Kyūroku-jima

Một nhóm các đảo nhỏ trên biển Nhật Bản

Kyūroku-jima (tiếng Nhật: 久六島) là một quần đảo nhỏ trên biển Nhật Bản cách đảo chính Honshu của Nhật Bản khoảng 30 km (19 mi) về phía tây. Về mặt hành chính, nó là một phần của thị trấn Fukaura ở tỉnh Aomori và là điểm cực tây của tỉnh. Quần đảo này là đỉnh của một ngọn núi lửa ngầm.

Kyūroku-jima
Không ảnh Kyūroku-jima
Địa lý
Vị tríBiển Nhật Bản
Tọa độ40°32′0″B 139°29′58″Đ / 40,53333°B 139,49944°Đ / 40.53333; 139.49944
Độ cao tương đối lớn nhất4,7 m
Hành chính
Nhật Bản
TỉnhAomori
Dân số0
Mật độ0/km2

Địa lý sửa

Kyūroku-jima nằm cách Honshu 30 km (19 mi) về phía tây và là điểm cực tây của tỉnh Aomori.[1] Quần đảo này là đỉnh của một ngọn núi lửa ngầm.[2]

Quần đảo Kyūroku-jima được bao quanh bởi các rạn đá rất khó di chuyển, nhưng hòn đảo lớn nhất có một cầu cảng được xây dựng trên đó. Do khó khăn này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản chỉ đến các hòn đảo mỗi năm một lần để kiểm tra ngọn hải đăng của họ.[3]

Địa chất sửa

Núi lửa tạo nên Kyūroku-jima hình thành cách đây khoảng 3,32 triệu năm. Tảng đá nằm trên bề mặt đại dương được tạo thành từ bazan kiềm màu sẫm và đá từ tro núi lửa có màu vàng, mỗi tảng đều có thể nhìn thấy rõ ràng đối với du khách. Quần đảo mang tên Kurokushima là đỉnh của một miệng núi lửa hình móng ngựa cao khoảng 1.000 mét (3.300 ft) so với đáy biển xung quanh. Nó có độ cao tương đường núi Iwaki gần đó, cũng có độ cao khoảng 1.000 mét (3.300 ft) so với Shirakami-Sanchi.[4]

Lịch sử sửa

Kyūroku-jima được các thương nhân lập bản đồ vào năm 1786, mặc dù khu vực này đã được biết đến như một ngư trường từ thế kỷ XVI. Quần đảo này được cho là mang tên một ngư dân đã đâm vào nó.[5] Kyūroku-jima được người châu Âu quan sát lần đầu tiên vào năm 1855, khi thủy thủ đoàn của HMS Bittern phát hiện chúng được bao phủ bởi những con hải cẩu. Thủy thủ đoàn đã đặt tên cho quần đảo nhỏ là Bittern Rocks. Cái tên này xuất hiện trong các tài liệu phương Tây ít nhất là cho đến đầu thế kỷ XX.[6]

Vì sự phong phú của cá thu Okhotsk atka, bào ngưtảo bẹ, thẩm quyền của quần đảo đã bị tranh chấp giữa hai tỉnh Aomori và Akita cho đến khi nó thuộc về Aomori vào năm 1953 và Akita nhận được quyền sử dụng chung.[5]

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1959, một ngọn hải đăng cao 20 mét (66 ft) bắt đầu hoạt động, ánh sáng của ngọn hải đăng này có phạm vi 7,5 km (4,7 mi).[7]

Giao thông sửa

Cách duy nhất để đến được quần đảo này là thuê một chiếc thuyền đánh cá. Theo cách đi này, từ Fukaura đến Kyūroku-jima sẽ mất khoảng 2 giờ.[3]

Tham khảo sửa

  1. ^ “場所・気候” [Place/climate] (bằng tiếng Nhật). Aomori Prefecture Government. ngày 20 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2020.
  2. ^ “About: 久六島西方海底火山 / Submarine Volcano West of Kyuroku Jima”. 公共オープンデータ. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2020.
  3. ^ a b “日本の領海広げる久六島ルポ 地震で小さく” [Report on Kyūroku-jima which spreads Japan's territorial waters, shrank in earthquake]. The Asahi Shimbun (bằng tiếng Nhật). ngày 11 tháng 7 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2020.
  4. ^ Takaaki Fukudome; Takeyoshi Yoshida; Keisuke Nagao (1990). “Pliocene alkali basalt from Kyuroku-shima Island, northeast of Japan Sea”. Journal of Mineralogy, Petrology, and Economic Geology (bằng tiếng Nhật). 85 (1): 10–18. doi:10.2465/ganko.85.10. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2020.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ a b “久六島” [Kyūroku-jima] (bằng tiếng Nhật). Kotobank. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2020.
  6. ^ David Starr Jordan (1898). The Fur Seals and Fur-Seal Islands of North Pacific Ocean. Washington: Government Printing Office. tr. 239. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2020.
  7. ^ “久六島灯台” [Kyūroku-jima lighthouse] (bằng tiếng Nhật). MLITT Japan. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2020.