Khuyến lâm (forestry extention) là một quá trình chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng và những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để họ có đủ khả năng quản lý và bảo vệ được nguồn tài nguyên rừng tại cộng đồng.

Mục tiêu sửa

Làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của nông dân trước những khó khăn trong cuộc sống, giúp họ có cái nhìn thực tế và lạc quan hơn đối với mọi vấn đề trong cuộc sống để họ tự quyết định biện pháp vượt qua những khó khăn. Nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn, miền núi. Bảo tồn được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

Các hoạt động sửa

  • Chia sẻ kiến thức bản địa với các tiến bộ kỹ thuật
  • Thúc đẩy sự kết nối và chia sẻ giữa các cá nhân và cộng đồng.
  • Thúc đẩy việc xây dựng năng lực của các cá nhân và các nhóm thông qua sự giáo dục bán chính thức.
  • Thúc đẩy sự phát triển các tổ chức phục vụ cho việc quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, rừng và tiếp cận thị trường.
  • Kết nối việc lập kế hoạch, thực thi, theo dõi và đánh giá của các cộng đồng nhằm vào hoạt động độc lập của họ.
  • Giải quyết các vấn đề và quản lý các mâu thuẫn để đi đến việc thống nhất các quyết định. Có các phương pháp khuyến lâm thích hợp cho mỗi tình trạng và nhóm sở thích.

Nguyên tắc sửa

  • Xuất phát từ nhu cầu của nông dân và yêu cầu phát triển nông thôn.
  • Bảo đảm là cầu nối và thông tin hai chiều giữa người làm công tác khuyến lâm, nhà quản lý, nhà khoa học với nông dân và nông dân với nông dân.
  • Dân chủ, công khai, có sự tham gia tự nguyện của nông dân, hỗ trợ và hướng dẫn dân làm, không làm thay dân.
  • Xã hội hóa công tác khuyến lâm, hoạt động khuyến lâm phải phối hợp với các chương trình, dự án và hoạt động phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp và nông thôn khác.

Khuyến lâm ở Việt Nam sửa

Mạng lưới khuyến lâm các cấp sửa

Trung ương sửa

  • Thời phong kiến và thuộc Pháp, chủ yếu là các tù trưởng địa phương và các lý trưởng quản lý tài nguyên lâm sản.
  • Từ năm 1945 đến trước năm 1993, công tác khuyến lâm nằm dưới sự chỉ đạo của Cục lâm nghiệp.
  • Năm 1993, bộ phận khuyến lâm nằm trong vụ lâm sinh thuộc bộ lâm nghiệp.
  • Tháng 11 năm 1995, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn được thành lập trên cơ sở cơ cấu từ 3 bộ: bộ lâm nghiệp, bộ thủy lợi, bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm. Cục khuyến nông và khuyến lâm đảm nhận nhiệm vụ quản lý công tác khuyến lâm.
  • Ngày 18/7/2003 thực hiện nghị định 86/2003/ND, cơ cấu tổ chức cục khuyến nông và khuyến lâm thành trung tâm khuyến nông khuyến lâm quốc gia, chịu sự quản lý về công tác khuyến lâm của cục lâm nghiệp.

Cấp tỉnh sửa

Cấp huyện sửa

Duy trì hoạt động khuyến lâm bởi các trạm khuyến nông khuyến lâm.

Cấp cơ sở sửa

  • Tổ chức ở cấp cơ sở (các xã hoặc cụm xã) là mạng lưới khuyến nông khuyến lâm viên.
  • Ngoài ra hoạt động khuyến lâm còn có sự tham gia của các đoàn thể như: Hội phụ nữ, hội nông dân, Đoàn thanh niên,...
  • Một số địa phương có hình thức CLB khuyến nông khuyến lâm, CLB nông dân làm giàu,... cũng tham ra rất tích cực vào công tác khuyến lâm

Mục tiêu sửa

  • Hỗ trợ nông dân, chủ trang trại, xã viên hợp tác xã, tổ hợp tác trong các nông lâm trường nắm vững chủ trương, chính sách, nâng cao kiến thức và kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý, kinh doanh và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.
  • Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng bền vững.

Khuôn khổ pháp lý sửa

Chính sách khuyến lâm của chính phủ Việt Nam được phản ánh trong Nghị định số 13/CP ngày 02/03/1993 về Quy định công tác khuyến nông khuyến lâm và Thông tư liên bộ số 02/LB-TT ngày 02/08/1993 về hướng dẫn thi hành Nghị định 13/CP.

Nguồn ngân sách sửa

Ngân sách chính phủ Việt nam dành cho khuyến lâm
Năm Tỷ VND
1993 0,2
1994 1,0
1995 2,0
1996 2,5
1997 3,5
1998 3,1
1999 3,0
2000 3,0
2001 4,5
2002 9,1
2003 10,8
2004 12,0
2005 12,0
2006
2007

Khuyến lâm ở một số nước châu Á sửa

Khuyến lâm ở Srilanka sửa

  • Tại Srilanka phụ trách công tác khuyến lâm ở cấp quốc gia là Cục lâm nghiệp thuộc Bộ đất và phát triển đất Srilanka.
  • Cán bộ khuyến lâm chủ yếu được gửi đào tạo ở nước ngoài, và từ các chương trình hỗ trợ của chính phủ Srilanka.

Khuyến lâm ở Thailand sửa

  • Thái lan có 3 tổ chức chính hoạt động có liên quan đế khuyến lâm, đó là Cục lâm nghiệp hoàng gia, hội nông dân, hội phát triển cộng đồng. Hoạt động khuyến lâm được thực hiện và chỉ đạo bởi các phòng lâm nghiệp quốc gia, bao gồm 21 cơ quan cấp vùng và 72 cơ quan cấp tỉnh.
  • Cán bộ khuyến lâm của Thái lan chủ yếu được đào tạo từ Trường Đại học Kasetsart và Trung tâm Đào tạo Lâm nghiệp cộng đồng RECOFTC.

Khuyến lâm ở Philippin sửa

  • Tại Philippin hệ thống khuyến nông khuyến lâm được thành lập nam 1976, mạng lưới khuyến nông khuyến lâm chủ yếu do các trường đại học, các viện nghiên cứu, các tổ chức tình nguyện và tổ chức phi chính phủ thực hiện.
  • Cán bộ khuyến lâm của Philippin chủ yếu được đào tạo từ Trường Đại học Los Banõs

Khuyến lâm ở Ấn Độ sửa

Ấn Độ có 100 trung tâm khuyến lâm trong cả nước và có 1 văn phòng khuyến lâm trung ương.

Khuyến lâm ở Indonesia sửa

  • Tại Indonesia các cơ quan lâm nghiệp từ trung ương đến đia phương đề có các ttoor chức khuyến lâm và các cơ quan này có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến rừng.
  • Cán bộ khuyến lâm được đào tạo tại các trường cao đẳng. Cán bộ giám sát đề phải được đào tạo tại các trường đại học chuyên ngành về lâm nghiệp ở trong hoặc ngoài nước.

Khuyến lâm ở Nepal sửa

  • Công tác khuyến lâm ở Nepal được điều hành bởi Bộ nông nghiệp và bảo vệ đất Nepal.
  • Cán bộ khuyến lâm chủ yếu được đào tạo từ sự bảo trợ của chính phủ.

Khuyến lâm ở Pakistan sửa

  • Tại Pakistan có tới 90% nhuyên liệu đốt chính của cả nước do các trang trại cung cấp, vì vậy chính sách của nhà nước nhấn mạnh vào việc trồng cây trên đất tư nhân. Đây cũng là đặc trưng của khuyến lâm ở Pakistan.
  • Cán bộ khuyến lâm được đào tạo bởi sự bảo trợ của hiệp hội các chủ trang trại.

Khuyến lâm ở Bangladesh sửa

  • Tại Bangladesh nhà nước cung cấp nguyên liệu chất đốt với sự tham gia của cộng đồng, do đó lâm nghiệp cộng đồng được coi là đối tượng của khuyến lâm. Người tham gia chủ yếu là người tình nguyện, các tổ chức phi chính phủ.
  • Người tham gia khuyến lâm chủ yếu đào tạo ở các trung tâm khuyến lâm do các tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ, Đức tài trợ.

Khuyến lâm ở Laos sửa

  • Lào có mô hình khuyến lâm tương tự như mô hình khuyến lâm của Việt Nam. Mọi hoạt động khuyến lâm của Lào được điều hành bởi bộ Lâm nghiệp Lào.
  • Cán bộ khuyến lâm của Lào được đào tạo chủ yếu tại khoa Lâm nghiệp trường Đại học quốc gia Viêng chăn, các cán bộ cấp cao đều được sự hỗ trợ đào tạo tại ĐH Lâm nghiệp Việt Nam, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt nam.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa