Lê Hiếu Trung (chữ Hán: 黎孝忠)[1] là một tư nghiệp Quốc tử giám thời Lê sơ, đỗ đồng tiến sĩ năm 1502.[2][3][4]

Lê Hiếu Trung
黎孝忠
Giám sát ngự sử
Thông tin cá nhân
Giới tínhNam
Học vấnĐệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân
Chức quanGiám sát ngự sử
Tư nghiệp Quốc tử giám
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳLê sơ

Thân thế sửa

Lê Hiếu Trung là người làng Chi Nê (芝泥),[5][6] huyện Chương Đức (彰德),[1][2][3][7][8] nay thuộc thôn Chi Nê, xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ.[9][10]

Sự nghiệp sửa

Ông do quân hạng Định huân, thi đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân[11] khoa Nhâm Tuất 1502[3][4] niên hiệu Cảnh Thống.[2][9][10] Mùa đông năm Đoan Khánh Đinh Mão 1507, Lê Hiếu Trung làm đến Giám sát ngự sử[11] và được làm phó sứ sang Minh tạ việc sách phong. Đến đời Quang Thiệu ông làm tư nghiệp Quốc tử giám,[11] về sau tự tử[12] do Lê Chiêu Tông ở Thượng Yên Quyết bị Trịnh Tuy bắt đem về Thanh Hoa.[2][5] Theo một tài liệu thì ông bị giết.[6]

Nhận định sửa

Trong Lịch triều hiến chương loại chí ở phần "Nhân vật chí", Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa".[2] Lê Hiếu Trung thường được khen là có tiết nghĩa.[2][6]

Tham khảo sửa

Chú thích sửa

  1. ^ a b Đàm Văn Lễ (1502), “Cảnh Thống ngũ niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh ký”, vi.wikisource.org
  2. ^ a b c d e f Phan Huy Chú 2014, tr. 413
  3. ^ a b c Nguyễn Mạnh Cường & Nguyễn Thị Hồng Hà 2007, tr. 264
  4. ^ a b Nguyễn T. 2000, tr. 87
  5. ^ a b Đào Duy Anh và đồng nghiệp 1992, tr. 253
  6. ^ a b c Cao Xuân Dục, Trần Lê Sáng & Phạm Kỳ Nam 2001, tr. 460
  7. ^ Viện Sử học (Việt Nam) 1988, tr. 100.
  8. ^ Đỗ Văn Ninh 2000, tr. 158.
  9. ^ a b Phạm Ngô Minh & Lê Duy Anh 2001, tr. 86
  10. ^ a b Lê Ngọc Doanh & Ban thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ 2003, tr. 260
  11. ^ a b c Viện khoa học xã hội Việt Nam 2011, tr. 137
  12. ^ Nguyễn Duy Hinh & Viện nghiên cứu tôn giáo (Việt Nam) 1996, tr. 90.

Thư mục sửa

  1. Cao Xuân Dục; Trần Lê Sáng; Phạm Kỳ Nam (2001), Tuyển tập Cao Xuân Dục, tập 4, Nhà xuất bản Văn học
  2. Đào Duy Anh; Phạm Trọng Điềm; Quốc sử quán triều Nguyễn; Viện Sử học (Việt Nam) (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập 4, Nhà xuất bản Thuận Hóa
  3. Đỗ Văn Ninh (2000), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  4. Lê Ngọc Doanh; Ban thường vụ Huyện ủy Chương Mỹ (2003), Chương Mỹ xưa và nay, Sở văn hóa thông tin Hà Tây
  5. Nguyễn Duy Hinh; Viện nghiên cứu tôn giáo (Việt Nam) (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  6. Nguyễn Mạnh Cường; Nguyễn Thị Hồng Hà (2007), Nho giáo - Đạo học trên đất kinh kỳ: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin & Viện văn hóa
  7. Nguyễn T. (2000), Làng mỹ tục Hà Tây, Sở văn hóa thông tin Hà Tây
  8. Phạm Ngô Minh; Lê Duy Anh (2001), Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  9. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
  10. Viện khoa học xã hội Việt Nam (2011), Nhà nước phong kiến Việt Nam với việc sử dụng các đại khoa học vị tiến sĩ, (1075-1919), Nhà xuất bản Khoa học xã hội
  11. Viện Sử học (Việt Nam) (1988), Nghiên cứu lịch sử, số 240-241, Viện Sử học