Lê Vô Cương (1481 - 1526)[1] là tả thị lang[2] bộ Lễ thời Lê sơ, đỗ đồng tiến sĩ năm Hồng Thuận.[3]

Lê Vô Cương
Lễ bộ tả thị lang
Thông tin cá nhân
Giới tínhNam
Học vấnĐồng tiến sĩ
Chức quanLễ bộ tả thị lang
Quốc giaĐại Việt
Thời kỳLê sơ, Mạc

Thân thế

sửa

Lê Vô Cương sinh năm 1481,[1] là người làng Thiên Biếu, huyện Yên Lãng[3][4] hay An Lãng, phủ Tam Đái,[5][6] trấn Sơn Tây,[7] nay thuộc thôn Bầu, xã Kim Chung.[1]

Sự nghiệp

sửa

Ông đậu đồng tiến sĩ khoa Tân Mùi năm Hồng Thuận thứ 3. Về sau ông làm quan đến chức Lễ bộ tả thị lang.[3][8][9][10][11][12]

Sau ông vào Thanh Hoa cùng với vua Lê Chiêu Tông.[3] Sau này ông bị Mạc Đăng Dung bắt và do không theo Mạc nên bị giết.[13]

Gia đình

sửa

Ông có em là Lê Vô Địch, một danh thần thời Lê Chiêu Tông.[14]

Vinh danh

sửa

Đến thời Lê trung hưng, ông được khen là có tiết nghĩa, được truy phong thần hạng trung và cho lập đền cúng tế.[3]

Nhận định

sửa

Trong Lịch triều hiến chương loại chí, ở "Nhân vật chí", Phan Huy Chú có viết một mục về ông tại phần "Bề tôi tiết nghĩa".[3] Có một số tài liệu đánh giá hành động chống Mạc của ông cùng với nhiều người khác chỉ là "một thứ phản ứng tiêu cực của những kẻ yếu thế hay thất thế", "những hành động tuyệt vọng" của những người "có cơm dày áo nặng với cựu triều".[12][15]

Tham khảo

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ a b c Nguyễn Mạnh Cường & Nguyễn Thị Hồng Hà 2007, tr. 276
  2. ^ Đặng Quý Phúc 2007, tr. 321.
  3. ^ a b c d e f Phan Huy Chú 2014, tr. 416
  4. ^ Đào Duy Anh và đồng nghiệp 1992, tr. 251.
  5. ^ Đỗ Văn Ninh 2000, tr. 167.
  6. ^ Phan Văn Các & Hoàng Văn Lâu 1997, tr. 112.
  7. ^ Trần Thị Vinh (ngày 28 tháng 8 năm 2013). “Thể chế chính trị đầu thời Lê Trung Hưng và vị trí của Phùng Khắc Khoan - Phần 1”. thachthat.hanoi.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2017.
  8. ^ Lê Gia 2003, tr. 181.
  9. ^ Trần Xuân Sinh 2004, tr. 294.
  10. ^ Nguyễn Minh Đức, Bộ quốc phòng Việt Nam & Viện lịch sử quân sự Việt Nam 2011, tr. 178.
  11. ^ Hoàng Cao Khải & Lê Xuân Giáo 1971, tr. 339.
  12. ^ a b Phạm-văn-Són 1959, tr. 20
  13. ^ Viện Sử học (Việt Nam) 2004, tr. 4.
  14. ^ Phạm Ngô Minh & Lê Duy Anh 2001, tr. 97.
  15. ^ Ngô Đăng Lợi, Phạm Thu Hà & Hội khoa học lịch sử Việt Nam 2000, tr. 53.

Thư mục

sửa
  1. Đào Duy Anh; Phạm Trọng Điềm; Quốc sử quán triều Nguyễn; Viện Sử học (Việt Nam) (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập 4, Nhà xuất bản Thuận Hóa
  2. Đặng Quý Phúc (2007), Giản yếu sử Việt Nam, Việt Nam: Nhà xuất bản Hà Nội
  3. Đỗ Văn Ninh (2000), Văn bia Quốc tử giám Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin
  4. Hoàng Cao Khải; Lê Xuân Giáo (1971), Việt-sử yếu, Phủ Quốc-vụ-khanh Đặc-trách Văn-hóa
  5. Lê Gia (2003), Lạc Việt sử ca, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
  6. Ngô Đăng Lợi; Phạm Thu Hà; Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2000), Mạc Đăng Dung và vương triều Mạc, Hội sử học Hải Phòng
  7. Nguyễn Mạnh Cường; Nguyễn Thị Hồng Hà (2007), Nho giáo - Đạo học trên đất kinh kỳ: Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin & Viện văn hóa
  8. Nguyễn Minh Đức; Bộ quốc phòng Việt Nam; Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2011), Việt Nam, những sự kiện quân sự từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân
  9. Phạm Ngô Minh; Lê Duy Anh (2001), Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  10. Phạm-văn-Són (1959), Việt-sử tân biên, tập 3-4, Văn-hüu A-châu
  11. Phan Huy Chú (2014), Nguyễn Minh Nhựt; Nguyễn Thế Truật; Trần Đình Việt; Đào Thị Tú Uyên; Võ Thị Ngọc Phượng (biên tập), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 2, Nhân vật chí, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam: Nhà xuất bản Trẻ, ISBN 978-604-1-03015-2
  12. Phan Văn Các; Hoàng Văn Lâu (1997), Les stéles du Văn Miếu de Hanoi (bằng tiếng Pháp), Nhà xuất bản Thế giới
  13. Trần Xuân Sinh (2004), Việt sử kỷ yếu, Nhà xuất bản Hải Phòng
  14. Viện Sử học (Việt Nam) (2004), Nghiên cứu lịch sử, số 338-343, Viện Sử học