sau đó, các khe nứt sẽ càng ngày càng nở rộng và trở thành một cái hang nhỏ. Một vòm tự nhiên sẽ thành hình khi hang này xuyên thấu mũi đất. Hiện tượng xâm thực trong giai đoạn về sau sẽ làm sụp đổ vòm tự nhiên này và để lại một cột đá nhỏ. Cột đá này thường sẽ trở thành một đảo đá nhỏ, thấp và bị nhấn chìm khi thủy triều lên. Tuy nhiên, có những khối đá tồn tại rất lâu.

 
Phá Biên Châu, Hồng Kông
 
Ball's Pyramid ở Úc là khối đá núi lửa tàn dư cao nhất thế giới.[2]
 
Old Man of Hoy, Scotland

Một số nơi có khối đá tàn dư

sửa

Châu Á

sửa

Châu Âu

sửa

Pháp

sửa

Đức

sửa

Tây Ban Nha

sửa

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

sửa

Bắc Mỹ

sửa

Canada

sửa

Hoa Kỳ

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Easterbrook, Don J. (1999). Surface Processes and Landforms (ấn bản 2). Prentice Hall. tr. 442. ISBN 978-0138609580.
  2. ^ “Lord Howe Island Geography and Geology” (bằng tiếng Anh). Lord Howe Island Tourism Association. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2012. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |access-date= (trợ giúp)

Liên kết ngoài

sửa

  Tư liệu liên quan tới Geological stacks tại Wikimedia Commons