Kim Quan Già Da (43 - 532), cũng gọi là Bản Già Da (본가야, 本伽倻, Bon-Gaya) hay Giá Lạc Quốc (가락국, 駕洛國, Garakguk), là thành bang lãnh đạo của liên minh Già Da và thời Tam Quốc tại Triều Tiên. Thành bang này được cho là nằm quanh thành phố Gimhae, Gyeongsang Nam ngày nay, gần cửa sông Nakdong. Do vị trí địa lý của mình, thành bang này đã đóng vai trò chủ đạo trong các vấn đề khu vực kể từ thời Biện Hàn đến khi kết thúc liên minh Già Da.

Kim Quan Già Da
Hangul
금관가야
Hanja
金官伽倻
Romaja quốc ngữGeumgwan Gaya
McCune–ReischauerKŭmgwan Kaya
Hán-ViệtKim Quan Già Da

Theo Tam quốc di sự, Kim Quan Già Da được thành lập khi Thủ Lộ Vương (Suro) thống nhất 9 thôn làng dưới 9 sự cai quản của mình. Phu nhân của ông là Hứa Hoàng Ngọc (Heo Hwang-ok), hôn lễ tổ chức vào năm 48 CN, bà được cho là công chúa của một vương quốc tại vùng Ayodhya thuộc Ấn Độ ngày nay,[1] mặc dù điều này có thể đã được thêm vào trong thời kỳ Phật giáo sau đó.[cần dẫn nguồn]

Trong thời kỳ đầu của lịch sử Già Da (Gaya), có một vài làn sóng nhập cư từ miền bắc, bao gồm Cổ Triều Tiên, Phù Dư QuốcCao Câu Ly, họ đến và hòa nhập với cư dân sở tại và khơi dậy sự phát triển văn hóa và chính trị. Một sự biến đổi mạnh mẽ trong cách thức tổ chức tang lễ đã được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ có niên đại vào cuối thế kỷ 3 CN khi khi những cuộc di cư này đã diễn ra. Hình thức mai táng có liên hệ với các dân tộc du mục Bắc Á, như các ngôi mộ cho ngựa được làm khi chúng chết, việc thay thế đột ngột hình thức tang lễ của tầng lớp thượng lưu. Ngoài ra, các bằng chứng chỉ ra sự tồn tại của việc phá hủy các ngôi mộ trước đó một cách có hệ thống. Vào đầu thập kỷ 1990, một tổ hợp lăng mộ hoàng gia đã được khai quật tại Daeseong-dong, Gimhae, được cho là của Kim Quan Già Da nhưng dường như được sử dụng từ thời Biện Hàn.

Sau khi Kim Quan Già Da đầu hàng trước Tân La vào năm 532 CN, hoàng tộc của nó được chấp thuận trở thành quý tộc Tân La và được xếp hàng "chân cốt," hàng cao thứ hai trong chế độ cốt phẩm của Tân La. Tướng quân Kim Yu-shin (Kim Dữu Tín) của Tân La là hậu duệ của vị vua Già Da cuối cùng.

# Miếu hiệu Thời gian cai trị[2]
Hán Việt Hangul/Hán tự
1 Thủ Lộ Vương 수로왕
首露王
42–199
2 Cư Đăng Vương 거등왕
居登王
199–259
3 Ma Phẩm Vương 마품왕
麻品王
259–291
4 Cư Sất Di Vương 거질미왕
居叱彌王
291–346
5 Y Thi Phẩm Vương 이시품왕
伊尸品王
346–407
6 Tọa Tri Vương 좌지왕
坐知王
407–421
7 Xuy Hi Vương 취희왕
吹希王
421–451
8 Chí Tri Vương 질지왕
銍知王
451–492
9 Kiềm Tri Vương 겸지왕
鉗知王
492–521
10 Cừu Hành Vương 구형왕
仇衡王
521–532

Hình ảnh

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Error 500(Server Error)” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2009. Truy cập 30 tháng 9 năm 2015.
  2. ^ Il-yeon: Samguk Yusa: Legends and History of the Three Kingdoms of Ancient Korea, translated by Tae-Hung Ha and Grafton K. Mintz. Epilogue, page 354. Silk Pagoda (2006). ISBN 1596543485 - note: the dates for Geojilmi's reign go there until 344
  • Cheol, S.K. (2000). Relations between Kaya and Wa in the third to fourth centuries AD. Journal of East Asian Archeology 2(3-4), 112-122.
  • Il,yeon. Garak-gukgi chronicles, Samgukyusa