Đan Mạch

quốc gia thuộc Vương quốc Đan Mạch nằm ở Bắc Âu

Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Danmark) là một quốc gia thuộc vùng ScandinaviaBắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch. Đan Mạch nằm ở vùng cực nam của các nước Nordic, nằm phía Tây Nam của Thụy Điển, phía Nam của Na Uy, và phía Bắc của Đức. Đan Mạch giáp cả biển Balticbiển Bắc. Đan Mạch bao gồm một bán đảo lớn, Jutland (Jylland) và nhiều đảo, được biết đến nhiều nhất là Zealand (Sjælland), Funen (Fyn), Vendsyssel-Thy, Lolland, Falster, Bornholm, và hàng trăm đảo nhỏ thường được gọi là quần đảo Đan Mạch. Đan Mạch từ lâu đã kiểm soát cửa ngõ vào biển Baltic. Trước khi có kênh đào Kiel, nước chảy vào biển Baltic qua ba eo biển được gọi là những eo biển Đan Mạch.

Đan Mạch
Quốc huy Đan Mạch
Quốc huy

Tiêu ngữKhông có¹

Quốc caDer er et yndigt land
Đất nước thân yêu

Kong Christian stod ved højen mast
Vua Christian đứng bên cạnh cột chính
Ai CậpTunisiaLibyaAlgérieMarocMauritanieSénégalGambiaGuiné-BissauGuinéeSierra LeoneLiberiaBờ Biển NgàGhanaTogoBéninNigeriaGuinea Xích ĐạoCameroonGabonCộng hoà CongoAngolaCộng hòa Dân chủ CongoNamibiaCộng hòa Nam PhiEswatiniMozambiqueTanzaniaKenyaSomaliaDjiboutiEritreaSudanRwandaUgandaBurundiZambiaMalawiZimbabweBotswanaEthiopiaNam SudanCộng hoà Trung PhiTchadNigerMaliBurkina FasoYemenOmanCác Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhấtẢ Rập Xê ÚtIraqIranKuwaitQatarBahrainIsraelSyriaLibanJordanCộng hòa SípThổ Nhĩ KỳAfghanistanTurkmenistanPakistanHy LạpÝMaltaPhápBồ Đào NhaTây Ban NhaMauritiusRéunionMayotteComorosSeychellesMadagascarSão Tomé và PríncipeSri LankaẤn ĐộIndonesiaBangladeshTrung QuốcNepalBhutanMyanmarCanadaĐan Mạch (Greenland)IcelandMông CổNa UyThụy ĐiểnPhần LanCộng hòa IrelandVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc IrelandHà LanBỉĐan MạchThụy SĩÁoĐứcSloveniaCroatiaSécSlovakiaHungaryBa LanNgaLitvaLatviaEstoniaBelarusMoldovaUkrainaBắc MacedoniaAlbaniaMontenegroBosnia và HerzegovinaSerbiaBulgariaRomâniaGruziaAzerbaijanArmeniaKazakhstanUzbekistanTajikistanKyrgyzstanNgaHoa KỳMaldivesNhật BảnCộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênHàn QuốcĐài LoanSingaporeMalaysiaPhilippinesThái LanViệt NamLàoCampuchiaẤn ĐộVenezuelaGuyanaSurinamePháp (Guyane thuộc Pháp)BrasilCape VerdeTây Ban Nha (Quần đảo Canaria)DominicaPuerto RicoCộng hoà DominicaBahamasJamaicaCubaMexicoMexicoVenezuelaGuyanaSurinamePháp (Guyane thuộc Pháp)BrasilCape VerdeTây Ban Nha (Quần đảo Canaria)DominicaPuerto RicoCộng hoà DominicaBahamasJamaicaCubaMexicoMexiCoĐan Mạch (Quần đảo Faroe)
Vị trí của Đan Mạch (đỏ) trong Liên minh châu Âu (trắng)
Vị trí Đan Mạch lục địa (xanh đậm) tại Liên minh châu Âu (xanh)
Vị trí Đan Mạch lục địa (xanh đậm) tại Liên minh châu Âu (xanh)
Tổng quan
Thủ đô Copenhagen (København)
55°43′B 12°34′Đ / 55,717°B 12,567°Đ / 55.717; 12.567
Thành phố lớn nhấtCopenhagen
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Đan Mạch²
Tôn giáo chính
Giáo hội Đan Mạch
Chính trị
Chính phủQuân chủ lập hiến nghị viện nhất thể
Frederik X
Mette Frederiksen
Lịch sử
Thành lập
• Hợp nhất
khoảng thế kỷ VIII
• Đạo luật Hiến pháp
5 tháng 6 năm 1849
• Thống nhất vương quốc
24 tháng 3 năm 1948
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
42,931³[1] km2 (hạng 130³)
(16,576,5) mi2
• Mặt nước (%)
1.74 (2015)
Dân số 
• Ước lượng Q4 2021
5,843,347[2] (hạng 112³)
• Đảo Faroe
52,110[3]
• Greenland
56,081[4]
137.65/km2
356,5/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2018
• Tổng số
$299 tỷ[5] (hạng 52)
$51,643[5] (hạng 19)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2018
• Tổng số
$370 tỷ[5] (hạng 34)
• Bình quân đầu người
$63,829[5] (hạng 6)
Đơn vị tiền tệKrone Đan Mạch (DKK)
Thông tin khác
Gini? (2019)27.5[6]
thấp
HDI? (2019)0.940[7]
rất cao · hạng 10
Múi giờUTC+1 (CET³)
• Mùa hè (DST)
UTC+2 (CEST³)
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+45³
Mã ISO 3166DK
Tên miền Internet.dk³
Trang web
Denmark.dk
Location of Đan Mạch
Vị trí Vương quốc Đan Mạch: Greenland, Quần đảo Faroe (đường tròn), và Đan Mạch.
  1. ¹ Tuyên ngôn của Nữ hoàng: Guds hjælp, Folkets kærlighed, Danmarks styrke ("Phước chúa, lòng dân, sức mạnh Đan Mạch")
    ² Cùng với tiếng Kalaallisut trên đảo Greenland, tiếng Faroe trên quần đảo Faroetiếng Đức tại các vùng đông dân gốc Đức
    ³ Không tính Greenland và quần đảo Faroe

Đan Mạch là một quốc gia quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị. Đan Mạch có một chính phủ cấp quốc gia và chính quyền địa phương ở 98 khu tự quản. Đan Mạch là thành viên của Liên minh châu Âu từ năm 1973, mặc dù không thuộc khu vực đồng Euro. Đan Mạch là 1 trong những thành viên sáng lập của NATOOECD.

Đan Mạch, với một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp và hệ thống phúc lợi quốc gia lớn,[8] xếp hạng nhất trên thế giới về bình đẳng thu nhập. Theo tạp chí kinh tế Hoa Kỳ Forbes, Đan Mạch có môi trường kinh doanh tốt nhất thế giới.[9] Từ năm 2006 đến 2008, theo thăm dò, Đan Mạch được xếp hạng là nơi hạnh phúc nhất thế giới dựa trên các tiêu chí sức khỏe, phúc lợi xã hội và giáo dục.[10] Thăm dò Chỉ số hòa bình toàn cầu năm 2009 xếp Đan Mạch là nước yên bình thứ nhì trên thế giới sau New Zealand.[11] Đan Mạch được xếp là nước ít tham nhũng nhất trên thế giới theo Chỉ số nhận thức tham nhũng 2008, cùng hạng với Thụy ĐiểnNew Zealand.[12]

Tiếng Đan Mạch, ngôn ngữ quốc gia được coi là gần với tiếng Thụy Điển và tiếng Na Uy. Đan Mạch cũng có văn hóa và lịch sử tương đồng với hai nước này. 82,0% dân số Đan Mạch và 90,3% dân tộc Đan Mạch là thành viên của giáo hội Luther. Năm 2009, 526.000 người (9,5% dân số Đan Mạch) là người nhập cư hoặc thế hệ sau của những người nhập cư. Đa số (54%) trong số này có nguồn gốc từ Scandinavia.

Tên gọi sửa

Tên gọi của Đan Mạch trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung. Quốc hiệu của quốc gia này là "Danmark". Bằng tiếng Trung, "Dan-mark" được phiên âm là "丹麥" (pinyin: "Dān mài"). "丹麥" có âm Hán Việt là "Đan Mạch".[13]

Địa lý sửa

Đất nước thuộc vùng Scandinavia với diện tích 43.000 km², một phần ba trong số đó là diện tích của 443 hòn đảo lớn nhỏ. Hai hòn đảo lớn nhất là Zealand (Sjælland) – rộng khoảng 7.000 km² và Funen (Fyn) – khoảng 3.000 km². Đường bờ biển dài tới 7.314 km. Địa hình của Đan Mạch khá bằng phẳng, với điểm cao nhất cách 173 m so với mực nước biển[14].

 
Bản đồ Đan Mạch

Bán đảo Jutland (Jylland) hình thành nên phần đất liền của Đan Mạch. Nó trải dài trên 300 km tính từ biên giới với Đức. Các cồn cát, vũng biển và bãi bồi bảo vệ bờ tây của bán đảo trước những cơn bão dữ dội từ ngoài Biển Bắc. 443 hòn đảo lớn nhỏ tập trung chủ yếu trên biển Baltic, ngay sát với bờ tây của Jutland. Chỉ 76 trong số này có người ở. Độ cao trung bình của Đan Mạch so với mực nước biển là 30 m..

Những khối băng lớn của thời kì băng hà đã hình thành nên Đan Mạch ngày nay. Một vành đai băng cổ đã chia cắt phần đông và tây của Jutland.

Vịnh hẹp khoét sâu vào đất liền lớn nhất có tên là Limfjorden, chạy xuyên ngang phần phía bắc bán đảo hướng tới mũi Skagen. Phía đông Jutland là Eo biển Lillebælt ngăn cách đảo Funen(Fyn) với lục địa. Đông nam Funen có hệ thống cầu nối với hòn đảo nhỏ Langeland. Chếch sang phía đông một chút là đảo Zealand (Sjælland), ngăn cách với Funen bởi Eo biển Storebælt. Trên bờ phía đông của đảo này ta sẽ tìm thấy thủ đô Copenhagen(København). Xa xa về phía đông là hòn đảo granit có tên Bornholm.

Trên đảo Greenland (Grønland)có khoảng hơn 55.000 dân cư sinh sống, 48.000 trong số họ là người thiểu số Inuit. Thủ phủ của Greenland là Nuuk. Từ năm 1380 hòn đảo này là thuộc địa của Đan Mạch, từ năm 1953 nó trở thành một lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch.

 
Hình Đan Mạch chụp từ vệ tinh

Quần đảo Faroe (Farøerne) (thủ phủ: Tórshavn, diện tích 1.399 km², 44.800 dân) là thuộc địa của Na Uy từ năm 1035 tới năm 1814. Quần đảo này có khí hậu ôn hoà, dễ chịu chủ yếu nhờ vào ảnh hưởng của dòng hải lưu Gulf.

Cũng chính dòng hải lưu này, cùng với vị trí phía bắc của Đan Mạch, ảnh hưởng phần lớn tới khí hậu của vương quốc: thường có một đợt gió từ ôn hoà tới mạnh thổi chủ yếu từ phía tây, mùa hè lạnh hơn so với các nước châu Âu khác, nhưng mùa đông lại ấm áp hơn, lượng mưa hàng năm vào loại trung bình. Cây trồng đa phần là cây chắn gió và chắn cát lấn vào đất liền.

Ngoại trừ loài hươu sừng nhiều nhánh (Cervus elaphus) Đan Mạch hầu như không có thêm loài thú lớn nào khác. Ngược lại, nơi đây lại là thế giới của vô số các loài chim. Ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân chủ yếu đe dọa sự tồn tại của các loài động vật vùng hồ và bờ biển của Đan Mạch.

Các tài nguyên chính của quốc gia: dầu mỏ, khí đốt, , muốiđá vôi.

Khí hậu sửa

Đan Mạch có khí hậu ôn đới, đặc trưng bởi mùa đông ấm áp, với nhiệt độ trung bình tháng một 1,5 °C (34,7 °F), và mùa hè mát, với nhiệt độ trung bình tháng 8 17,2 °C (63,0 °F).[15] Đan Mạch có 179 ngày có giáng thủy với tổng lượng nước 765 milimét (30 in) mỗi năm; mùa thu là mùa ẩm ướt nhất và mùa xuân khô nhất.[15] Vị trí giữa lục địa và đại dương làm cho thời tiết thường thay đổi.[16]

Do vị trí phía bắc của Đan Mạch nên có những dao động theo mùa về ánh sáng ban ngày. Ngày ngắn trong mùa đông khi mặt trời mọc khoảng 8:45 sáng và lặn lúc 3:45 pm (giờ chuẩn), và mùa hè kéo dài khi mặt trời mọc lúc 4:30 sáng va lặn lúc 10 tối (giờ mùa hè).[17]

Dữ liệu khí hậu của Đan Mạch (2001–2010)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Trung bình cao °C (°F) 3.3 3.3 6.1 11.5 15.5 18.5 21.6 21.2 17.5 12.3 7.9 4.2 11,9
Trung bình ngày, °C (°F) 1.5 1.2 3.0 7.5 11.4 14.6 17.4 17.2 13.8 9.4 5.7 2.2 8,8
Trung bình thấp, °C (°F) −0.8 −1.3 −0.2 3.6 7.4 10.6 13.4 13.5 10.2 6.2 3.2 −0.3 5,5
Giáng thủy mm (inch) 66
(2.6)
50
(1.97)
43
(1.69)
37
(1.46)
53
(2.09)
68
(2.68)
77
(3.03)
91
(3.58)
62
(2.44)
83
(3.27)
75
(2.95)
61
(2.4)
765
(30,12)
Số ngày mưa TB (≥ 1mm) 18 15 13 11 13 13 14 16 14 17 20 17 181
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 47 71 146 198 235 239 232 196 162 111 58 45 1.739
Nguồn: Viện khí tượng Đan Mạch

Sinh thái sửa

Phong cảnh Đan Mạch đặc trưng bởi sự bằng phẳng, đất trồng trọt và các bờ biển cát.
Dẻ gai châu Âu phổ biến khắp Đan Mạch đặc biệt ở vùng rừng.

Đan Mạch thuộc về Giới Bắc Cực và có thể được chia làm hai vùng sinh thái: rừng hỗn hợp Đại Tây Dương và rừng hỗn hợp Baltic.[18] Hầu hết tất cả rừng nguyên sinh của Đan Mạch đã bị phá hủy hoặc chia nhỏ, chủ yếu do mục đích nông nghiệp trong thiên niên kỷ trước.[19] Sự phá rừng đã tạo ra những vùng cây thạch nam bị phá hủy lớn và cát trôi có thể gây nhiều thiệt hại.[19] Mặc dù vậy, có vài rừng mọc lại trên quốc gia này và tổng cộng 12,9% diện tích đất bây giờ là rừng.[20] Norway spruce là loại cây phổ biến nhất (2017), đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất cây Giáng sinh.

Hoẵng châu Âu có số lượng ngày càng tăng tại vùng quê, và hươu đỏ có sừng có thể được tìm thấy ở vùng rừng Jutland. Đan Mạch cũng có các loại động vật có vú nhỏ hơn, như là chồn hôi châu Âu, thỏ đồngnhím gai.[21] Khoảng 400 loài chim cư trú tại Đan Mạch và khoảng 160 loại phối giống tại quốc gia này.[22] Các loài động vật có vú đại dương lớn bao gồm cá heo cảng, các loại động vật chân màng đôi khi có cá voi lớn ghé thăm, bao gồm cá voi xanhcá voi sát thủ. Cá tuyết, cá tríchcá bơn sao là các loại cá có số lượng dồi dào tại Đan Mạch và la cơ sở của một ngành công nghiệp đánh cá lớn.[23]

Phân chia hành chính sửa

Đan Mạch có tổng diện tích 43,094 kilômét vuông (16,639 dặm vuông Anh) được phân thành 5 vùng hành chính (tiếng Đan Mạch: regioner). Các vùng này lại được chia thành 98 đô thị (kommuner). Vùng đất tận cùng phía đông ở Đan Mạch là quần đảo Ertholmene có diện tích 39 ha (0,16 m2), không phải là vùng đô thị cũng không phải một vùng nhưng trực thuộc Bộ Quốc phòng của nước này.[24]

Các vùng được thành lập ngày 01/01/2007 để thay thế 16 hạt trước đây. Cùng lúc này, các đô thị nhỏ hơn được hợp nhất để tạo thành các đơn vị lớn hơn nên giảm xuống từ 270. Hầu hết các đô thị có dân số ít nhất 20.000 dân tạo ra sự bền vững về tài chính và quản lý tốt hơn, mặc dù có một vài ngoại lệ.[25] Đứng đầu các đơn vị hành chính là hạt được bầu cử trực tiếp nhiệm kỳ 4 năm; lần bầu cử gần đây nhất được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 năm 2013. Các cấu trúc vùng khác sử dụng các ranh giới đô thị, bao gồm các quận cảnh sát, quận tòa án và quận bầu cử.

Các vùng sửa

Chính thể của các vùng là các hội đồng hạt khu vực gồm 41 người được bầu nhiệm kỳ 4 năm. Đứng đầu hội đồng là regionsrådsformand người được bầu ra từ hội đồng.[26] Hội đồng chịu trách nhiệm về chăm sóc sức khỏe quốc gia, dịch vụ xã hội, và phát triển vùng.[26][27] Không giống các hạt đã được thay thế, các vùng không được phép thu thuế và dịch vụ y tế được chi trả chủ yếu từ đóng góp chăm sóc sức khỏe quốc gia khoảng 6% (sundhedsbidrag) cộng thêm các quỹ từ chính phủ và đô thị.[28]

Diện tích và dân số của các vùng thay đổi nhiều; ví dụ vùng thủ đô Đan Mạch trải dài vùng đô thị Copenhagen và đảo Bornholm có dân số gấp 3 lần vùng phía bắc Bắc Đan Mạch, trong đó bao gồm các khu vực thưa thớt dân cư của bắc Jutland. Theo hệ thống hạt các vùng đông đúc dân cư như CopenhagenFrederiksberg được trao quy chế tương tự như các hạt, làm nó trởi thành các đơn vĩ hành chính cấp một. Các đô thị sui generis không được sáp nhập vào các dùng mới theo cải cách năm 2007.

Tên Đan Mạch Tên tiếng Việt Trung tâm hành chính Thành phố lớn nhất
(số dân)
Dân số
(7/2015)
Tổng diện tích
(km²)
Hovedstaden Vùng thủ đô Đan Mạch Hillerød Copenhagen 1,775,479 2,568.29
Midtjylland Trung Đan Mạch Viborg Aarhus 1,286,679 13,095.80
Nordjylland Bắc Đan Mạch Aalborg Aalborg 583,471 7,907.09
Sjælland Vùng Zealand Sorø Roskilde 824,199 7,268.75
Syddanmark Nam Đan Mạch Vejle Odense 1,208,520 12,132.21
Nguồn: Regional and municipal key figures

Ngôn ngữ sửa

Ngôn ngữ chính của Đan Mạch là tiếng Đan Mạch, ở vùng Sønderjylland (giáp với Đức) tiếng Đức là ngôn ngữ chính thứ hai, trên đảo Greenland người ta còn nói tiếng Greenland (tiếng Đan Mạch: Grønlandsk), còn ở quần đảo Faroe thì tiếng Faroe cũng là ngôn ngữ chính thức. Phía nam Đan Mạch có khoảng 80.000 dân nói tiếng Đức. Tiếng Đan Mạch thuộc nhánh phía Bắc của nhóm ngôn ngữ German của ngữ hệ Ấn-Âu với rất nhiều từ vay mượn từ ngôn ngữ miền Bắc nước Đức. Ngày nay tiếng Anh là ngoại ngữ quan trọng nhất ở Đan Mạch, đa số học sinh chọn tiếng Anh là sinh ngữ chính. Tuy nhiên tiếng Đứctiếng Pháp vẫn có một ảnh hưởng đáng kể.

Tôn giáo sửa

 
Một nhà thờ Kitô giáo được xây dựng từ năm 1200 theo kiến trúc tôn giáo điển hình của Đan Mạch.

Tôn giáo tại Đan Mạch (2015)[29]

  Kháng Cách (67.4%)
  Công giáo Roma (1.3%)
  Các nhánh Kitô giáo khác (7.5%)
  Vô thần (10.6%)
  Hồi giáo (0.5%)
  Phật giáo (0.5%)
  Khác (1.1%)

Thời tiền sử cho tới ít năm trước thời Trung cổ, Đan Mạch cũng như các nước vùng Scandinavia có niềm tin vào các vị thần trong Thần thoại Bắc Âu, gọi là Asatroen hay Nordisk mytologi. Các tác phẩm quan trọng nhất về thần thoại Bắc Âu là 2 quyển Edda cổ (ældre Edda) và Edda mới (yngre Edda).

Quyển Edda cổ (hay Edda bằng thơ) là một tuyển tập thơ về các vị thần và anh hùng Bắc Âu, gồm 34 tập, trong đó có 2 tập quan trọng nhất là VoluspáHávamál, được viết bằng chữ Iceland cổ, từ khoảng năm 800 tới năm 1200.

Quyển Edda mới (hay Edda bằng văn xuôi), còn được gọi là Snorra Edda vì được thi sĩ người IcelandSnorri Sturluson (1179 - 1241) viết khoảng năm 1220, dạy cách làm thơ cổ Bắc Âu (skjaldekvad) và có rất nhiều truyện thần thoại (khoảng 90.000 từ).

Các ngày trong tuần được gọi theo tên các vị thần:

  • Thứ Hai: Mandag (ngày của Mặt Trăng)
  • Thứ Ba: Tirsdag (ngày của thần Tyr)
  • Thứ Tư: Onsdag (ngày của thần Odin)
  • Thứ Năm: Torsdag (ngày của thần Thor)
  • Thứ Sáu: Fredag (ngày của thần Freja)
  • Thứ Bảy: Lørdag (ngày đi tắm)
  • Chủ Nhật: Søndag (ngày của Mặt Trời)

Đan Mạch theo Kitô giáo từ khoảng năm 965. Tới thời Kháng Cách (reformationen) năm 1536 thì phong trào Kháng Cách dòng Giáo hội Luther trở thành quốc giáo. Có một bộ trong chính phủ phụ trách về tôn giáo. Theo thống kê năm 2006 thì những người theo Giáo hội Luther Quốc giáo chiếm 95%, Công giáo Rôma 3%, Hồi giáo 2% (hầu như toàn người nhập cư), các đạo khác hoặc vô thần 13,1%.

Lịch sử sửa

Thời tiền sử sửa

Các phát hiện khảo cổ ở Đan Mạch có niên đại từ năm 130.000–110.000 trước Công nguyên trong thời kỳ gian băng Eem[30]. Con người đã sống ở Đan Mạch từ khoảng năm 12.500 trước Công nguyên và có bằng chứng ngành nông nghiệp đã tồn tại từ khoảng năm 3900 trước Công nguyên[31]. Thời kỳ đồ đồng Nordic (1.800–600 trước Công nguyên) ở Đan Mạch đã được đánh dấu bằng các gò mộ để lại nhiều phát hiện khảo cổ, bao gồm lurSun Chariot.

Trong Thời kỳ Đồ sắt tiền La Mã (500 trước Công nguyên – 1 Công nguyên), các nhóm dân bản địa bắt đầu di cư về phía nam, dù[31] những người Đan Mạch đầu tiên đến Đan Mạch giữa thời kỳ tiền La Mã và Thời kỳ Đồ sắt German[32], trong Thời kỳ Đồ sắt La Mã (1–400 Công Nguyên).

Thời tiền sử ở Đan Mạch cách nay khoảng 15.000 năm, khi sông băng lục địa (inland ice) trôi chệch về phía bắc do một sự thay đổi khí hậu. Những người săn bắt tuần lộc (loại hươu lớn có sừng nhiều nhánh, tên khoa học là Rangifer tarandus) đã sống tại đây, sau đó tới những người sống bằng nghề săn bắt các muông thú khác và những người đánh cá trải qua hàng thiên niên kỷ.

Cách nay khoảng 6.000 năm thì bắt đầu thời đại đồ đá của người săn bắt, dần dần thay thế bằng thời đại đồ đá của nông dân, sau đó là thời đại đồ đồng, rồi thời đại đồ sắt.

Ngay cuối thời đại đồ sắt, tức khoảng thế kỷ thứ VIII, ở đây đã tồn tại một chính quyền trung ương mạnh, bằng chứng là đã có công trình Dannevirke gồm hệ thống bờ lũy cao, dài 14 km ở cách phía nam biên giới Đan Mạch - Đức hiện nay khoảng 40 km, gần bên thành phố viking Hedeby (tiếng ĐứcHaithabu), vùng Slien gần Schleswig. Ngoài ra trong thời đại đồ sắt còn một hệ thống kênh đào ngang qua đảo Samsø dài khoảng 500 m, rộng 11 m để tàu thuyền lưu thông, thời đó dùng làm một khâu của căn cứ hải quân bảo vệ thành phố Aarhus, gọi là Kanhavekanalen.

Trung cổ sửa

 
Tàu Ladby, con tàu lớn nhất của người Viking được tìm thấy ngoài khơi Đan Mạch.
 
Cối xay gió Dybboel

Thời tiền sử kết thúc vào Thời đại Viking, khi những người Viking Đan Mạch bắt đầu đi buôn bán và cướp bóc ở phần lớn châu Âu.

Nhờ có 2 tấm bia đá khắc chữ rune ở Jelling (nam bán đảo Jylland, tấm nhỏ do Gorm già dựng khoảng năm 955, tấm lớn do Harald răng xanh dựng khoảng năm 965) mà ta biết vị vua đầu tiên của bán đảo Jylland là Gorm già Gorm den Gamle và là cha của Harald Blauzahn (Harald răng xanh), người sau này đã thống nhất Đan Mạch vào năm 980. Hai tấm bia kể trên được coi là "Giấy khai sinh của Đan Mạch".

Cho tới tận thế kỷ XI người Đan Mạch vẫn còn được coi là người Viking, dân tộc đã từng làm chủ nhiều thuộc địa và thâu tóm việc buôn bán khắp châu Âu. Người Viking cũng như thường xuyên cướp phá và gây chiến. Họ bắt đầu đòi cái gọi là Danegæld (món nợ người Đan Mạch) theo đó thì các vua Anh phải nộp thuế cho vua Đan Mạch, để không bị cướp bóc, vì họ có một hạm đội rất mạnh.

Cận đại sửa

Rất nhiều lần trong lịch sử Đan Mạch đã giành được quyền kiểm soát Vương quốc Anh, Na Uy, Thuỵ Điển và một phần lớn bờ biển Baltic, cũng như phần phía bắc nước Đức. Vùng Skåne (phần đất phía nam Thuỵ Điển ngày nay) cũng đã từng thuộc về Đan Mạch trong một thời gian dài trước khi trao cho Thụy Điển sau Hòa ước Roskilde vào năm 1658. Liên hiệp Đan Mạch - Na Uy (1380-1814) kết thúc vào năm 1814 cùng với việc Na Uy bị sáp nhập vào Thuỵ Điển (tới năm 1905). Riêng Greenland, quần đảo Faroe, Iceland (cho tới năm 1944) và vùng Đan Mạch-Tây Ấn (cho tới năm 1917) vẫn thuộc quyền sở hữu của Đan Mạch.

Phong trào dân tộc và những người dân chủ ở Đan Mạch bắt đầu tạo được nhiều ảnh hưởng từ thập niên 1830. Sau cuộc cách mạng châu Âu 1848, nhà nước quân chủ lập hiến Đan Mạch được thành lập: hiến pháp đầu tiên được soạn thảo.

Sau khi thất bại trong cuộc Chiến tranh Phổ-Đan Mạch năm 1864, Đan Mạch buộc phải cắt vùng Schleswig-Holstein cho nước Phổ. Kể từ sau thất bại này Đan Mạch giữ một thái độ nhất quyết trung lập trong đối ngoại của quốc gia cho đến sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Thế kỷ XX đến nay sửa

 
Một nhóm các binh sĩ Đan Mạch vào buổi sáng khi cuộc xâm lược của Đức vào Đan Mạch bắt đầu, ngày 9 tháng 4 năm 1940.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất biên giới Đan Mạch - Đức được tái xác lập, lần này là lui về phía nam. Năm 1920 nó được xác định chính thức và tồn tại cho đến ngày nay: bắc Schleswig trở về với Đan Mạch. Việc thường xuyên thay đổi đường biên giới dẫn tới sự tồn tại của hai bộ phận dân cư thiểu số ở hai phía: người Đức ở nam Đan Mạch và người Đan Mạch ở miền bắc nước Đức.

Từ ngày 9 tháng 4 năm 1940 cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai Đan Mạch nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Đức. Cuộc nổi dậy của nhân dân Đan Mạch chống lại sự thảm sát người Do Thái đã trở nên tiêu biểu. Tháng 10 năm 1943 những người Do Thái ở Đan Mạch đã được nhân dân Đan Mạch cứu thoát.

Sau chiến tranh, Đan Mạch trở thành thành viên của khối NATO. Năm 1973 vương quốc này là quốc gia Bắc Âu đầu tiên trở thành thành viên của Cộng đồng châu Âu, nay là Liên minh châu Âu, sau cuộc trưng cầu dân ý.

Năm 1989, Đan Mạch trở thành nước đầu tiên trên thế giới thông qua luật cho phép người đồng tính luyến ái được phép chung sống với nhau.

Sau cuộc trưng cầu ý dân năm 1992, người Đan Mạch phản đối việc phê chuẩn hiệp ước Maastricht (Hiệp ước ngày 7 tháng 2 năm 1992, thành lập Liên minh châu Âu của 12 quốc gia thành viên của Cộng đồng Kinh tế châu Âu), nhưng lại chấp nhận vào năm 1993. Trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2000, Đan Mạch đã từ chối lưu hành đồng euro, nước này vẫn sử dụng đồng krone Đan Mạch, tiền riêng của nước mình.

Chính trị sửa

Nữ vương Margrethe II
Thủ tướng Mette Frederiksen
Nữ vương và thủ tướng Đan Mạch

Luật căn bản - cũng gọi là luật hiến pháp - của Vương quốc Đan Mạch (Danmarks Riges Grundlov) được vua Frederik VII ký ban hành ngày 5 tháng 6 năm 1849. Luật này chuyển quốc gia Đan Mạch từ một vương quốc do một người cai trị (enevælde) sang một quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến với chế độ tam quyền phân lập. Quyền lập pháp ở trong tay quốc hội (Folketinget), quyền hành pháp do chính phủ đảm nhiệm và quyền tư pháp độc lập.

Người đứng đầu quốc gia (chỉ đóng vai trò tượng trưng) là vua hoặc nữ hoàng. Hiện nay đứng đầu vương quốc là Nữ hoàng Margrethe II.

Luật căn bản này đã trải qua 3 đợt tu chính: lần thứ nhất vào năm 1866, lần thứ hai vào năm 1915 (cho phép các phụ nữ được quyền ứng và bầu cử) và lần thứ ba vào năm 1953.

Chế độ quân chủ lập hiến sửa

Đan Mạch theo thể chế quân chủ lập hiến và hệ thống chính trị đa đảng, đứng đầu Nhà nước là Nữ hoàng. Nữ hoàng chỉ mang tính lễ nghi, không còn quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị thuộc về cơ quan hành pháp (Chính phủ), đứng đầu là Thủ tướng.

Quyền lập pháp sửa

Kể từ năm 1953, Quốc hội Đan Mạch bỏ việc phân chia Quốc hội thành Thượng việnHạ viện (do hai viện nay có quyền hạn như nhau nên rất khó để phân biệt) và theo chế độ một viện (unicameral) với 179 nghị sĩ (trong đó 2 ghế dành riêng cho đảo Greenland và 2 ghế dành cho quần đảo Faroe), được bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm.

Đặc điểm nổi bật của hệ thống chính trị ở Đan Mạch là nền dân chủ liên hiệp (collaborative democracy). Từ năm 1909, không có một đảng nào giành đa số tuyệt đối trong bầu cử; phần lớn là chính phủ thiểu số của một đảng hoặc chính phủ liên minh 2-3 đảng. Kể từ thập kỷ 1980, trong quốc hội luôn có đại diện của ít nhất là 7 đảng.

Quốc hội Đan Mạch (Folketinget) nắm quyền lập pháp, gồm 179 đại biểu và được bầu 4 năm một lần. Trong số 179 đại biểu quốc hội có hai đại diện của đảo Greenland và hai đại diện của quần đảo Faroe. Hiện nay - sau cuộc bầu cử trước thời hạn, ngày 23 tháng 11 năm 2007 - có tất cả tám đảng phái đại diện trong quốc hội và số đại biểu được chia như sau:

Các đảng khác không đạt được tỷ lệ 2% phiếu bầu của tổng số cử tri thì bị loại.

Quyền hành pháp sửa

Đứng đầu là Thủ tướng, do Nữ hoàng Đan Mạch chỉ định (thường là lãnh đạo đảng chiếm đa số hoặc lãnh đạo của liên minh cầm quyền). Thủ tướng có quyền thành lập nội các và trình lên Nữ hoàng để xem xét chấp thuận.

Chính phủ hiện nay là chính phủ của Thủ tướng Helle Thorning-Schmidt.

Chính phủ nắm quyền hành pháp, hiện nay nội các do phe đa số nắm giữ, gồm đảng Tả chủ trương tự do kinh tế, đảng Dân tộc Đan Mạch, Đảng Dân tộc Bảo thủ và Đảng Tân Liên Minh, do chủ tịch đảng Tả là Anders Fogh Rasmussen giữ chức thủ tướng ( statsminister).

Quyền tư pháp sửa

Quyền tư pháp hoàn toàn độc lập, do hệ thống các tòa án nắm giữ, đứng đầu là tòa án tối cao (højesteret), 2 tòa án quốc gia (landsret) miền đông và miền tây (tương đương tòa thượng thẩm) cùng các tòa án sơ thẩm cấp thành phố (byret) v.v.

Các đảng phái chính trị sửa

- Đảng Tự do, thành lập năm 1870, do Thủ tướng Lars Løkke Rasmussen đứng đầu.

- Đảng Bảo thủ, do Bộ trưởng Tư pháp Lars Barfoed đứng đầu.

- Đảng Dân chủ xã hội, thành lập năm 1871, do bà Helle Thorning-Schmidt đứng đầu.

- Đảng Nhân dân Đan Mạch, thành lập năm 1995, do bà Pia Merete Kjærsgaard đứng đầu.

- Đảng Nhân dân Xã hội chủ nghĩa, thành lập năm 1916, do ông Villy Søvndal đứng đầu.

- Đảng Tự do xã hội, thành lập năm 1905, do bà Margrethe Vestager đứng đầu.

- Đảng Liên minh xanh – đỏ cánh tả, thành lập năm 1989, lãnh đạo tập thể.

- Đảng Liên minh Tự do cánh hữu, thành lập năm 2007, do ông Anders Samuelsen đứng đầu.

Các khu vực hành chính sửa

 
Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch.
 
Một thị trấn truyền thống của Đan Mạch.

Trước đây Đan Mạch chia ra thành 13 amt (tương đương tỉnh hạt) và 270 kommune (tương đương thị trấn hay xã nông thôn). Theo cuộc cải cách cơ cấu hành chính 2007 ( strukturreformen 2007) thì kể từ 1 tháng 1 năm 2007, bãi bỏ các amt, thay vào đó là 5 vùng:

  • vùng Thủ đô (Region Hovedstaden)
  • vùng Sjælland (Region Sjælland)
  • vùng Nam Đan Mạch (Region Syddanmark)
  • vùng Trung bán đảo Jylland (Region Midtjylland)
  • vùng Bắc bán đảo Jylland (Region Nordjylland)

Số 270 kommune cũng được nhập chung lại còn 98 kommune.

Quan hệ ngoại giao sửa

Năm 2003, Đan Mạch được bầu làm thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2004-2006.

Đan Mạch luôn theo đuổi chính sách đối ngoại rộng mở, tích cực và gắn bó với Tây ÂuMỹ; ủng hộ việc xây dựng một châu Âu thống nhất, vững về kinh tế, mạnh về chính trị, an ninhquốc phòng. Đan Mạch có cùng quan điểm với Anh, Ý trong việc thông qua Hiến pháp EU mới; tăng cường quan hệ xuyên Đại Tây Dương.

  • Với EU: Năm 2010, Đan Mạch tiếp tục ưu tiên tăng cường quan hệ với EU, hoan nghênh phê chuẩn Hiệp ước Lisbon, ủng hộ lập Quỹ cứu trợ giúp các nước giải quyết khủng hoảng nợ công; đơn phương cam kết cho Ireland vay 400 triệu bảng Anh để khắc phục khó khăn tài chính. Đan Mạch ủng hộ EU lập Cơ quan đối ngoại chung và tích cực đóng góp để EU có vai trò quan trọng tại diễn đàn Liên Hợp Quốc (LHQ) và trên thế giới. Chính phủ Đan Mạch hiện nay chủ trương Đan Mạch cần tham gia đầy đủ vào các cơ chế của EU, tiến tới gia nhập khu vực đồng euro và tích cực phát huy vai trò khi đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên EU trong 6 tháng đầu năm 2012.
  • Với châu Âu: Năm 2010, Đan Mạch làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tổ chức hợp tác khu vực Bắc Âu và Hội đồng các nước vùng Bắc Cực, đã tích cực thúc đẩy hợp tác với các nước này về đối ngoại, an ninh, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đan Mạch tăng cường quan hệ với Nga, nhất là về kinh tế, năng lượng.
  • Với châu Á: Đan Mạch đánh giá cao sự phát triển kinh tế và vai trò to lớn của Trung Quốc, Ấn Độ và các nền kinh tế mới nổi ở châu Á, coi đây là khu vực ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại đến năm 2020. Tháng 12 năm 2010, Đan Mạch công bố "Chiến lược đối ngoại đến năm 2020", trong đó xác định ưu tiên phát triển quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và các nước mới nổi về kinh tế.[33]
  • Các vấn đề quốc tế: Đan Mạch ủng hộ tăng cường vai trò của Liên Hợp Quốc, cải tổ NATO, tăng cường phối hợp NATO, Liên Hợp Quốc và các cơ chế đa phương khác để đảm bảo hòa bình và ổn định trên thế giới. Đan Mạch tiếp tục cam kết chống khủng bố và giúp bình ổn tình hình ở Afghanistan; nỗ lực cải thiện quan hệ với các nước Hồi giáo, cùng EU đóng góp thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông, giải quyết vấn đề hạt nhân Iran, tham gia lực lượng chống hải tặc ở vùng ngoài khơi Somalia.

Đan Mạch có quan hệ ngoại giao với trên 100 nước, là thành viên của hầu hết các tổ chức chính trị, kinh tế, tài chính quốc tế và khu vực, tham gia Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) năm 1959, Hội đồng Bắc ÂuQuỹ Dự án Bắc Âu (NOPEF)(1952), gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) (1949), nhưng không cho phép NATO thiết lập căn cứ hạt nhân NATO trên lãnh thổ Đan Mạch trong thời bình. Ngoài ra, Đan Mạch là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Mạng lưới giao thông sửa

 
Cầu Oresund nối từ đảo Zealand (Đan Mạch) sang vùng Nam Thụy Điển (Øresundsbroen).
 
Chiếc cầu nối đảo Fyn sang đảo Zealand

Đan Mạch có mạng lưới giao thông đường bộ tổng cộng khoảng 71.600 km, trong đó 880 km là xa lộ. Có 35 cầu các loại, có chiều dài từ 200 m trở lên. Vào mùa hè năm 1998, đã khánh thành cầu nối từ đảo Fyn sang đảo Zealand, Cầu Storebælt (Storebæltsbroen), là một trong các cầu dài nhất châu Âu, với một phần đường hầm dưới lòng biển (tunnel) dành cho xe lửa. Đan Mạch cũng xây dựng chung với Thụy Điển Cầu Oresund nối từ đảo Zealand (Đan Mạch) sang vùng Nam Thụy Điển (Øresundsbroen).

Ngoài ra còn các tàu phà (ferry) nối liền giao thông giữa đất liền với các đảo hoặc giữa các đảo với nhau.

Mạng lưới đường sắt Đan Mạch có tổng chiều dài 2.875 km (năm 2000), trong đó có 508 km đường sắt do công ty tư nhân khai thác, số còn lại do Công ty đường sắt quốc gia Đan Mạch ( Danske Statsbaner) quản lý. Từ ngày 19 tháng 10 năm 2002, Đan Mạch có thêm một số đường tàu điện ngầm (Metro) tại thủ đô Copenhagen.

Đan Mạch có bốn sân bay quốc tế là: sân bay Copenhagen, sân bay Billund, sân bay Aalborgsân bay Aarhus.

Kinh tế sửa

 
Các Tua-bin gió ngoài khơi gần Copenhagen, cung cấp một lượng lớn năng lượng bằng sức gió cho nước này.

Đan Mạch có một nền kinh tế thị trường hiện đại và một nền công nghiệp chuyên môn hóa, năng động, đủ khả năng cạnh tranh với các nước khác.

Ngoài các xí nghiệp trung bình và nhỏ, Đan Mạch cũng có các công ty đa quốc gia như A.P. Møller-Mærsk (hãng vận tải hàng hải quốc tế), Lego (sản xuất đồ chơi trẻ em), Carlsberg (hãng bia), Vestas (sản xuất quạt gió), các hãng dược phẩm LundbeckNovo Nordisk.

Do thị trường nội địa nhỏ bé, kinh tế Đan Mạch chủ yếu dựa vào việc buôn bán với nước ngoài. Khoảng 70% là buôn bán với các nước trong Liên minh châu Âu, trong đó khoảng 17% là với Đức, đối tác lớn nhất.

Đan Mạch xuất cảng các dịch vụ, các máy móc công nghiệp, các dụng cụ chuyên ngành, sản phẩm hóa chất, thuốc chữa bệnh, hàng dệt may, v.v.

Nguồn dầu khí khai thác từ Bắc Hải được tiêu dùng trong nước, số thặng dư cũng được xuất cảng, mang lại một lợi tức đáng kể.

Ngành nông nghiệp sản xuất thực phẩm hàng năm đủ cung cấp cho 15 triệu người (dân số Đan Mạch là trên 5,4 triệu). Ngành chăn nuôi sản xuất thịt các loại và các sản phẩm chế biến từ sữa, riêng thịt heo năm 2005 là trên 2 triệu tấn. Các sản phẩm nông nghiệp nói chung, trị giá khoảng 90 tỷ kroner/năm (tỷ giá hối đoái đầu tháng 12/2007 khoảng 1 US$ = 5,1 krone).

Đan Mạch không có thủy điện, cũng không sử dụng năng lượng hạt nhân, nhưng sử dụng nhiệt điện và năng lượng sức gió từ các cánh quạt lớn. Nguồn năng lượng này đáp ứng được 10% nhu cầu trong nước. Số năng lượng thiếu hụt được nhập từ Thụy Điển.

Thặng dư tài chính quốc gia năm 2005 là 4,9% BNP, năm 2006 là 4,2% BNP. Cán cân thanh toán các năm gần đây là thặng dư và Nhà nước hầu như không có nợ nước ngoài.

Tỷ lệ thất nghiệp tháng 10 năm 2007 là 3% tức 81.700 người.

Năm 1999, là năm bùng nổ của ngành du lịch Đan Mạch với việc đón trên 2 triệu lượt khách quốc tế tới thăm, trong số đó có trên một triệu người Đức. Doanh thu từ du lịch ước đạt khoảng 3,31 tỉ USD.

Do nghèo tài nguyên và thiếu nguyên liệu buộc người Đan Mạch phải học cách sử dụng nguyên liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất như ứng dụng năng lượng gió và các năng lượng tái tạo. Bên cạnh đó, Đan Mạch cũng phụ thuộc lớn vào các hoạt động ngoại thương, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu lương thực và năng lượng. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Đan Mạch chiếm 31,8% GDP (tương đương 99,37 tỷ USD) và kim ngạch nhập khẩu đạt 29,1% GDP cả nước (tương đương 90,83 tỷ USD). Nền kinh tế Đan Mạch trong năm 2010 tuy chưa thực sự phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng cũng đã có dấu hiệu tăng trưởng trở lại với mức tăng GDP 1% trong năm 2010 (so với mức suy thoái -5,2% vào năm 2009), tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ còn 4,2% trong năm 2010, tuy nhiên tỷ lệ lạm phát tăng ở mức 2,6%.[33]

Tính đến năm 2016, GDP của Đan Mạch đạt 302.571 USD, lớn thứ 39 trên thế giới và lớn thứ 16 châu Âu.

Tiền tệ sửa

Đơn vị tiền của Đan Mạch là đồng krone Đan Mạch (ký hiệu quốc tế DKK). Ngày 28.9.2000, trong một cuộc trưng cầu ý dân (46,8% thuận, 53,2% chống), Đan Mạch đã từ chối không gia nhập đồng tiền chung của Liên minh châu Âu. Cùng với Anh, Đan Mạch đã ký với các nước trong Liên minh một điều khoản gọi là opting-out (sự chọn lựa không tham gia) cho phép Đan Mạch không gia nhập đồng tiền chung của Liên minh là đồng euro.

Tuy nhiên trên thực tế, đồng krone gắn bó chặt chẽ với đồng euro qua hệ thống Cơ chế tỷ suất hối đoái châu Âu II (European Exchange Rate Mechanism II), một phần của Hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary System). Tỷ giá giữa đồng euro và đồng krone bao giờ cũng xấp xỉ: 1 euro = 7,45 krone.

Văn hoá sửa

Những di sản văn hoá thế giới ở Đan Mạch bao gồm các đồi mộ cổ (gravhøj,kæmpehøj, tiếng Anh: tumulus), những bia đá Jelling (khắc chữ Rune) và nhà thờ vùng Jelling, cũng như nhà thờ chính tòa Roskilde và lâu đài Kronborg ở thành phố Helsingør.

Khoa học sửa

Nhiều người Đan Mạch được giải Nobel:

Văn học sửa

Nhà văn lớn đầu tiên của Đan Mạch là Saxo Grammaticus (khoảng 1160 - sau 1208), người viết tác phẩm Gesta danorum (Các kỳ công của người Đan Mạch) bằng tiếng Latin.

Nhà văn nổi tiếng thế giới của Đan Mạch là Ludvig Holberg(1684 - 1574, gốc Na Uy), tác giả của 31 hài kịch, 4 tập thơ, 4 tiểu luận, 8 tiểu thuyết lịch sử và một tiểu thuyết trào phúng. Về khuynh hướng lãng mạn có Johannes Ewald (1743 - 1781) và Jens Baggesen (1764 - 1826). Georg Brandes (1842 - 1927) là nhà phê bình văn học nổi tiếng. Ngoài ra còn các nhà văn nổi tiếng khác như Gustav Wied (1858 - 1914), Martin A. Nexø (1869 - 1954), Tom Kristensen (1893 - 1974).

Những nhà văn Đan Mạch có nhiều đóng góp cho văn học thế giới có thể kể đến Hans Christian Andersen (1805 - 1875) - tác giả của nhiều câu truyện cổ tích nổi tiếng, nhà văn nữ Karen Blixen (1885 - 1962), cũng như nhà văn từng đoạt giải thưởng Nobel năm 1944 Johannes Vilhelm Jensen (1873 -1950), tiểu thuyết Kongens Fald của ông vừa được một số tờ báo chọn là tác phẩm thế kỷ của Đan Mạch.

Hai nhà văn Karl Gjellerup (1857 -1919) và Henrik Pontoppidan(1857 - 1943) cùng chia nhau giải Nobel năm 1917.

Nhà văn tiêu biểu cho trường phái ấn tượng của Đan Mạch là Herman Bang (1857 - 1912). Các tác phẩm nổi tiếng của ông là Ved Vejen (Bên đường, 1886) được Max von Sydow chuyển thể thành phim năm 1988, dưới tên Katinka, Stuk (1887) và Tine (1889), được Knud Leif Thomsen đưa lên màn ảnh năm 1964, Mikael (1904) cũng được Mauritz Stiller đưa lên màn ảnh năm 1916, sau đó Carl Theodor Dreyer cũng lại làm một bản phim mới (1924).

Mặc dù được biết đến nhiều hơn trong vai trò một nhà triết học, Søren Kierkegaard (1813 - 55) cũng là một tên tuổi lớn của nền văn học Đan Mạch.

Một tác giả nổi tiếng thế giới khác là Peter Høeg (1957 - ?), ông được biết đến với tác phẩm Frøken Smillas fornemmelse for sne (Cảm giác về tuyết của nàng Smillas).

Kiến trúc sửa

 
Nhà thờ Grundtvig, Copenhagen

Kiến trúc Đan Mạch có nguồn gốc từ thời đại Viking nhưng bắt đầu được biết đến từ thời Trung cổ khi bắt đầu là nhà thờ và nhà thờ lớn phong cách kiến trúc Roman, sau đó là phong cách kiến trúc Gothic xuất hiện trên khắp cả nước. Được tạo cảm hứng từ các lâu đài Pháp và với sự hỗ trợ của các nhà thiết kế người Đan Mạch, kiến trúc thời Phục Hưng phát triển với nhiều cung điện hoàng gia tráng lệ. Kiến trúc Tân cổ điển đến với Đan Mạch từ Pháp và vào thế kỷ XIX từ từ hòa vào với phong cách Roman Quốc gia khi các nhà thiết kế người Đan Mạch tự nghĩ ra. Tuy nhiên mãi đến thế kỷ XX các kiến trúc sư Đan Mạch mới bước đến tầm cỡ thế giới với thuyết chức năng rất thành công của họ. Vì vậy có nhiều nhà thiết kết tầm cỡ thế giới hơn như là Johann Otto von Spreckelsen người thiết kế Grande Arche ở Paris. Về mặt quốc tế, có lẽ kiến trúc sư được ca tụng nhiều nhất là người thiết kế ra Nhà hát Opera Sydney, Jørn Utzon, nhưng tại Đan Mạch, người đó là kiến trúc sư Arne Jacobsen người mà có lẽ tự hào nhất về phát triển 'phong cách hiện đại kiểu Đan Mạch', như là những chiếc ghế Thiên ngaTrứng nổi tiếng thế giới.[34] Một làn sóng kiến trúc sư Đan Mạch trẻ đang giành được danh tiếng quốc tế, như Bjarke Ingels với các công trình như Danish National Pavilion ở Expo 2010 Thượng Hải Trung Quốc.

Thiết kế sửa

 
Thiên Nga và Trứng của Arne Jacobsen

Thiết kế kiểu Đan Mạch là thuật ngữ thường được sử dụng để diễn tả phong cách thiết kế và kiến trúc chức năng, thứ được phát triển vào giữa thế kỷ XX, bắt nguồn từ Đan Mạch. Thiết kế kiểu Đan Mạch theo điển hình được áp dụng cho thiết kế công nghiệp và đồ dùng gia đình, chúng dành nhiều giải thưởng quốc tế.

Nhà máy Sứ Đan Mạch ("Royal Copenhagen"), bao gồm Bing & Grøndahl, nổi tiếng với chất lượng của các sản phẩm gốm sứ và các sản phẩm xuất khẩu toàn thế giới. Thiết kế kiểu Đan Mạch cũng là một thương hiệu nổi tiếng, thường gắn liền với các nhà thiết kế và kiến trúc sư như Børge Mogensen (1914–1972), Finn Juhl (1912–1989), Hans Wegner (1914–2007), Arne Jacobsen (1902–1971), Poul Kjærholm (1929–1980), Poul Henningsen (1894–1967) và Verner Panton (1926–1998).[35] Georg Jensen (1866–1935) nổi tiếng về thiết kế đồ đồng hiện đại.

Các nhà thiết kế khác bao gồm Kristian Solmer Vedel (1923–2003) trong lĩnh vực thiết kế công nghiệp, Jens Harald Quistgaard (1919–2008) cho các đồ dùng trong bếp và Ole Wanscher (1903–1985) người có phương pháp thiết kế đồ dùng gia đình cổ điển.

Bảo tàng Nghệ thuật và Thiết kế Đan Mạch tại Copenhagen trưng bày các thiết kể tốt nhất của Đan Mạch.

Điện ảnh sửa

Trong thời kì phim câm Đan Mạch là nhà sản xuất phim lớn của thế giới sau Mỹ, ĐứcPháp. Dẫu cho địa vị này bị phá vỡ cùng với sự ra đời của phim có âm thanh, nhưng những tác phẩm điện ảnh của Đan Mạch vẫn giành được sự chú ý trên thế giới. Thập niên 1990 đánh dấu sự trở lại của Đan Mạch trên phim trường quốc tế cùng với phong trào tuyên ngôn Dogma 95.

Những đạo diễn nổi tiếng của Đan Mạch:

Phim nước ngoài ở Đan Mạch thường không được lồng tiếng mà chỉ được làm thêm phụ đề, ngoại trừ một số phim thiếu nhi.

Ẩm thực sửa

 
Smørrebrød – một loại bánh kẹp mở của Đan Mạch được xếp một cách tinh tế.

Ẩm thực truyền thống của Đan Mạch giống như các quốc gia Bắc Âu khác và Bắc Đức, chủ yếu bao gồm thịt, cá và khoai tây. Các món Đan Mạch thường theo mùa, bắc nguồn từ ngành nông nghiệp trong quá khứ, vị trí địa lý của nó, và khí hậu có mùa đông dài và lạnh.

Bánh kẹp mở, được biết đến là smørrebrød, dạng cơ bản của nó thường được dùng làm bữa trưa, nó có thể được xem là đặc sản quốc gia khi được chế biến và trang trí với nhiều nguyên liệu. Món nóng theo truyền thống bao gồm thịt xay, như là frikadeller (thịt lợn hoặc bê viên) và hakkebøf (bánh thịt viên), hoặc những món thịt hoặc cá lớn hơn như là flæskesteg (lợn quay) và kogt torsk (cá tuyết trần) với sốt mù tạt. Đan Mạch nổi tiếng với bia Carlsberg, Tuborg, akvavitbitters.

Kể từ khoảng năm 1970, các đầu bếp và nhà hàng tại toàn bộ Đan Mạch đã giới thiệu cách nấu thượng hạng, có ảnh hưởng lớn từ ẩm thực Pháp. Các đầu bếp Đan Mạch gần đây đã phát triển một loại ẩm thực mới và một loạt các món thượng hạng từ các sản phẩm chất lượng cao tại địa phương được biết đến là ẩm thực Đan Mạch mới.[36] Cũng là kết quả của những phát triển này, hiện nay Đan Mạch có một số lượng đáng kể các nhà hàng danh tiếng thế giới mà một số trong đó đã được trao tặng sao Michelin. Những nhà hàng này bao gồm nhà hàng GeraniumNoma ở Copenhagen.[37]

Thể thao sửa

Các môn thể thao phổ biến nhất ở Đan Mạch là bóng đá, đua thuyền các loại và bóng ném. Năm 1992 đội tuyển bóng đá quốc gia Đan Mạch đã giành chức Giải vô địch bóng đá châu Âu 1992. Đội tuyển bóng ném nữ cũng giành huy chương vàng trong các kì Thế vận hội 1996, 20002004. Đội tuyển bóng ném nam cũng giành 1 huy chương vàng trong giải vô địch bóng ném châu Âu tại Na Uy (tháng 1/2008) và 2 huy chương đồng trong giải vô địch bóng ném châu Âu tại Thụy Sĩ năm 2006giải vô địch bóng ném thế giới tại Đức năm 2007. Hiện nay (10.4.2008) đội tuyển bóng ném nam Đan Mạch đứng đầu trong bảng xếp hạng các đội bóng ném nam châu Âu với 416 điểm hơn đội Pháp thứ nhì 8 điểm. Trong môn cầu lông (badminton) các vận động viên của Đan Mạch cũng là những nhà vô địch thế giới.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Area by region – StatBank Denmark – data and statistics”.
  2. ^ “Population and population projections”. Statistics Denmark. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
  3. ^ “Faroe Islands Population”. Hagstova Føroya. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ “2020 Population”. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2020.
  5. ^ a b c d “Denmark”. International Monetary Fund. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018.
  6. ^ “Gini coefficient of equivalised disposable income - EU-SILC survey”. ec.europa.eu. Eurostat. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 3 năm 2019. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2020.
  7. ^ Human Development Report 2020 The Next Frontier: Human Development and the Anthropocene (PDF). United Nations Development Programme. ngày 15 tháng 12 năm 2020. tr. 343–346. ISBN 978-92-1-126442-5. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  8. ^ Esping-Andersen, G. (1990). Ba thế giới tư bản chủ nghĩa phúc lợi (The three worlds of welfare capitalism). Princeton, NJ: Nhà xuất bản Đại học Princeton.
  9. ^ “Forbes: Denmark has the best business climate in the world”. Copenhagen Capacity. www.copcap.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2009.
  10. ^ “ABC News: Great Danes: The Geography of Happiness”. Abcnews.go.com. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2009.
  11. ^ Global Peace Index Rankings 2008 Lưu trữ 2009-11-25 tại Wayback Machine. Vision of Humanity.
  12. ^ “Transparency International, 2008 Corruption Perceptions Index”. Transparency.org. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2009.
  13. ^ Trần Văn Chánh. Từ điển Hán-Việt — Hán ngữ cổ đại và hiện đại. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa. Năm 2014. Trang 2421.
  14. ^ “Geography and Map of Denmark”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2013. Truy cập 23 tháng 4 năm 2015.
  15. ^ a b “Climate Normals for Denmark”. Danish Meteorological Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2015. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2015. Figures, labeled in Danish: First plot is the whole country; Nedbør=Precipitation, Nedbørdage=Precipitation days (>1 mm), (Dag/Middel/Nat)temp.=(Daytime/Average/Nighttime) temperature, Solskinstimer=Hours of sunshine.
  16. ^ “The weather cross - the four corners of autumn weather”. Danish Meteorological Institute. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 17 tháng 9 năm 2015.
  17. ^ “Copenhagen, Denmark  – Sunrise, sunset, dawn and dusk times for the whole year”. Gaisma. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2012.
  18. ^ Hogan, C Michael. “Ecoregions of Denmark”. Encyclopedia of Earth. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
  19. ^ a b Jensen, Christian Lundmark. “Forests and forestry in Denmark – Thousands of years of interaction between man and nature” (PDF). Danish Ministry of the Environment Nature Agency. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2016.
  20. ^ “Forest area (% of land area)”. worldbank.org. The World Bank. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015.
  21. ^ “Animals in Denmark”. listofcountriesoftheworld.com. 2012. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2016.
  22. ^ “Bird list of Denmark”. Netfugl.dk. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2015. It involves all category A, B and C birds recorded in Denmark (according to SU/BOURC/AERC standard).
  23. ^ Byskov, Søren. “Theme: Herring, cod and other fish – 1001 Stories of Denmark”. www.kulturarv.dk. The Heritage Agency of Denmark. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2016.
  24. ^ Michael Kjær, Jonas (ngày 15 tháng 11 năm 2006). “Christiansø betaler ikke sundhedsbidrag”. dr.dk (bằng tiếng Đan Mạch). Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2007.
  25. ^ Denmark: Regions, Municipalities, Cities & Major Urban Areas – Statistics and Maps on City Population.
  26. ^ a b The Danish Regions – in Brief (ấn bản 3). Copenhagen: Danske Regioner. 2007. ISBN 978-87-7723-471-2.
  27. ^ “Regional Tasks in Denmark”. regioner.dk. Danske Regioner. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2015.
  28. ^ “The Danish Tax System”. ias.au.dk. Aarhus University. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2015.
  29. ^ “DISCRIMINATION IN THE EU IN 2015”, Special Eurobarometer, 437, European Union: European Commission, 2015, Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 9 năm 2020, truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2017 – qua GESIS
  30. ^ Michaelsen (2002), p. 19.
  31. ^ a b Nielsen, Poul Otto (tháng 5 năm 2003). “Denmark: History, Prehistory”. Royal Danish Ministry of Foreign Affairs. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2005. Truy cập ngày 1 tháng 5 năm 2006.
  32. ^ Busck and Poulsen (ed.) (2002), p. 20.
  33. ^ a b http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro/nr040819111225/ns110401070519/view#mEmJ4lNXrBT0
  34. ^ 'Ægget' fejrer 50 år med en særlig stol. Politiken 9. jan 2008 kl. 07:41. link title Lưu trữ 2010-07-28 tại Wayback Machine
  35. ^ "Danish by Design", DDC. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2011.
  36. ^ “new nordic recipes”. denmark.dk. Ministry of Foreign Affairs of Denmark. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2016.
  37. ^ “2 nhà hàng tốt nhất tại Copenhagen: Noma vs Geranium” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2017.

Liên kết ngoài sửa