Lưu Hạ

Hoàng đế thứ 9 của nhà Tây Hán

Lưu Hạ (chữ Hán: 劉賀; 92 TCN59 TCN), tức Xương Ấp Vương, là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, chỉ tại vị 27 ngày năm 74 TCN.

Hán Phế Đế
漢廢帝
Hoàng đế Trung Hoa
Ấn của Xương Ấp Vương Lưu Hạ
Hoàng đế nhà Tây Hán
Trị vì18 tháng 7 — 14 tháng 8 74 TCN (27 ngày)
Tiền nhiệmHán Chiêu Đế
Kế nhiệmHán Tuyên Đế
Thông tin chung
Sinh92 TCN
Xã Cự Dã, Hà Trạch, Trung Quốc
Mất59 TCN (33 tuổi)
Xương Ấp, Duy Phường, Trung Quốc
Tên thật
Lưu Hạ (劉賀)
Tước hiệuXương Ấp vương (昌邑王) → Hán Thiên tử (漢天子) → Hải Hôn hầu (海昏侯)
Triều đạiNhà Tây Hán
Thân phụXương Ấp Ai vương Lưu Bác

Thân thế

sửa

Lưu Hạ là cháu nội của Hán Vũ Đế, con của Xương Ấp Ai vương Lưu Bác (劉髆). Năm 86 TCN, sau khi cha mất, Lưu Hạ được thế tập tước Xương Ấp vương.

Vua bị phế

sửa

Năm 74 TCN, Hán Chiêu Đế qua đời khi mới 21 tuổi và không có con nối nghiệp, đại thần phụ chính là Hoắc Quang lập Xương Ấp Vương lên ngôi.

Lưu Hạ được mô tả vốn là người có bản tính lưu đãng[1], khi về Tràng An làm vua đã mang theo 200 thủ hạ.

Lưu Hạ cùng các thủ hạ ăn chơi sa đọa, làm nhiều việc thất đức, không lo việc triều chính. Ông quan hệ với các cung nữ của Chiêu Đế, lấy xe của hoàng thái hậu cho nô tỳ dùng, khiến các phép tắc trong triều bị đảo lộn.

Sử chép rằng Lưu Hạ chỉ làm vua 27 ngày đã gây ra 1127 việc[2] xấu xa, làm rối loạn cung cấm.

Đại thần Hoắc Quang và các triều thần rất tức giận, bèn cùng nhau dâng thư lên cung thỉnh chỉ ý của Thượng Quan Hoàng thái hậu để phế truất đương kim hoàng đế Lưu Hạ, lập Đích hoàng tằng tôn của Vũ Đế là Lưu Tuân điện hạ lên ngôi, kế thừa đại thống tức là Hán Tuyên Đế.

Lưu Hạ chỉ làm vua được 27 ngày, là một trong những vua ở ngôi trong thời gian ngắn nhất. Một thời gian sau khi nhượng vị, vào năm 63 TCN Tuyên Đế giáng phong ông làm Hải Hôn hầu (海昏侯). Năm 59 TCN, Hải Hôn hầu chết, thọ 33 tuổi.

Lăng mộ

sửa

Lăng mộ của Lưu Hạ và gia quyến đã được khai quật từ năm 2011, đến năm 2016 tìm thấy được hài cốt của Lưu Hạ. Trong mộ tìm thấy hơn 2 vạn cổ vật, trong đó có nhiều vàng bạc, vật quý, và một bản sách Luận ngữ thời cổ. Những cổ vật tìm thấy được cho là có thể thay đổi quan điểm truyền thống về Lưu Hạ cũng như về một số vấn đề lịch sử Trung Quốc thời đó.[3][4][5]

Thế phả nhà Hán

sửa

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  • Đặng Huy Phúc (2001), Các hoàng đế Trung Hoa, Nhà xuất bản Hà Nội
  • Nguyễn Khắc Thuần (2003), Các đời đế vương Trung Hoa, Nhà xuất bản Giáo dục

Chú thích

sửa
  1. ^ Đặng Huy Phúc, sách đã dẫn, tr 69
  2. ^ Hán thư, Liệt truyện, quyển 68: Hoắc Quang truyện, nguyên văn: 受璽以來二十七日,使者旁午,持節詔諸官署征發,凡一千一百二十七事。 (thụ tỉ dĩ lai nhị thập thất nhật,sứ giả bàng ngọ, trì tiết chiếu chư quan thự chinh phát, phàm nhất thiên nhất bách nhị thập thất sự。)
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ http://vietnamese.cri.cn/561/2016/04/10/1s221259.htm
  5. ^ https://baophapluat.vn/dan-sinh/ly-ky-so-phan-nguoi-trong-lang-mo-chua-kho-bau-gay-chan-dong-283809.html