Lịch sử Pháp

Các khía cạnh của lịch sử quốc gia của Pháp

Lịch sử Pháp bắt đầu từ thời kỳ những con người đầu tiên di cư tới khu vực ngày nay là nước Pháp. Những thành viên của Chi Người đầu tiên đã di cư tới khu vực này hàng nghìn năm trước, trong khi người Cro-Magnons, đến vào khoảng 40.000 năm trước. Một số di chỉ khảo cổ khai quật ở Pháp đã chứng minh sự cư trú liên tục của con người hiện đại từ Kỳ thượng đồ đá cũ.

Thời sơ khai đến thời Đế quốc La Mã sửa

Theo John T. Koch và nhiều nhà khoa học khác, nước Pháp thời đại đồ đồng là một phần của hệ thống trao đổi thương mại gần biển gọi là Thời đại đồ đồng Đại Tây Dương, trong đó bao gồm cả Anh, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha nơi mà các nhóm ngôn ngữ Celt phát triển.[1][2][3][4][5][6][7]

Các ghi chép lịch sử đầu tiên xuất hiện vào thời đại đồ sắt, khi đó khu vực nước Pháp ngày nay là một khu vực được biết đến là Gallia đối với người Hy Lạp và La Mã cổ đại. Người Hy Lạp và La Mã đã chú ý tới sự xuất hiện của ba dân tộc chính ở khu vực này, đó là người Gallia, người Aquitani, và người Belgae. Người Gallia (Gaule), bộ tộc lớn nhất và được chứng thực rõ ràng nhất, là nhóm người Celt nói thứ tiếng được gọi là tiếng Gallia. Qua tiến trình lịch sử của thiên niên kỷ đầu tiên TCN, người Hy Lạp, La MãCarthaginia đã thành lập các thuộc địa trên bờ biển Địa Trung Hải và các đảo ngoài khơi. Cộng hòa La Mã đã sáp nhập vùng nam Gaul thành tỉnh Gallia Narbonensis vào cuối thế kỷ thứ II TCN, quân đội La Mã dưới sự chỉ huy của Julius Caesar đã chiếm đóng phần còn lại của Gallia trong các cuộc Chiến tranh xứ Gallia từ năm 58 tới năm 51 TCN. Sau đó nền văn hóa La Mã-Gallia nổi lên và Gallia dần hòa nhập vào Đế chế La Mã.

Sơ kỳ Trung Cổ sửa

Đế quốc Frank (481 - 843) sửa

Bài chi tiết: Đế quốc Frank

Bài chi tiết: vương triều Meroving (Mérovingiens)

 
Trận Tolbiac năm 496, một trong những chiến thắng oanh liệt của người Frank.

Vương triều Mérovingiens (481 - 751) sửa

Sau khi Đế quốc Tây La Mã bị sụp đổ vào năm 476, nhiều vùng đất được giải phóng. Tại Châu Âu, nhiều vương quốc được thành lập. Năm 481, vua Clovis I của dòng họ Merovigian chính thức thành lập Đế quốc Francia, hay Đế quốc Frank. Trong thời kì cai trị của mình, ông đã chỉ huy người Frank đánh thắng nhiều trận trước Vương quốc Visigoth, tiêu biểu là trận Tolbiac (496)Trận Vouillé (507). Ông đã góp phần đưa Đế quốc của người Frank bước vào thời huy hoàng.

Năm 511, vua Clovis qua đời, để lại vùng đất của mình cho ba người con: Childebert, Clothair và Theuderic. Theo nhiều sử sách thời đó, sau khi vua Clovis qua đời, Childebert lên ngôi vua, tức vua Childebert I. Lý do được đưa ra là do phần đất của ông được vua Clovis ban cho có cả vùng Soissons, tức là thủ đô của Đế quốc Frank thời đó, nên theo tục lệ, ai có được thủ đô thì lên làm vua. Trên thực tế, chính Childebert đã đem quân thu phục vùng đất của hai người còn lại rồi mới lên ngôi vua, chứ không có chuyện "có thủ đô thì lên làm vua".

Sau khi Childebert I qua đời năm 558, Clothair lên ngôi, tức vua Clothair I. Ông chỉ trị vì được chưa đến 3 năm thì mất, để lại đất cho bốn hoàng tử: Charibert, Chilperic, Sigebert và Guntram, con cả của vua Clothair I. Sau khi hoàn thành thôn tính ba người còn lại, Guntram lên ngôi vua, tức vua Clothair II vào năm 613. Năm 629, xứ Aquitaine tách khỏi Đế quốc Frank, trở thành một vương quốc độc lập. Cùng trong năm đó, ông qua đời, nhường ngôi cho con sau này là Dagobert I. Dòng họ Mérovingiens vẫn thống trị người Frank cho đến năm 751, khi vua Pépin Lùn thuộc dòng họ Karolinger lên ngôi. Vương triều Mérovingiens chính thức chấm dứt vai trò của mình trong lịch sử Pháp, sau hơn 300 năm tồn tại và 270 năm thống trị Đế quốc Frank, trải qua 4 đời vua và 2 lần bị chia cắt. Nhà Mérovingiens đã góp phần đưa người Frank lên làm bá chủ Châu Âu thời bấy giờ.

Đế quốc Frank dưới thời vua Pepin Lùn (751 - 768) sửa

 
Charlemagne "Đại đế" của Đế quốc Frank

Triều đại Karolinger được xem như là triều đại đã đưa Đế quốc Frank lên đến đỉnh cao của sự thịnh vượng, nhưng cũng chính triều đại này đã đặt dấu chấm hết cho Đế quốc Frank.

 
Louis "Ngoan Đạo", vị vua cuối cùng của Đế quốc Frank

Pepin Lùn của dòng họ Karolinger lên trị vì Đế quốc Frank từ năm 751. Ông đã có công sáp nhập vùng đất Aquitaine cho vương quốc của mình. Tuy vậy ông chỉ được mọi người tặng cho cái biệt hiệu là "Lùn" vì cái bình diện mà ông....không hề muốn chút nào. Đáng lẽ ra ông nên được gọi tên là Pepin "Đại đế". Trong suốt thời kì trị vì của ông, đất nước thái bình thịnh trị, kinh tế phát triển, chất lượng đời sống của nhân dân được lên cao.

 
Đế quốc Frank sau cái chết của vua Charlemagne năm 814. (Phần xanh nhạt là các nước chư hầu của Đế quốc Frank.)

Năm 768, vua Pepin Lùn qua đời, để lại vùng đất cho hai hoàng tử: Charlemagne và Carloman. Năm 771, Charlemagne tiêu diệt Carloman thành công, chính thức lên ngôi vua.

Đế quốc Frank dưới thời vua Charlemagne Đại đế (771 - 814) sửa

Triều đại của vua Charlemagne được xem như là triều đại thịnh vượng nhất trong lịch sử Đế quốc Frank.

 
Vua Pepin Lùn, vị vua đầu tiên của Đế quốc Frank thuộc dòng họ Karolinger

Chú thích sửa

  1. ^ Aberystwyth University - News. Aber.ac.uk (2010-07-30). Truy cập 2010-08-20.
  2. ^ “O'Donnell Lecture 2008 Appendix” (PDF).
  3. ^ Koch, John (2009). Tartessian: Celtic from the Southwest at the Dawn of History in Acta Palaeohispanica X Palaeohispanica 9 (2009) (PDF). Palaeohispanica. tr. 339–351. ISSN 1578-5386. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2010.
  4. ^ Koch, John. “New research suggests Welsh Celtic roots lie in Spain and Portugal”. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2010.
  5. ^ Cunliffe, Karl, Guerra, McEvoy, Bradley; Oppenheimer, Rrvik, Isaac, Parsons, Koch, Freeman and Wodtko (2010). Celtic from the West: Alternative Perspectives from Archaeology, Genetics, Language and Literature. Oxbow Books and Celtic Studies Publications. tr. 384. ISBN 978-1-84217-410-4. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2011.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  6. ^ “Rethinking the Bronze Age and the Arrival of Indo-European in Atlantic Europe” (PDF). University of Wales Centre for Advanced Welsh and Celtic Studies and Institute of Archaeology, University of Oxford. Truy cập ngày 24 tháng 5 năm 2010.
  7. ^ Cunliffe, Barry (2008). A Race Apart: Insularity and Connectivity in Proceedings of the Prehistoric Society 75, 2009, pp. 55–64. The Prehistoric Society. tr. 61.

Tham khảo sửa