Giao thông bên phải và bên trái

Quy tắc giao thông bên phảigiao thông bên trái là các quy tắc lưu thông cơ bản, trong đó xe cộ lưu thông nửa trái hoặc nửa phải của đường.[1] Điều này góp phần giảm bớt lưu lượng giao thông, tránh bị va chạm. Ban đầu, hầu hết các quốc gia đều lưu thông bên trái, ngày nay, có khoảng 66,1% dân số thế giới sống ở các nước lưu thông bên phải và 33,9% ở các nước lưu thông bên trái. Khoảng 72% tuyến đường trên thế giới lưu thông bên phải, 28% lưu thông bên trái.

  Các quốc gia lưu thông bên phải
  Các quốc gia lưu thông bên trái

Giao thông sửa

Tính đồng nhất sửa

 
Bản đồ thế giới hiển thị hướng lưu thông của mọi quốc gia và mọi thay đổi đã xảy ra, bắt đầu với sự chuyển đổi của Phần Lan năm 1858
  luôn lưu thông bên phải từ trước đến nay
  từng lưu thông bên trái, hiện đang lưu thông bên phải
  luôn lưu thông bên trái từ trước đến nay
  từng lưu thông bên phải, hiện đang lưu thông bên trái
  một vài vùng lãnh thổ trực thuộc lưu thông bên trái, nhưng hiện đang lưu thông bên phải
  một vài vùng lãnh thổ trực thuộc lưu thông bên phải, nhưng hiện đang lưu thông bên trái

Quy tắc giao thông bên trái sửa

 

 
Bảng giao thông trên Đường Great Ocean của Úc lưu ý rằng xe cộ lưu thông bên trái
  • Giao thông phải giữ hướng là bên trái, trừ khi vượt thì chuyển sang bên phải.
  • Xe cộ đi theo hướng ngược lại được nhìn thấy từ bên phải.
  • Phải cắt qua dòng xe ngược chiều khi rẽ phải.
  • Hầu hết các biển báo giao thông được đặt ở bên trái đường.
  • Giao thông trên đảo an toàn (vòng xuyến hay vòng tránh) theo chiều kim đồng hồ.
  • Người đi bộ băng qua đường hai chiều phải chú ý từ bên phải trước tiên.
  • Các làn đường được thiết kế cho xe có tốc độ bình thường và làn xe rẽ trái là bên trái.
  • Trên đường 1 chiều, xe thô sơ đi trên làn bên trái, xe cơ giới đi trên làn bên phải.
  • Hầu hết các đường nhập làn và lối rẽ từ đường cao tốc đều ra ở phía bên trái.
  • Cửa lên xuống của ô tô buýt thường nằm ở bên trái xe.
  • Các loại xe đều phải vượt về bên phải, trừ một số trường hợp thì được phép vượt bên trái.
  • Hầu hết các loại ô tô có chỗ ngồi của lái xe (và vô lăng) ở phía bên phải. Tuy nhiên, một số nơi như quần đảo Virgin (Mỹ) tuy lái xe bên trái nhưng các phương tiện vận chuyển được trang bị vô lăng bên trái vì chúng hầu hết xuất xứ từ Mỹ và Brazil (hai quốc gia này lái xe bên phải và sử dụng ô tô có vô lăng bên trái).
  • Đèn đỏ có thể được phép rẽ trái.
  • Trên đường không có lối dành riêng cho người đi bộ, được khuyến khích là đi bộ ở bên trái.

Quy tắc giao thông bên phải sửa

 

  • Giao thông phải giữ hướng là bên phải, trừ khi vượt thì chuyển sang bên trái.
  • Xe cộ đi ngược chiều được nhìn thấy từ bên trái.
  • Phải cắt qua dòng xe đi ngược chiều khi rẽ trái.
  • Hầu hết các biển báo giao thông được đặt ở bên phải đường.
  • Giao thông trên đảo an toàn (vòng xuyến hay vòng tránh) ngược chiều kim đồng hồ.
  • Người đi bộ băng qua đường hai chiều phải chú ý từ bên trái trước tiên.
  • Các làn đường được thiết kế cho xe có tốc độ bình thường và làn xe rẽ phải là bên phải.
  • Hầu hết các làn đường kép (tách ra từ đường cao tốc) đều ra ở phía bên phải.
  • Các loại xe đều phải vượt về bên trái, trừ một số trường hợp thì được phép vượt bên phải.
  • Hầu hết các loại ô tô có chỗ ngồi của lái xe ở phía bên trái.
  • Đèn đỏ có thể được phép rẽ phải.
  • Trên đường không có lối dành riêng cho người đi bộ, được khuyến khích là đi bộ ở bên phải. Tuy nhiên, tại một số nước quy định khi đi bộ thì đi lề bên trái. Khi đó, người đi bộ sẽ quan sát được xe dễ gây nguy hiểm là xe ngược chiều. Nếu quy định đi bộ bên phải, xe gây nguy hiềm thường là xe đi cùng chiều ở phía sau nên người đi bộ không biết để né tránh trong tình huống nguy hiểm.

Quốc gia lưu thông bên trái sửa

Tổng cộng: 76 quốc gia, cả quốc gia độc lậplãnh thổ phụ thuộc.

Hiện nay, tại châu Âu, có 7 quốc gia đang lưu thông ở bên trái: Vương quốc Anh, Ireland, Đảo Man, Guernsey, Jersey, MaltaCộng hòa Síp. Các quốc gia nêu trên không có đường biên giới giáp với bất kỳ quốc gia nào lưu thông bên phải và tất cả đã từng là một phần của Đế quốc Anh. Một vài quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung Anh và từng là cựu thuộc địa của Anh khác, chẳng hạn như Úc, Barbados, Hồng Kông, Singapore, New Zealand, Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan, Sri Lanka, Malaysia, Nam PhiTrinidad và Tobago hiện đang lưu thông bên trái, nhưng một số khác chẳng hạn như Canada, Gambia, Ghana, Nigeria, Sierra LeoneHoa Kỳ hiện đang lưu thông bên phải. Một số quốc gia khác đang lưu thông bên trái ở châu ÁThái Lan, Malaysia, Indonesia, Bhutan, Nepal, Đông TimorNhật Bản. Tại Nam Mỹ, chỉ GuyanaSuriname là đang lưu thông bên trái. Nhiều quốc gia thuộc Thái Bình Dương đã chuyển sang lưu thông ở bên trái, sao cho giống với các nước láng giềng ÚcNew Zealand, với Samoa thực hiện gần đây, vào 7/9/2009, quốc gia đầu tiên trong vòng 3 thập kỷ gần đây thay đổi hướng lưu thông.[2]

Quốc gia lưu thông bên phải sửa

Danh sách quốc gia lưu thông bên phải

Chú thích: In nghiêngnămgiao thông chuyển sang bên phải.

Afghanistan
Albania
Algérie
Samoa thuộc Mỹ
Andorra
Angola (1928)
Argentina (1945)
Armenia
Aruba
Áo (19351938)
Azerbaijan
Bahrain (1967)
Belarus
Bỉ
Belize (1961)
Bénin
Bolivia
Bosna và Hercegovina
Brasil
Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh
Bulgari
Burkina Faso
Myanma (1970)
Burundi
Campuchia
Cameroon (1961)
Canada (1920s)
Cape Verde (1928)
Cộng hòa Trung Phi
Chad
Chile
Trung Quốc đại lục (1946)
Colombia
Comoros
Cộng hòa Congo
Cộng hòa Dân chủ Congo
Costa Rica
Côte d'Ivoire
Croatia
Cuba
Cộng hòa Séc (1939)

Đan Mạch (1793)*
Djibouti
Cộng hòa Dominican
Ecuador
Ai Cập
El Salvador
Guinea Xích Đạo
Eritrea (1964)
Estonia
Ethiopia (1964)
Quần đảo Faroe
Phần Lan (1858)
Pháp (1789)
Guyane thuộc Pháp
Polynésie thuộc Pháp
Gabon
Gambia (1965)
Georgia
Đức
Ghana (1974)
Gibraltar (1929)
Hy Lạp
Greenland
Guadeloupe
Guam
Guatemala
Guinea
Guiné-Bissau (1928)
Haiti
Honduras
Hungary (1941)
Iceland (1968)
Iran
Iraq
Israel
Ý
Jordan
Kazakhstan
Bắc Triều Tiên
Hàn Quốc (1946)
Kuwait

Kyrgyzstan
Lào
Latvia
Liban
Liberia
Libya
Liechtenstein
Litva
Luxembourg
Cộng hòa Macedonia
Madagascar
Mali
Quần đảo Marshall
Martinique
Mauritanie
Mayotte
México
Micronesia
Đảo san hô Midway
Moldova
Monaco
Mông Cổ
Montenegro
Maroc
Hà Lan
Antille thuộc Hà Lan
Nouvelle-Calédonie
Nicaragua
Niger
Nigeria (1972)
Quần đảo Bắc Mariana
Na Uy
Oman
Palau
Panama (1943)
Paraguay (1945)
Peru
Philippines (1946)
Ba Lan
Bồ Đào Nha (1928)
Puerto Rico

Qatar
Réunion
România
Nga
Rwanda
Saint-Pierre và Miquelon
San Marino
São Tomé và Príncipe (1928)
Ả Rập Xê Út
Sénégal
Serbia
Sierra Leone (1971)
Slovakia (1939-1941)
Slovenia
Somalia (1968)
Tây Ban Nha (Tháng 10/1924)
Sudan (1973)
Svalbard
Thụy Điển (1967)
Thụy Sĩ
Syria
Đài Loan (1946)
Tajikistan
Togo
Tunisia
Thổ Nhĩ Kỳ
Turkmenistan
Ukraina
Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
Hoa Kỳ (1792)
Uruguay (1945)
Uzbekistan
Vanuatu[3]
Thành Vatican
Venezuela
Việt Nam
Đảo Wake
Wallis và Futuna
Tây Sahara
Yemen (1977)**

*1758 tại Copenhagen, 1793 tại Đan Mạch
**Tại Nam Yemen

Tổng cộng: 163 quốc giavùng lãnh thổ.

Việt Nam sửa

Theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức thì thuyền bè đi lại trên sông, nhất là những nơi tụ tập đông đúc thì từ cuối thế kỷ XVIII đã có lệ phải phải ép bên phải. Đó là theo lệnh của quan điều khiển tên là Nghi Biểu ở Gia Định vốn thấy ghe thuyền đi lại đông đúc, khi va chạm nhau làm hư hại thì kêu quan kiện cáo. Thấy vậy quan mới ra lệnh ép bên phải để dễ phân xử:[4]

Thuyền chỉ hô "cậy" (tức ép bên trái) nếu bị mắc cạn hoặc khi rẽ vào bến.[4] Như vậy thì lệ giao thông bên phải cho tàu thuyền ở Việt Nam đã có từ trước thời Pháp thuộc.

Tham khảo sửa

  1. ^ Draper, Geoff (1993). “Harmonised Headlamp Design for Worldwide Application”. Motor Vehicle Lighting. Society of Automotive Engineers. tr. 23–36.
  2. ^ Samoa hiện đang lưu thông ở bên trái đường, Seattle Times
  3. ^ “RHD/LHD Country Guide”. toyota-gib.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2009.
  4. ^ a b Trịnh Hoài Đức. Gia Định Thành thông chí. TpHCM: Viện Sử học Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, 1998. Tr 148-9

Liên kết ngoài sửa