Thời đại đồ đồng
Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.
|
Thời đại đồ đồng là một thời kỳ trong sự phát triển của nền văn minh khi phần lớn công việc luyện kim tiên tiến (ít nhất là trong sử dụng có hệ thống và rộng rãi) bao gồm các kỹ thuật để nấu chảy đồng và thiếc từ các loại quặng lộ thiên sẵn có trong tự nhiên, và sau đó phối trộn các kim loại này với nhau để tạo ra đồng đỏ (đồng thiếc). Thời đại đồ đồng tạo thành một phần của hệ thống ba thời đại cho các xã hội tiền sử. Trong hệ thống đó, nó diễn ra sau thời đại đồ đá mới trong một số khu vực trên thế giới. Tại nhiều khu vực của châu Phi Hạ Sahara thì thời đại đồ đá mới được kế tiếp là thời đại đồ sắt mà không có thời đại đồ đồng.
Nguồn gốc
sửaKhu vực và thời gian phát minh ra của thời đại đồ đồng là chủ đề tranh cãi, và nó có thể là kỹ thuật chế tạo đồng đỏ đã được phát hiện ra một cách độc lập tại nhiều khu vực. Điều kiện cần thiết để người xưa phát hiện ra đồng, là các mỏ đồng lộ thiên có hàm lượng đủ cao (có thể có kèm đồng nguyên sinh) nằm ở sườn hoặc hang núi thuận lợi cho trú ẩn. Người nguyên thủy đã cư trú ở đó, lấy các cây gỗ đốt lửa sưởi, tạo ra nhiệt độ cao làm than củi khử đồng khỏi quặng. Lúc đầu họ có thể sợ hãi thứ "đá lạ" đọng lại ở nền hang, nhưng rồi qua vài thế hệ sau người ta thấy "đá lạ" đó không đáng sợ mà còn dùng rất tốt cho chế tác công cụ.
Tại Đông Nam Á có mỏ đồng lộ thiên như vậy, như mỏ đồng Letpadaung rất lớn 22°07′12″B 95°02′13″Đ / 22,119992°B 95,036995°Đ gần thành phố Monywa vùng Sagaing ở Myanmar [1], cũng như một số mỏ khác nhỏ hơn có ở tỉnh Loei, đông bắc Thái Lan. Điều này giải thích người Đông Nam Á sớm biết đúc đồng vào cỡ thiên niên kỷ 5 TCN. Từ đó họ nắm được kỹ thuật luyện kim, cũng như nhận biết các mỏ và tiến tới phát hiện ra mỏ khác như sắt, chì kẽm,... Các cuộc di cư thời tiền sử làm cho có thể những dân tộc khác nhau đã từng chiếm cứ các vùng mỏ này.
Các vật bằng đồng thanh chứa thiếc đã biết sớm nhất có từ khu vực ngày nay là Iran và Iraq có niên đại vào cuối thiên niên kỷ 4 TCN, nhưng có các tuyên bố cho rằng có sự xuất hiện sớm hơn của đồng đỏ chứa thiếc tại Thái Lan vào thiên niên kỷ 5 TCN. Đồng đỏ asen đã được sản xuất tại Tiểu Á (Anatolia) và tại cả hai phía của dãy núi Kavkaz vào đầu thiên niên kỷ 3 TCN. Một số học giả xác định niên đại của một số cổ vật từ đồng đỏ asen của nền văn hóa Maykop tại Bắc Kavkaz tới tận giữa thiên niên kỷ 4 TCN, điều này làm chúng trở thành các loại đồ từ đồng đỏ cổ nhất đã biết, nhưng những người khác xác định niên đại của cùng các cổ vật này của nền văn hóa Maykop là giữa thiên niên kỷ 3 TCN.
Cận Đông cổ đại
sửaThời đại đồ đồng tại Cận Đông được chia ra làm 3 thời kỳ chính (niên đại là xấp xỉ):
- EBA – Thời đại đồ đồng sớm (khoảng 3500 -2000 TCN)
- MBA - Thời đại đồ đồng giữa (khoảng 2000-1600 TCN)
- LBA - Thời đại đồ đồng muộn (khoảng 1600-1200 TCN)
Mỗi thời kỳ chính lại có thể chia ra thành các thể loại nhỏ hơn như EB I, EB II, MB IIa v.v.
Nghề luyện kim đã phát triển đầu tiên tại Tiểu Á, ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Các dãy núi trên cao nguyên Anatolia có các trầm tích giàu đồng và thiếc. Đồng cũng được khai thác tại Cộng hòa Síp, sa mạc Negev, Iran và khu vực xung quanh vịnh Ba Tư. Đồng thông thường bị trộn lẫn với asen, do nhu cầu tăng lên đối với thiếc nên đã tạo ra kết quả là sự hình thành của các hành trình buôn bán đường xa ở trong và ra ngoài Anatolia. Đồng tinh khiết cũng được nhập khẩu bằng các hành trình đường biển tới đại vương quốc Mesopotamia.
Thời đại đồ đồng sớm cho thấy có sự gia tăng của tiến trình đô thị hóa thành các dạng nhà nước thành bang có tổ chức và sự phát minh ra chữ viết (thời kỳ Uruk trong thiên niên kỷ 5 TCN). Trong thời đại đồ đồng giữa, sự di chuyển của con người đã thay đổi phần nào hình thái chính trị của khu vực Cận Đông (người Amorite, người Hittite, người Khurrite, người Hyksos và có thể là cả người Israelite). Thời đại đồ đồng cuối được đặc trưng bằng các vương quốc hùng mạnh cạnh tranh lẫn nhau cùng các nước chư hầu của chúng (Assyria, Babylonia, Hittite, Mitanni). Hàng loạt các tiếp xúc đã được thực hiện với nền văn hóa Aegea (Ahhiyawa, Alashiya) trong đó buôn bán đồng đóng vai trò quan trọng. Thời kỳ này kết thúc bằng sự sụp đổ lớn, ảnh hưởng mạnh tới cả phần lớn khu vực Đông Địa Trung Hải và Trung Đông.
Sắt đã bắt đầu được gia công vào cuối thời đại đồ đồng tại Anatolia. Sự chuyển tiếp thành thời đại đồ sắt vào khoảng năm 1200 TCN chủ yếu là do các thay đổi chính trị tại Cận Đông hơn là do các phát triển trong kỹ thuật luyện kim.
Dưới đây là giai đoạn của thời đại đồ đồng tại Cận Đông:[2][3][4]
Thời đại đồ đồng (3300–1200 TCN) |
Thời đại đồ đồng sớm (3300–2200 TCN) |
Thời đại đồ đồng sớm I | 3300–3000 TCN |
Thời đại đồ đồng sớm II | 3000–2700 TCN | ||
Thời đại đồ đồng sớm III | 2700–2200 TCN | ||
Thời đại đồ đồng giữa (2200–1550 TCN) |
Thời đại đồ đồng giữa I | 2200–2000 TCN | |
Thời đại đồ đồng giữa II A | 2000–1750 TCN | ||
Thời đại đồ đồng giữa II B | 1750–1650 TCN | ||
Thời đại đồ đồng giữa II C | 1650–1550 TCN | ||
Thời đại đồ đồng muộn (1550–1200 TCN) |
Thời đại đồ đồng muộn I | 1550–1400 TCN | |
Thời đại đồ đồng muộn II A | 1400–1300 TCN | ||
Thời đại đồ đồng muộn II B | 1300–1200 TCN |
Ấn Độ
sửaThời đại đồ đồng tại tiểu lục địa Ấn Độ đã bắt đầu khoảng năm 3300 TCN với sự bắt đầu của văn minh sông Ấn. Các dân cư cổ đại của thung lũng sông Ấn (Indus), người Harappa, đã phát triển các kỹ thuật mới trong luyện kim và sản xuất đồng, đồng đỏ, chì và thiếc.
Đông Á
sửaTrung Quốc
sửaCác cổ vật từ đồng đỏ đã được phát hiện tại khu vực khảo cổ của nền văn hóa Mã Gia Diêu (3100 TCN tới 2700 TCN) tại Trung Quốc.[5][6] Tuy nhiên, nói chung người ta hay chấp nhận là thời kỳ đồ đồng của Trung Quốc đã bắt đầu vào khoảng năm 2100 TCN, trong thời kỳ nhà Hạ.
Văn hóa Nhị Lý Đầu, nhà Thương và văn hóa Tam Tinh Đôi của Trung Quốc sơ kì đã sử dụng đồng đỏ để làm các bình, chai, lọ từ đồng đỏ cho các lễ nghi cũng như các công cụ nông nghiệp và vũ khí.[7]
Bán đảo Triều Tiên
sửaBắt đầu thời kỳ đồ đồng trên bán đảo Triều Tiên vào khoảng 900 TCN - 800 TCN.[8][9] Mặc dù văn hóa Đồ đồng ở Triều Tiên bắt nguồn từ Liêu Ninh và Mãn Châu, nó thể hiện phong cách và hình dạng độc đáo, đặc biệt là những đồ vật có tính nghi lễ.[10]
Văn hóa thời kỳ đồ gốm Mumun (Mô Vấn) giữa ở miền nam bán đảo Triều Tiên đã dần dần chấp nhận sản xuất đồ đồng đỏ (khoảng 700-600? TCN) sau thời kỳ khi các dao găm từ đồng đỏ kiểu Liêu Ninh và các cổ vật đồng đỏ khác đã được trao đổi tới tận phần sâu bên trong của miền nam bán đảo (khoảng 900-700 TCN). Các dao găm từ đồng đỏ đã tăng thêm thanh thế và uy quyền cho các nhân vật sử dụng chúng và được chôn cất cùng họ trong các khu vực chôn cất kiểu cự thạch của các nhân vật có địa vị cao tại các trung tâm ở ven biển miền nam bán đảo, chẳng hạn như khu vực khảo cổ Igeum-dong (Lê Cầm động). Đồng đỏ là một yếu tố quan trọng trong các nghi lễ cũng như là đồ tùy táng cho tới tận khoảng năm 100.
Đông Nam Á
sửaTại Ban Chiang, Thái Lan và Vĩnh Phúc, Việt Nam các cổ vật đồng đó đã được phát hiện có niên đại vào khoảng năm 2100 TCN.[11] Tại Nyaunggan, Myanmar, các công cụ bằng đồng đỏ đã được khai quật cùng với các cổ vật bằng đá và gốm sứ. Niên đại của chúng hiện nay còn khá rộng (3500 TCN - 500 TCN).[12]
Aegea
sửaCác nền văn minh thời đại đồ đồng tại Aegea bắt đầu khoảng 3200 TCN,[13] đã hình thành một mạng lưới thương mại phạm vi xa. Mạng lưới này nhập khẩu thiếc và than củi vào Cộng hòa Síp, tại đây đồng được khai thác và nấu chảy lẫn với thiếc để sản xuất đồng đỏ. Các đồ vật đồng đỏ sau đó được xuất khẩu đi xa và rộng, và nó hỗ trợ cho thương mại phát triển. Phân tích đồng vị thiếc trong một số đồ vật bằng đồng đỏ ở khu vực Địa Trung Hải chỉ ra rằng chúng có thể có nguồn gốc từ Vương quốc Anh ngày nay.[14]
Kiến thức về hàng hải cũng đã phát triển mạnh trong thời gian này, và đã đạt tới đỉnh cao không thể vượt qua của các kỹ năng cho đến khi phương pháp xác định kinh độ và vĩ độ được phát hiện (hay tái phát hiện) vào khoảng năm 1750, với ngoại lệ đáng chú ý là các thủy thủ Polynesia.
Văn minh Minoa với nền tảng ở Knossos dường như đã phối hợp và bảo vệ thương mại thời đại đồ đồng của mình. Illyria cũng được cho là có nguồn gốc vào đầu thời kỳ đồ đồng. Các đế chế cổ xưa đã trao đổi những hàng hóa sang trọng để đổi lại chủ yếu phẩm, dẫn đến nạn đói.[15]
Một thiếu hụt chủ chốt trong thời kỳ này là không có các phương pháp kế toán như ngày nay. Một số tác giả cho rằng các đế quốc cổ đại đã thiên lệch trong việc đánh giá sai tầm quan trọng của các lương thực, thực phẩm thông dụng, cơ bản và thiên về mua bán các đồ vật quý hiếm. Vì thế chúng đã bị tàn lụi do nạn đói kém, được tạo ra do thương mại mà không tính tới mặt kinh tế.
Thời đại đồ đồng đã kết thúc trong khu vực này như thế nào vẫn còn đang được nghiên cứu. Có chứng cứ cho thấy sự quản lý của người Mycenae đối với thương mại trong khu vực diễn ra sau sự suy thoái của văn minh Minoa..[16] Các chứng cứ cũng hỗ trợ cho giả thuyết rằng một vài quốc gia vệ tinh của Minoa đã mất phần lớn dân số của mình do nạn hạn hán đói kém và/hoặc bệnh dịch hạch, và nó chỉ ra rằng mạng lưới thương mại có thể đã bị phá vỡ ở một số điểm, điều đó ngăn cản tiến trình thuận lợi của thương mại mà trước đây đã phần nào giúp giảm nhẹ các loại hạn hán, đói kém này cũng như ngăn cản một số loại bệnh tật (do dinh dưỡng). Người ta cũng biết rằng khu vực sản xuất nhiều lương thực của đế quốc Minoa, vùng phía bắc biển Đen, cũng đột ngột mất một lượng đáng kể dân cư của mình, và vì thế có lẽ cũng làm sút giảm phần nào công việc trồng trọt trong khu vực.
Nghiên cứu gần đây đã nghi ngờ thuyết cho rằng sự kiệt quệ của các cánh rừng tại Síp đã gây ra sự kết thúc của thời đại đồ đồng.[17][18][19] Các cánh rừng ở Cyprus được biết là tồn tại đến nhiều năm sau này, và các thực nghiệm đã chỉ ra rằng sản xuất than củi ở quy mô cần thiết cho sản xuất đồng thanh ở cuối thời đại đồ đồng chỉ có thể làm kiệt quệ chúng trong không ít hơn 50 năm sau đó.
Một thuyết khác cho rằng các công cụ sắt đã trở nên phổ biến hơn, sự biện hộ chính cho buôn bán thiếc đã kết thúc và mạng lưới thương mại đã giảm sút các hoạt động của một thời nó đã từng có.[20] Các thuộc địa riêng lẻ của đế quốc Minoa sau đó hứng chịu khô hạn, đói kém, chiến tranh hay một số sự kết hợp của các yếu tố này và vì thế họ đã không thể sử dụng các nguồn ở xa trong đế quốc, mà nếu dựa vào đó họ có thể dễ dàng hồi phục.
Một nhóm giả thuyết khác lại coi Knossos là nguyên nhân. Phun trào Thera đã diễn ra vào thời gian này, khoảng 40 dặm về phía bắc Crete. Một số học giả còn cho rằng sóng thần (tsunami) từ Thera đã phá hủy các thành thị của người Crete. Những người khác cho rằng có lẽ sóng thần đã phá hủy các tàu thuyền hải quân của người Crete tại bến cảng quê hương của chúng, điều này sau đó đã dẫn tới thất bại trong các trận thủy chiến quyết định; vì thế trong sự kiện LMIB/LMII (khoảng 1450 TCN) các thành phố của Crete đã bị đốt cháy và văn minh Mycenae đã chiếm đóng Knossos. Nếu phun trào núi lửa đã diễn ra vào cuối thế kỷ 17 TCN (như phần lớn các nhà niên đại học nghĩ vậy), thì các hiệu ứng trực tiếp của chúng thuộc về thời kỳ đồ đồng giữa tới sự chuyển tiếp sang thời kỳ đồ đồng cuối, mà không thuộc về thời kỳ kết thúc của thời kỳ đồ đồng cuối; nhưng có thể nó đã gây ra sự không ổn định để dẫn tới sự sụp đổ đầu tiên của Knossos và sau đó là của xã hội thời đại đồ đồng nói chung. Một trong các giả thuyết lại nhìn vào vai trò của giới chuyên môn Crete trong việc quản lý đế quốc thời kỳ hậu Thera. Nếu giới chuyên môn đã tập trung tại Crete, thì người Mycenae có thể đã mắc những sai lầm về mặt chính trị và thương mại mang tính quyết định khi quản lý đế quốc Crete.
Các phát hiện khảo cổ học gần đây, bao gồm cả các phát hiện trên đảo Thera (ngày nay gọi là Santorini), cho thấy trung tâm của nền văn minh Minoa vào thời điểm phun trào núi lửa trên thực tế đã nằm trên đảo này hơn là ở Crete. Một số người nghĩ rằng nó chính là Atlantis theo truyền thuyết (bản đồ vẽ trên tường của một cung điện của người Minoa tại Crete mô tả hòn đảo tương tự như những gì đã được Plato mô tả và có lẽ tương tự như hình dạng của Thera trước khi nó bị nổ tung). Theo giả thuyết này, sự mất đi đầy thê thảm của trung tâm chính trị, hành chính và kinh tế này do phun trào cũng như các tổn thất gây ra bởi sóng thần cho các vùng ven biển của Crete đã làm trầm trọng thêm sự thoái trào của nhà nước Minoa. Một thực thể chính trị suy yếu với nền kinh tế cùng tiềm lực quân sự suy giảm cũng như sự giàu có theo truyền thuyết có thể đã trở nên dễ bị tổn thương trước các thế lực đối địch.
Mỗi một giả thuyết này đều có sức thuyết phục nhất định và các khía cạnh của tất cả chúng có thể có một số điểm đáng tin cậy trong việc miêu tả sự kết thúc thời đại đồ đồng tại khu vực này.
Châu Âu
sửaTrung Âu
sửaTại Trung Âu, nền văn hóa Únětice thời đại đồ đồng sớm (khoảng 1800 TCN-1600 TCN) bao gồm hàng loạt các nhóm nhỏ như Straubingen, Adlerberg và Hatvan. Một số trong đó rất giàu các đồ mộ táng, chẳng hạn một khu vực nằm gần Leubingen với các đồ mộ táng được làm thủ công từ vàng, chỉ ra sự phân tầng xã hội khá mạnh trong nền văn hóa Únětice. Nhìn chung, các nghĩa địa của thời kỳ này là hiếm và có kích thước nhỏ. Tiếp theo nền văn hóa Únětice là nền văn hóa Tumulus (văn hóa nấm mộ) trong thời đại đồ đồng giữa (khoảng 1600 TCN-1200 TCN), được đặc trưng bằng các chôn cất trong các nấm nộ (tumulus). Tại khu vực sông Körös ở miền đông Hungary, thời đại đồ đồng sớm có cùng khi ra đời của nền văn hóa Mako, tiếp theo là các nền văn hóa Ottomany và Gyulavarsand.
Nền văn hóa bình đựng hài cốt thời kỳ cuối thời đại đồ đồng, (khoảng 1300 TCN-700 TCN) được đặc trưng bằng các ngôi mộ chôn cất theo kiểu hỏa táng. Nó bao gồm văn hóa Lausitz ở miền đông Đức và Ba Lan (1300 TCN-500 TCN) được kéo dài tới thời đại đồ sắt. Thời đại đồ đồng ở Trung Âu được kế tiếp là văn hóa Hallstatt của thời đại đồ sắt (700 TCN-450 TCN).
Các khu vực khảo cổ quan trọng có:
Bắc Âu
sửaTại miền bắc Đức, Đan Mạch, Thụy Điển và Na Uy, các cư dân thời đại đồ đồng đã sản xuất nhiều vật tạo tác cổ rất khác biệt và đẹp, chẳng hạn các cặp nhạc khí bằng đồng thanh, gọi là lur, giống như các cặp sừng, được phát hiện trong các đầm lầy ở Đan Mạch. Một số nhà ngôn ngữ học tin rằng ngôn ngữ tiền Ấn-Âu có lẽ đã được đưa vào khu vực này vào khoảng thế kỷ 20 TCN, và cuối cùng nó trở thành tổ tiên của các loại tiếng Đức. Điều này có thể khớp với sự tiến hóa của thời đại đồ đồng ở Scandinavia thành thời đại đồ sắt tiền La Mã ở Đức (có thể nhất).
Theo Oscar Montelius thì thời đại đồ đồng trong khu vực này được chia thành các thời kỳ I-VI. Tại các khu vực khác, thời gian tương ứng với thời kỳ Montelius V của khu vực này đã thuộc về thời đại đồ sắt.
Quần đảo Anh & Ireland
sửaTại quần đảo Anh, thời đại đồ đồng được coi là thời kỳ từ khoảng 2100 TCN tới 700 TCN. Quá trình di cư đã đem những người dân mới từ lục địa tới quần đảo. Nghiên cứu đồng vị trên men răng gần đây trên các thi thể tìm thấy trong các mồ mả thuộc thời đại đồ đồng sớm ở gần Stonehenge chỉ ra rằng ít nhất thì một số người di cư đã tới đây từ khu vực ngày nay thuộc Thụy Sĩ. Người Beaker (beaker từ tiếng Anh có nghĩa là cốc vại hay chén tống, một loại cốc được tìm thấy nhiều trong các khu vực khảo cổ thuộc thời đại này ở Tây Âu) đã thể hiện các hành vi khác biệt so với người thuộc thời đại đồ đá mới sớm và các thay đổi văn hóa là đáng kể. Sự hòa nhập này được coi là hòa bình do nhiều khu vực henge (một kiểu công trình kiến trúc tiền sử) sớm dường như đã được những người mới đến chấp nhận ngay. Nền văn hóa Wessex đã phát triển tại miền nam Anh vào thời gian này. Ngoài ra, khí hậu cũng đang dần xấu đi, với khí hậu trước đây ấm và khô hơn thì trong thời gian của thời đại đồ đồng nó đã trở thành ẩm ướt hơn, buộc dân cư phải rời xa các khu vực dễ phòng thủ trên các ngọn đồi để tiến vào các thung lũng màu mỡ. Các trại nuôi gia súc lớn đã phát triển tại các vùng đất thấp, dường như đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy chặt phá rừng. Văn hóa Deverel-Rimbury bắt đầu nổi lên vào nửa sau của 'Thời đại đồ đồng giữa' (khoảng 1400 TCN-1100 TCN) để khai thác các điều kiện này. Cornwall đã từng là nguồn cung cấp chính về thiếc cho phần lớn khu vực Tây Âu và đồng đã được khai thác và tách ra từ các khu vực như mỏ Great Orme ở miền bắc Wales. Các nhóm xã hội dường như là mang tính chất bộ lạc, nhưng với độ phức tạp tăng lên và tôn ti thứ bậc đã trở thành thấy được.
Ngoài ra, việc chôn cất người chết (cho đến trước thời kỳ này thường là mộ chôn tập thể) đã trở thành cá thể hơn. Ví dụ, trong khi ở thời đại đồ đá mới người ta sử dụng các ụ đá hình tháp có chia khoang hay các gò đất dài để chôn người chết, thì ở 'thời đại đồ đồng sớm' người ta đã chôn cất những người chết trong các nấm mộ riêng biệt (được biết và đánh dấu trên các bản đồ chi tiết tại Anh như là các tumulus), hay đôi khi là trong các mộ đá được che phủ bằng các ụ đá hình tháp.
Lượng lớn nhất các đồ vật bằng đồng thanh được tìm thấy tại Anh đã được phát hiện tại East Cambridgeshire, trong đó các đồ vật quan trọng nhất được phát hiện tại Isleham (trên 6.500 đồ vật)[21].
Ireland
sửaThời đại đồ đồng tại Ireland được khởi đầu vào khoảng năm 2000 TCN khi đồng đã được nấu chảy lẫn với thiếc để sản xuất rìu phẳng kiểu Ballybeg và các công việc liên quan tới kim loại khác. Thời kỳ trước đó được biết đến với tên gọi Thời đại đồng đỏ (sử dụng đồng gần như nguyên chất) và được đặc trưng bằng việc sản xuất các loại rìu phẳng, dao găm, kích và dùi bằng đồng. Thời đại đồ đồng được chia ra thành 3 giai đoạn là Thời đại đồ đồng sớm (khoảng 2000 TCN-1500 TCN); Thời đại đồ đồng giữa (khoảng 1500 TCN-1200 TCN) và Thời đại đồ đồng muộn (khoảng 1200 TCN-500 TCN). Ireland cũng được biết tới vì một lượng lớn các ngôi mộ chôn cất thuộc thời đại đồ đồng sớm.
Một trong các cổ vật đặc trưng của thời kỳ đồng đỏ/đồng thanh tại Ireland là rìu phẳng. Có 5 kiểu rìu phẳng chính là Lough Ravel (khoảng 2200 TCN), Ballybeg (khoảng 2000 TCN), Killaha (khoảng 2000 TCN), Ballyvalley (khoảng 2000-1600 TCN), Derryniggin (khoảng 1600 TCN) và một loạt các thỏi kim loại trong hình dạng như rìu[22][23]
Châu Mỹ
sửaAndes thời đại đồ đồng
sửaThời đại đồ đồng tại khu vực Andes của Nam Mỹ được cho là bắt đầu vào khoảng năm 900 TCN khi các nghệ nhân Chavin phát hiện ra cách phối trộn đồng với thiếc. Các đồ vật đầu tiên được sản xuất ra chủ yếu là các đồ vật thiết thực, như rìu, dao hay các công cụ nông nghiệp. Tuy nhiên, sau này, khi người Chavin trở nên có kinh nghiệm hơn trong công nghệ sản xuất đồng thanh thì họ đã sản xuất nhiều đồ vật hoa mỹ và nhiều trang trí cho các mục đích chính trị, tôn giáo và các nghi lễ khác, cũng như các vật dụng thông thường, do công việc trang trí vàng, bạc và đồng đã từng là một truyền thống phát triển cao của người Chavin.
Thư mục
sửa- Figueiredo, Elin (2010) "Smelting and Recycling Evidences from the Late Bronze Age habitat site of Baioes," Journal of Archaeological Science, Volume 37, Issue 7, p. 1623–1634
- Eogan, George (1983) The hoards of the Irish later Bronze Age, Dublin: University College, 331p., ISBN 0-901120-77-4
- Hall, David and Coles, John (1994) Fenland survey: an essay in landscape and persistence, Archaeological report 1, London: English Heritage, 170 p., ISBN 1-85074-477-7
- Pernicka, E., Eibner, C., Öztunah, Ö., Wagener, G.A. (2003) "Early Bronze Age Metallurgy in the Northeast Aegean", In: Wagner, G.A., Pernicka, E. and Uerpmann, H-P. (eds), Troia and the Troad: scientific approaches, Natural science in archaeology, Berlin; London: Springer, ISBN 3-540-43711-8, p. 143–172
- Waddell, John (1998) The prehistoric archaeology of Ireland, Galway University Press, 433 p., ISBN 1-901421-10-4
- Siklosy et al. (2009): Bronze Age volcanic event recorded in stalagmites by combined isotope and trace element studies. Rapid Communications in Mass Spectrometry, 23/6, 801-808. doi:10.1002/rcm.3943 http://www3.interscience.wiley.com/journal/122202090/abstract[liên kết hỏng]
- Roberts, B.W., Thornton, C.P. and Pigott, V.C. 2009. Development of Metallurgy in Eurasia. Antiquity 83, 112-122.
- Childe, V. G. (1930). The bronze age. New York: The Macmillan Company.
- Kelleher, B. D. (1980). Treasures from the Bronze Age of China: An exhibition from the People's Republic of China, the Metropolitan Museum of Art, New York. New York: Ballantine Books.
- Kuijpers, M. H. G. (2008). Bronze Age metalworking in the Netherlands (c. 2000-800 BCE): A research into the preservation of metallurgy related artefacts and the social position of the smith. Leiden: Sidestone Press.
- Müller-Lyer, F. C.; Lake, E. C.; Lake, H. A. (1921). The history of social development. New York: Alfred A. Knopf.
- Figueiredo, Elin (2010) "Smelting and Recycling Evidences from the Late Bronze Age habitat site of Baioes," Journal of Archaeological Science, Volume 37, Issue 7, p. 1623–1634
- Eogan, George (1983) The hoards of the Irish later Bronze Age, Dublin: University College, 331p., ISBN 0-901120-77-4
- Hall, David and Coles, John (1994) Fenland survey: an essay in landscape and persistence, Archaeological report 1, London: English Heritage, 170 p., ISBN 1-85074-477-7
- Pernicka, E., Eibner, C., Öztunah, Ö., Wagener, G.A. (2003) "Early Bronze Age Metallurgy in the Northeast Aegean", In: Wagner, G.A., Pernicka, E. and Uerpmann, H-P. (eds), Troia and the Troad: scientific approaches, Natural science in archaeology, Berlin; London: Springer, ISBN 3-540-43711-8, p. 143–172
- Waddell, John (1998) The prehistoric archaeology of Ireland, Galway University Press, 433 p., ISBN 1-901421-10-4
- Siklosy et al. (2009): Bronze Age volcanic event recorded in stalagmites by combined isotope and trace element studies. Rapid Communications in Mass Spectrometry, 23/6, 801-808. doi:10.1002/rcm.3943
- Roberts, B.W., Thornton, C.P. and Pigott, V.C. 2009. Development of Metallurgy in Eurasia. Antiquity 83, 112-122.
Tham khảo
sửa- ^ "The Letpadaung Project Executive Summary" Lưu trữ 2007-10-12 tại Wayback Machine, Ivanhoe Mines LTD. and Myanmar Ivanhoe Copper Company LTD. June 1999
- ^ The Near East period dates and phase ranges being unrelated to the bronze chronology of other regions of the world.
- ^ Piotr Bienkowski, Alan Ralph Millard (editors). Dictionary of the ancient Near East. Page 60.
- ^ Amélie Kuhr. The ancient Near East, c. 3000-330 BC. Page 9.
- ^ Martini, I. Peter (2010). Landscapes and Societies: Selected Cases. Springer. tr. 310. ISBN 90-481-9412-1.
- ^ Higham, Charles (2004). Encyclopedia of ancient Asian civilizations. Infobase Publishing. tr. 200. ISBN 0-8160-4640-9.
- ^ [1]
- ^ Carter J. Eckert, el., "Korea, Old and New: History", 1990, pp. 9
- ^ “1000 BC to 300 AD: Korea | Asia for Educators | Columbia University”. Afe.easia.columbia.edu. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2012.
- ^ [2][liên kết hỏng]
- ^ “Bronze from Ban Chiang, Thailand: A view from the Laboratory” (PDF). Museum.upenn.edu. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2010.
- ^ “Nyaunggan City — Archaeological Sites in Myanmar”. Myanmartravelinformation.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2010.
- ^ “Ancient Greece”. British Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2012.
- ^ Carl Waldman, Catherine Mason. Encyclopedia of European peoples: Volume 1. 2006. Page 524.
- ^ Lancaster, H. O. (1990). Expectations of life: A study in the demography, statistics, and history of world mortality. New York: Springer-Verlag. Page 228.
- ^ Drews, R. (1993). The end of the Bronze Age: Changes in warfare and the catastrophe ca. 1200 B.C. Princeton, N.J: Princeton University Pres
- ^ Cities on the Sea., Swiny, S., Hohlfelder, R. L., & Swiny, H. W. (1998). Res maritimae: Cyprus and the eastern Mediterranean from prehistory to late antiquity: proceedings of the Second International Symposium "Cities on the Sea", Nicosia, Cyprus, October 18–22, 1994. Atlanta, Ga: Scholars Press.
- ^ Creevey, B. (1994). The forest resources of Bronze Age Cyprus
- ^ A. Bernard Knapp, Steve O. Held and Sturt W. Manning. The prehistory of Cyprus: Problems and prospects.
- ^ Lockard, Craig A. (2009). Societies, Networks, and Transitions: To 600. Wadsworth Pub Co. Page 96.
- ^ Hall, David. Fenland survey: an essay in landscape and persistence / David Hall và John Coles. London; English Heritage. ISBN 1-85074-477-7., trang 81-88
- ^ Waddell J. 1998. The Prehistoric Archaeology of Ireland. Galway.
- ^ Eogan G. 1983. The Hoards of the Irish Later Bronze Age. Dublin
Liên kết ngoài
sửaWikisource có văn bản gốc từ một bài viết của 1911 Encyclopædia Britannica về Thời đại đồ đồng. |
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thời đại đồ đồng. |
- Chỉ mục Web về thời đại đồ đồng tại châu Âu
- Thiếc cổ đại: Câu hỏi cũ và câu trả lời mới Lưu trữ 2007-03-10 tại Wayback Machine
- Pretanic World – Thời đại đồ đồng tại Vương quốc Anh Lưu trữ 2007-05-01 tại Wayback Machine
- Pretanic World - Thời đại đồ đồng tại Ireland Lưu trữ 2007-02-11 tại Wayback Machine
- Khảo cổ học thực nghiệm và phục chế bảo tàng thời đại đồ đồng Lưu trữ 2022-01-21 tại Wayback Machine
Hệ thống ba thời đại: Thời đại đồ đá | Thời đại đồ đồng | Thời đại đồ sắt |