Lưu Trung Hoa

Là sĩ quan quân đội người Trung Quốc. Ông là Tư lệnh và Chính ủy Hạm đội 6 của Hải quân PLA năm 1953 và Chủ tịch Viện Cao cấp Hải quân năm 1957. Năm 1955, ông được phong quân hàm Thiếu tướng

Lưu Trung Hoa (3 tháng 1 năm 1917[1][2] – 16 tháng 1 năm 2018) là sĩ quan quân đội người Trung Quốc. Ông là Tư lệnh và Chính ủy Hạm đội 6 của Hải quân PLA năm 1953 và Chủ tịch Viện Cao cấp Hải quân (nay là Viện Kỹ thuật Hàng không Hải quân) năm 1957. Năm 1955, ông được phong quân hàm Thiếu tướng.[3]

Lưu Trung Hoa
刘中华
Chủ tịch và Chính ủy đầu tiên của Viện Cao cấp Hải quân
Nhiệm kỳ
1957–1962
Chính ủy Hạm đội 6 của Hải quân PLA
Nhiệm kỳ
1951–1953
Thông tin cá nhân
Sinh(1917-01-03)3 tháng 1, 1917
trấn Văn Đăng Doanh, quận Văn Đăng, Uy Hải, Sơn Đông, Trung Hoa Dân Quốc
Mất16 tháng 1, 2018(2018-01-16) (101 tuổi)
Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông
Đảng chính trịĐảng Cộng sản Trung Quốc
Alma materHọc viện Hải quân Voroshilov
Nghề nghiệpSĩ quan quân đội
Tặng thưởngHuân chương Độc lập và Tự do hạng Nhì (1955)
Huân chương Giải phóng hạng Nhất (1955)
Phục vụ trong quân đội
Thuộc Trung Quốc
Phục vụ Hải quân Trung Quốc
Năm tại ngũ1935–1981
Cấp bậc Thiếu tướng
Tham chiếnChiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai
Nội chiến Trung Quốc

Tiểu sử sửa

Thời niên thiếu sửa

Lưu Trung Hoa sinh ngày 3 tháng 1 năm 1917 tại trấn Văn Đăng Doanh, quận Văn Đăng, Uy Hải, Sơn Đông. Năm 1932, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.[3]

Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai sửa

Năm 1935, ông trở thành Bí thư Huyện đoàn Văn Đăng rồi ông được chỉ định là người đưa tin bí mật ở Thanh Đảo. Tháng 5, một mật thám phản bội Lưu Trung Hoa và ông bị chính quyền địa phương bắt giữ. Lưu Trung Hoa ngồi tù gần hai năm rưỡi cho đến khi Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản hợp tác với nhau. Ngày 24 tháng 12 năm 1937, ông tham gia khởi nghĩa Thiên Phúc Sơn và giữ chức chỉ đạo viên trong Cứu quốc quân kháng Nhật nhân dân Sơn Đông, năm ngày sau, ông lại bị bắt. Ông được tổ chức đảng giải cứu khỏi nhà tù.[4] Ngày 7 tháng 7 năm 1937, sự kiện Lư Câu Kiều gây ra cuộc Chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai. Năm 1938, Lưu Trung Hoa được ủy nhiệm là chính ủy Trung đoàn 61. Trong chiến dịch phản công chống lại "Bao vây và đàn áp", chân của ông bị bắn và bị thương. Mùa xuân năm 1939, ông đến Diên An tham dự hội thảo, do Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức.[4] Ông bị ốm tại tổng bộ tập đoàn quân 18. Sau khi bình phục, ông vào Trường Đảng Cục miền Bắc, nơi ông học cùng Hứa Thế Hữu, Trần Tích LiênLưu Hoa Thanh. Mùa hè năm 1940, Lưu Trung Hoa trở về Sơn Đông và giữ chức chính ủy ở Lữ đoàn 2 của Tung đội Sơn Đông. Mùa hè năm 1943, ông trở thành chính ủy và bí thư địa ủy phân Quân khu Nam Hải. Đầu năm 1945, ông được chuyển đến phân Quân khu Trung Hải và một năm sau ông lại được chuyển đến phân Quân khu Bắc Hải.[5]

Nội chiến Trung Quốc sửa

Năm 1946, trong cuộc Nội chiến Trung Quốc, Lưu Trung Hoa là Chính ủy Sư đoàn 27, Tung đội 9, Quân Dã chiến Hoa Đông, ông có mặt tại Trận đánh Tân Thái – Lai Vu, Trận Mạnh Lương Cố, Trận đánh huyện Duy và Trận đánh Tế Nam. Tháng 2 năm 1949, ông là Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn 30, Quân Dã chiến thứ ba, ông tham gia các chiến dịch Độ Giang và giải phóng Thượng Hải.[5]

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sửa

Năm 1951, sau khi thành lập Nhà nước Cộng sản, Lưu Trung Hoa là Phó Chính ủy rồi Chính ủy và Tư lệnh Hạm đội 6 của Hải quân PLA. Năm 1953, Lưu Trung Hoa được cử đi du học với chi phí của chính phủ. Tháng 9 năm 1955, ông được Chủ tịch Mao Trạch Đông phong quân hàm Thiếu tướng. Mùa xuân năm 1957, ông trở về Trung Quốc và trở thành chủ tịch và chính ủy đầu tiên của Viện Cao cấp Hải quân (nay là Viện Kỹ thuật Hàng không Hải quân). Năm 1981, sau cuộc Cách mạng Văn hóa, ông nghỉ hưu. Sau khi nghỉ hưu, ông sống ở viện điều dưỡng cán bộ Thanh Đảo. Ngày 16 tháng 1 năm 2018, Lưu Trung Hoa qua đời vì bệnh tại Thanh Đảo, Sơn Đông, ở tuổi 101.[3][6]

Đời sống cá nhân sửa

Lưu Trung Hoa có sáu người con, bốn con trai và hai con gái, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là: Lưu Quốc Bình, Lưu Chiến Bình, Lưu Đông Bình, Lưu Nam Bình, Lưu Hỗ Bình và Lưu Bắc Bình.[7]

Phần thưởng sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ 开国将军刘中华1月16日上午在青岛逝世,享年101岁. zixunmanyou.com (bằng tiếng Trung). ngày 20 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2019.
  2. ^ 开国将军刘中华百岁寿辰. meipian.cn (bằng tiếng Trung). ngày 15 tháng 2 năm 2017.
  3. ^ a b c Yue Huairang; Wang Ge (ngày 16 tháng 1 năm 2018). 将星陨落:百岁开国少将、原海军高级专科学校校长刘中华逝世. thepaper.cn (bằng tiếng Trung).
  4. ^ a b 开国将军刘中华因病在青岛逝世 享年101岁(图). Qingdaonews (bằng tiếng Trung). ngày 18 tháng 1 năm 2018.
  5. ^ a b 中国开国少将刘中华逝世 曾任海军高级专科学校校长. sina (bằng tiếng Trung). ngày 18 tháng 1 năm 2018.
  6. ^ 开国少将刘中华逝世 百岁上将送花篮致哀 (图)
  7. ^ 将星陨落常胜留名,刘中华子女六人名字体现戎马一生。. iFeng (bằng tiếng Trung). ngày 18 tháng 1 năm 2018. 刘国平是刘中华的大儿子,之所以叫国平,是因为他生于1945年,当时日本帝国主义投降,刘中华期望国家太平,因此为他取名“国平”,二儿子叫“刘战平”,生于1947年,当时国共正在内战,党的口号是用战争夺取和平,所以老二取名战平,而老三是大女儿,因当时正在打淮海战役,生于潍坊,最早起名维平,因淮海战役在华东地区所以后来改名叫东平,老四是小女儿出生那年正好解放南京,所以取名南平,三儿子出生时刘中华被任命为华东海军政委兼司令员,当时是在上海,所以叫沪平,小儿子出生时,刘中华被派往苏联去学习,当时全家搬进了北京,因此给取了北平的名。