Ethiopia

quốc gia ở sừng châu Phi

Ethiopia (phiên âm tiếng Việt: Ê-ti-ô-pi-a), tên đầy đủ Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia là một quốc gia nội lục ở vùng sừng châu Phi có chung biên giới với Eritrea về phía bắc, Djibouti về phía đông bắc, Somalia về phía đông, Kenya về phía nam, Nam Sudan về phía tây và Sudan về phía tây bắc. Với hơn 109 triệu dân tính đến năm 2019, Ethiopia là quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới, quốc gia đông dân thứ hai trên lục địa châu Phi chỉ sau Nigeria và là quốc gia không giáp biển đông dân nhất trên thế giới. Quốc gia này có tổng diện tích 1.100.000 km vuông. Thủ đô và thành phố lớn nhất của nó là Addis Ababa, nằm cách Khe nứt Đông Phi vài cây số về phía tây, chia cắt đất nước thành các mảng kiến ​​tạo châu Phi và Somali. Bản sắc dân tộc Ethiopia được đặt trong vai trò lịch sử và đương đại của Cơ đốc giáoHồi giáo, và sự độc lập của Ethiopia khỏi sự cai trị của ngoại bang bắt nguồn từ các vương quốc Ethiopia cổ xưa khác nhau.

Cộng hoà Dân chủ Liên bang Ethiopia
Tên bản ngữ
  • Tiếng Amhara:የኢትዮጵያ ፌዴራላዊ ዴሞክራሲያዊ ሪፐብሊክ
    (yeʾĪtiyoṗṗya Fēdēralawī Dēmokirasīyawī Rīpebilīk)
    Tiếng Afar:ityoppiah federalih demokrasih ummuno
    tiếng Oromo:Rippabliikii Federaalawaa Dimokraatawaa Itiyoophiyaa
    Tiếng Somali:Jamhuuriyadda Dimuqraadiga Federaalka Itoobiya
    Tiếng Tigrinya:ናይኢትዮጵያ ፌዴራላዊ ዴሞክራሲያዊ ሪፐብሊክ
    (nayi'ītiyop'iya fēdēralawī dēmokirasīyawī rīpebilīki)
Quốc huy Ethiopia
Quốc huy

Quốc ca
ወደፊት ገስግሺ፣ ውድ እናት ኢትዮጵያ
Tiến lên, hỡi Đất Mẹ Ethiopia
Location of Ethiopia
Tổng quan
Thủ đô
và thành phố lớn nhất
Addis Ababa
9°1′B 38°45′Đ / 9,017°B 38,75°Đ / 9.017; 38.750
Ngôn ngữ chính thứcTiếng Amhara
(cấp liên bang)[1]
Ngoại ngữ
Tôn giáo chính
Kitô giáo (62.8%)
Hồi giáo (33.9%)
Tín ngưỡng
truyền thống
(2.6%)
khác (0.7%)[2]
Tên dân cưNgười Ethiopia
Chính trị
Chính phủCộng hòa đại nghị liên bang
Taye Atske Selassie (ታዬ አጽቀሥላሴ)
Abiy Ahmed Ali (ዐቢይ አህመድ)
Massagen Tiruneh (ተመስገን ጥሩነህ)
Tagesse Chafo
Meaza Ashenafi
Lập phápNghị viện Liên bang
Thượng viện Liên bang
Hội đồng Đại diện
Nhân dân Ethiopia
Lịch sử
Hình thành
• Dʿmt
c. 980 BCE
c. 100 CE
900
1137
1936
• Khôi phục chủ quyền
1941
1974
1987
tháng 8 năm 1995
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
1,104,300[7] km2 (hạng 28)
426,371 mi2
• Mặt nước (%)
0.7
Dân số 
• Ước lượng 2018
109,224,414 (hạng 12)
• Điều tra 2007
73,750,932[8]
92.7/km2 (hạng 123)
240,1/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2019
• Tổng số
$240.705 tỷ[9]
$2,516[9]
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2019
• Tổng số
$90.968 tỷ[9]
• Bình quân đầu người
$951[9]
Đơn vị tiền tệBirr (ብር) (ETB)
Thông tin khác
Gini? (2011)Tăng theo hướng tiêu cực 33,6[10]
trung bình
HDI? (2017)Tăng 0,463[11]
thấp · hạng 173
Múi giờUTC+3 (EAT)
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+251
Mã ISO 3166ET
Tên miền Internet.et
Location of Ethiopia

Trong hầu hết chiều dài lịch sử, Ethiopia theo chế độ quân chủ lập hiến và dấu vết về triều đại phong kiến ở Ethiopia bắt đầu từ thế kỷ II TCN.[12] Ethiopia cũng là một trong những địa điểm cổ nhất mà con người từng sinh sống.[13] Nơi đây có thể là khu vực mà những người Homo sapiens xây dựng nên Trung Đông đầu tiên và các điểm xung quanh đó.[14][15][16] Bên cạnh La Mã, Trung QuốcBa Tư, Vương quốc Aksum của Ethiopia được xem là một trong 4 quốc gia có sức mạnh lớn nhất thế giới vào thế kỷ III.[17][18][19] Trong suốt thời kỳ Tranh giành châu Phi, Ethiopia là quốc gia châu Phi duy nhất bên cạnh Liberia giữ vững được chủ quyền như là một quốc gia độc lập, và là một trong 4 thành viên châu Phi thuộc Hội Quốc Liên. Sau một giai đoạn ngắn bị người Ý chiếm đóng, Ethiopia trở thành thành viên sáng lập của Liên hiệp quốc. Khi các quốc gia khác được trao trả độc lập sau thế chiến thứ 2, một số quốc gia đó sử dụng màu cờ của Ethiopia, và Addis Ababa trở thành nơi đặt trụ sở của nhiều tổ chức quốc tế ở châu Phi.

Ethiopia là quốc gia có tiềm năng thủy điện lớn thứ 2 ở châu Phi,[20] với hơn 85% nguồn nước có từ các dòng của sông Nile, và có đất đai màu mỡ nhưng quốc gia này từng trải qua hàng loại các đợt đói trong thập niên 1980, và các đợt đói này càng trở nên trầm trọng hơn bởi ảnh hưởng của địa chính trị và các cuộc nội chiến, làm cho hàng trăm ngàn người chết.[21] Tuy nhiên, quốc gia này đã bắt đầu hồi phục một cách chậm chạp, và Ethiopia ngày nay là nền kinh tế lớn nhất Đông và Trung Phi tính theo GDP.[22][23][24] và là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Quốc gia này nắm nhiều quyền lực trong vùng sừng châu Phi và đông Phi.[25][26][27][28][29] Gần đây, vi phạm nhân quyền dưới ở Ethiopia thời thủ tướng Meles Zenawi đã được báo cáo, mặc dù quốc gia này có quyền lực chính trị, ngoại giao và kinh tế dẫn đầu ở châu Phi.[30][31][32]

Lịch sử

sửa

Cổ đại

sửa

Cuối thế kỷ I TCN, trên bờ Hồng Hải châu Phi xuất hiện vương quốc Aksum của dân tộc Sabae (tiếng Do Thái cổ là Sheba). Quốc gia do dòng họ Solomon cai quản, họ gọi mình là dòng dõi trực tiếp của thánh đế Solomon và hoàng hậu Saba (Sheba). Kitô giáo trở thành giáo hội quốc gia của vương quốc Aksum vào thế kỷ thứ IV dưới thời vua 'Ezana, khiến đây là nơi thứ 3 trên thế giới công nhận Kitô giáo là quốc giáo, sau ArmeniaGruzia. Từ thế kỷ VII, vương quốc dần dần mất đi sự hùng mạnh và ảnh hưởng của mình, đồng thời mất cả lãnh thổ.

Đầu thế kỷ X, dòng họ Solomon bị triều đại Zagve lật đổ, đó là những người cai quản vùng Lasta cũng trên cao nguyên Ethiopia. Khoảng năm 1260, dòng họ Solomon giành được quyền lực trên phần lớn Ethiopia, nhưng các tín đồ Hồi giáo vẫn kiểm soát vùng bờ biển và miền đông nam. Trong thời gian thống trị của Zara Jacob (năm 1434 – 1468) việc quản lý giáo hội Ethiopia được cải tổ. Lúc đó đã xuất hiện hệ thống chính trị đặc trưng cho quyền lực của tuyệt đối của quốc vương, những nét căn bản của hệ thống này được gìn giữ cho đến giữa thế kỷ XX.

Khi những tín đồ Islam Harera xâm nhập vào Ethiopia (năm 1527), hoàng đế, giờ đây các nhà cầm quyền bắt đầu gọi như vậy, cầu cứu những người Tây Ban Nha. Nhờ sự giúp đỡ của họ, Ethiopia giành được quyền chiến thắng vào năm 1542, sự cố gắng của nhà truyền giáo dòng Tên định hướng hoàng đế theo Công giáo Rôma đã không thành công.

Vài thế kỷ tiếp theo (thế kỷ XVII – XIX), được đánh dấu là những thời kỳ thịnh vượng của nền văn hóa dân tộc. Trong đó, những truyền thống Hồi giáoKitô giáo kết hợp một cách đáng ngạc nhiên. Có những thời kỳ dài bất ổn định và phân tán, trong những năm nặng nề này, giáo hội là sức mạnh liên kết chủ yếu.

Trong những năm 1870 của thế kỷ XIX, kẻ thù chính của đế quốc (lúc này là các nhóm quốc gia bán độc lập) là Ai Cập. Năm 1875 Ai Cập và những tín đồ Islam Harera cùng tấn công Ethiopia từ phía bắc và phía đông. Cuộc tấn công bị chặn lại nhưng Ai Cập vẫn tiếp tục chiếm đóng các cảng ở Hồng Hải và ở Somalia, gây khó khăn trong việc cung cấp cho quân đội Ethiopia và cả dân thường. Năm 1898 hoàng đế Joan IV mất trong một cuộc xung đột quân sự với Sudan. Hoàng đế mới là Menelic đã sáp nhập vào Ethiopia những lãnh thổ mới và thành lập thủ đô mới Addis Ababa.

Cùng với sự khai mở kênh đào Suez, năm 1869 các thủ lĩnh châu Âu chú ý đến bờ dải Hồng Hải. Năm 1872, Ý chiếm cảng Aseb và năm 1885 chiếm Massau. Năm 1895, giữa Ý và Ethiopia nổ ra cuộc chiến tranh, kết cuộc là Ý thất bại vào năm sau ở Adua.

Năm 1930, Tafari Maconnen lên ngôi, tuyên bố mình là hoàng đế Haile Selassie I. Đồng thời phát xít Ý chuẩn bị cuộc xâm lược mới. Năm 1935, Ý bắt đầu chiếm Ethiopia. Năm sau Mussolini tuyên bố vua Victor Emmanuel III là hoàng đế của Ethiopia.

Haile Selassie buộc phải rời bỏ đất nước, nhưng năm 1941 ông trở lại ngai vàng sau khi quân đội Anh và Ethiopia thắng quân Ý. Theo quyết định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1952, Eritrea, thuộc địa cũ của Ý sáp nhập vào Ethiopia.

Trong những năm 1960 và 1970, sau khi củng cố quyền lực của mình trong nước, Haile Selassie chú ý đến các vấn đề quốc tế. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập khối châu Phi thống nhất, trong cuộc tiến hành nhiều cuộc đàm phán thế giới giữa các quốc gia thù địch của đại lục. Hơn nữa, chính Ethiopia lúc này đang chiến tranh với Somalia (năm 1964) xung đột với Sudan (năm 19651967). Nghèo đói, bất bình đẳng xã hội bao trùm cả nước, tình trạng biển thủ công quỹ phát triển. Bổ sung thêm cho các tai họa là nạn hạn hán khủng khiếp năm 19721975.

Năm 1974, phái quân sự loại Haile Selassie khỏi chính quyền, chế độ quân chủ bị tiêu diệt và Ethiopia trở thành nước cộng hòa.

Năm 19761977, nhân vật chính trị chủ yếu của Ethiopia là đại tá Mengistu Haile Mariam. Năm 1984, Ethiopia trở thành quốc gia theo hướng chủ nghĩa xã hội và Mengistu là tổng bí thư của Đảng Công nhân vừa tái lập. Đầu những năm 1990, do chấm dứt sự giúp đỡ của Liên Xô, vị trí của Mengistu lung lay nghiêm trọng. Năm 1990, những người chống đối từ tỉnh Tigre (Mặt trận cách mạng Dân chủ Nhân dân Ethiopia) và những người phân lập từ Eritrea kiểm soát các tỉnh miền bắc đất nước. Năm 1991, những người khởi nghĩa chiếm Addis Ababa. Năm 1993, Eritrea tuyên bố độc lập. Một năm sau mặt trận Cách mạng Dân Chủ Nhân dân Ethiopia giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử ở Hội đồng hiến pháp. Tên gọi của đất nước và cả đường lối chính trị được thay đổi.

Vương triều Selassie

sửa
 
Hoàng đế Haile Selassie

Đầu thế kỷ XX được đánh dấu bằng sự cai trị của Hoàng đế Haile Selassie, người lên nắm quyền sau khi Iyasu V đã bị lật đổ. Ông đã tiến hành hiện đại hóa Ethiopia từ năm 1916, từ thời Zewditu nắm quyền và sau này khi đã trở thành nhà lãnh đạo trên thực tế của đế quốc Ethiopia. Sau cái chết của Zewditu, ông đã được lên ngôi Hoàng đế ngày 2 tháng 11 năm 1930.

Sự độc lập của Ethiopia bị gián đoạn bởi chiến tranh Italo - Abyssinian lần thứ hai và sự xâm lược của Ý (1936-1941).[33] Trong thời gian này, Haile Selassie kêu gọi Liên Hợp Quốc hỗ trợ mình vào năm 1935. Sau khi Ý tham gia vào thế chiến thứ II, các lực lượng của Đế quốc Anh, cùng với những người yêu nước Ethiopia, đã chính thức giải phóng Ethiopia trong chiến dịch Đông Phi năm 1941. Một chiến dịch du kích Ý vẫn tiếp tục cho đến năm 1943. Tiếp theo đó là sự công nhận đầy đủ chủ quyền của Anh đối với Ethiopia (tức là không có bất kỳ ưu đãi đặc biệt của Anh), với việc ký kết Hiệp định Anh-Ethiopia vào tháng 12 năm 1944.[34] Ngày 26 tháng 8 năm 1942, Haile Selassie đã đưa ra một tuyên bố bãi bỏ chế độ nô lệ ở nước này.[35] Ethiopia có từ hai đến bốn triệu người nô lệ trong những năm đầu thế kỷ XX, trong tổng dân số khoảng mười một triệu.[36]

Năm 1952, Ethiopia liên kết với Eritrea, và bởi tầm quan trọng chiến lược của Eritrea, do bờ biển Biển Đỏ và tài nguyên khoáng sản, cùng với lịch sử chung của nó với Ethiopia, là nguyên nhân chính dẫn đến việc sáp nhập Eritrea như là tỉnh thứ 14 của Ethiopia vào năm 1962.

Mặc dù Haile Selassie được coi là một anh hùng dân tộc, nhưng người dân Ethiopia đã quay lưng lại với ông do cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 trên toàn thế giới, gây ra sự tăng mạnh của giá xăng bắt đầu từ ngày 13 tháng 2 năm 1974,[37] tình trạng thiếu lương thực, các cuộc chiến tranh biên giới, và sự bất mãn trong tầng lớp trung lưu được tạo ra thông qua sự hiện đại hóa, đã dẫn đến các cuộc biểu tình lớn bắt đầu từ ngày 18 tháng 2 năm 1974.[38]

Sinh viên và công nhân tại Addis Ababa đã bắt đầu biểu tình phản đối chính phủ ngày 20 tháng 2 năm 1974. Thủ tướng Akilou Habte Wolde bị lật đổ.[39] Một chính phủ mới được thành lập do Endelkachew Makonnen làm Thủ tướng Chính phủ.[40]. Cuối cùng triều đại Haile Selassie đã kết thúc vào ngày 12 tháng 9 năm 1974, khi lực lượng quân sự do Đại tá Mengistu Haile Mariam đứng đầu dưới sự hậu thuẫn của Liên Xô, lật đổ ông.[41] Hội đồng Cách mạng Lâm thời mới được thành lập với một nhà nước cộng sản độc đảng và đất nước được đổi tên gọi là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Ethiopia.

Thời kì Cộng sản

sửa

Vào những năm 1970 của thế kỉ XX, nước Ethiopia lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội sâu sắc. Ethiopia diễn ra nạn đói nhiều năm làm nhiều người bị chết. Ngày 13 tháng 2 năm 1971, nhân dân thủ đô Addis Ababa xuống đường biểu tình chống lại chính phủ của Hoàng đế Haile Selassie I. Phong trào ủng hộ lan rộng ra khắp cả nước. Tháng 2 năm 1974, được sự ủng hộ của nhân dân, các lực lượng quân đội bắt giữ Hoàng đế và cả triều đình, chính quyền về tay Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang. Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang và sau đó là Hội đồng Quân chính lâm thời đã tịch thu toàn bộ tài sản hoàng gia như các lâu đài, cung điện...

Tháng 9 năm 1974, Hội đồng Quân chính lâm thời được thành lập thay cho Ủy ban phối hợp các Lực lượng vũ trang do lãnh tụ cuộc cách mạng là Mengistu Haile Mariam làm chủ tịch Hội đồng Quân chính lâm thời có nhiệm vụ như là một chính phủ lâm thời.

Hội đồng Quân sự Hành chính Lâm thời đã công bố bản "Hiến pháp", theo đó Ethiopia theo chủ nghĩa xã hội và thời kì 1974 đến 1987, thế giới quen gọi Ethiopia là nước Ethiopia xã hội chủ nghĩa.

Năm 1987, Ethiopia đổi tên là Cộng hòa Dân chủ nhân dân Ethiopia và thay đổi về hệ thống chính trị với cương vị lãnh đạo nhà nước là Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Ethiopia nhưng cương vị này đến khi bị bãi bỏ vẫn do Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quân chính lâm thời nắm giữ.

Về một số chính sách của Ban lãnh đạo Nhà nước đã xây dựng những trại định cư cho nhân dân ở những nơi có nguồn nước và đặc biệt hơn cả là chống lại sự xâm lược của quân Somalia. Nhưng những vấn đề về nông nghiệp vẫn không được Nhà nước chú ý và quan tâm đúng mức. Từ năm 1983 đến 1985, ở Ethiopia đã xảy ra nạn đói làm khoảng 1 triệu người chết.

Đó là nguyên nhân của những cuộc nổi dậy của các lực lượng chống đối. Đặc biệt là vào tháng 5 năm 1991, sau khi nhiều nước xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ, các cuộc nổi dậy tiến sát vào thủ đô Addis Ababa. Trước tình hình đó Mengistu tuyên bố từ bỏ chức vụ và lưu vong sang Zimbabwe.

Các lực lượng chống đối lên nắm chính quyền, thay đổi quốc hiệu, quốc huy, quốc khánh thiết lập nhà nước phi cộng sản. Tình hình chính trị Ethiopia vẫn diễn ra phức tạp, các phe phái vẫn xung đột dữ dội từ đó cho tới nay

Chính trị

sửa

Ethiopia từng theo Xã hội chủ nghĩa và là thành viên của phe này, có tên là nước Ethiopi xã hội chủ nghĩa (đến năm 1987, sau cải cách chính trị và sự thông qua Hiến pháp mới, đổi tên nước là Cộng hoà Dân chủ nhân dân Ethiopi), có quan hệ với Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa khác. Ethiopia cũng đứng về phía Liên Xô trong thời kì Trung - Xô chia rẽ. Quốc gia này từng là quan sát viên của SEV với Lào, Triều Tiên, Nam TưAlgérie. Sau khi Liên Xô và các quốc gia Đông Âu sụp đổ, Ethiopia cũng thay đổi hệ thống chính trị, thực hiện đa đảng về chính trị, áp dụng nền kinh tế thị trường.

Chính trị hiện nay của Ethiopia diễn ra trong khuôn khổ của một nước cộng hòa nghị viện liên bang, theo đó Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu chính phủ. Quyền hành pháp thuộc chính phủ. Quyền lập pháp liên bang được trao cho cả hai phía chính phủ và lưỡng viện của quốc hội. Trên cơ sở Điều 78 của hiến pháp Ethiopia năm 1994, tư pháp hoàn toàn độc lập với hành pháp và lập pháp[42]

Theo Chỉ số dân chủ được công bố bởi Cơ quan Tình báo kinh tế vào cuối năm 2010, Ethiopia là một "chế độ độc tài", đứng thứ 118 trong số 167 quốc gia được khảo sát.[43] Ethiopia đã giảm 12 điểm trong danh sách từ năm 2006, và các báo cáo mới nhất cho rằng sự sụt giảm là do các cuộc đàn áp của chế độ đối với các hoạt động đối lập, phương tiện truyền thông và xã hội dân sự trước khi cuộc bầu cử quốc hội diễn ra năm 2010, báo cáo đã lập luận rằng Ethiopia một nhà nước độc đảng trên thực tế.

Cuộc bầu cử 547 thành viên quốc hội lập hiến của Ethiopia đã được tổ chức trong tháng 6 năm 1994. Hiến pháp của nước Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia được thông qua vào tháng 12 năm 1994. Các cuộc bầu cử lựa chọn các đại biểu quốc hội và cơ quan lập pháp khu vực được tổ chức lần đầu tiên vào tháng 5 và tháng 6 năm 1995. Hầu hết các đảng đối lập đã chọn tẩy chay các cuộc bầu cử này. Đã có một chiến thắng vang dội dành cho đảng Mặt trận Dân chủ Nhân dân Cách mạng của Ethiopia (EPRDF). Các quan sát viên quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đã kết luận rằng các đảng đối lập đã có thể tham gia nếu họ chọn để làm như vậy.

Chính phủ hiện thời của Ethiopia được thành lập vào tháng 8 năm 1995. Tổng thống đầu tiên là Negasso Gidada. Chính phủ EPRDF nằm dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Meles Zenawi đã thúc đẩy chính sách của liên bang dân tộc, phân cấp các quyền hạn đáng kể cho khu vực, chính quyền dựa trên chủng tộc. Ethiopia ngày nay có chín khu vực hành chính bán tự trị có quyền lực cao.

Chính phủ của thủ tướng Zenawi được bầu vào năm 2000, trong cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên của Ethiopia, tuy nhiên kết quả đã bị chỉ trích nặng nề bởi các quan sát viên quốc tế và tố cáo gian lận của phe đối lập. Đảng EPRDF cũng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2005 đưa Zenawi trở lại nắm quyền lực. Mặc dù tỷ lệ bỏ phiếu tăng trong cuộc bầu cử, nhưng cả phe đối lập và các quan sát viên đến từ Liên minh châu Âu và các nơi khác nói rằng cuộc bầu cử đã không đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế cho các cuộc bầu cử công bằng và tự do.[44] Cảnh sát Ethiopia được cho là đã tàn sát 193 người biểu tình, chủ yếu là ở thủ đô Addis Ababa trong các cuộc biểu tình bạo lực sau bầu cử tháng 5 năm 2005.[45]

Chính phủ bắt đầu cuộc đàn áp do những lo ngại về các cuộc nổi dậy và khủng bố bằng cách sử dụng tra tấn, bỏ tù, và các phương pháp đàn áp khác để bịt miệng các nhà phê bình sau cuộc bầu cử, đặc biệt là những người có cảm tình với đảng đối lập là đảng Quốc gia Oromo (ONC).

Chính phủ đã tham gia vào một cuộc xung đột với quân nổi dậy ở khu vực Ogaden từ năm 2007. Đảng đối lập lớn nhất trong năm 2005 là Liên minh Đoàn kết vì Dân chủ (CUD). Sau các cuộc chia rẽ nội bộ khác nhau, hầu hết các nhà lãnh đạo đảng CUD đã thành lập nên 2 đảng mới là đảng Đoàn kết vì Dân chủ và đảng Tư pháp do Thẩm phán Birtukan Mideksa đứng đầu. Một thành viên của nhóm dân tộc Oromo, bà Birtukan Mideksa là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một đảng chính trị ở Ethiopia.

Tính đến năm 2008, năm đảng đối lập hàng đầu là đảng Thống nhất vì Dân chủ và Công lý do Thẩm phán Birtukan Mideksa, Lực lượng Dân chủ Ethiopia dẫn đầu bởi Dr.Beyene Petros, Phong trào Liên minh Dân chủ Oromo do Tiến sĩ Bulcha Demeksa lãnh đạo, đảng Quốc hội Nhân dân Oromo dẫn đầu bởi Tiến sĩ Merera Gudina, và đảng Dân chủ Medhin do Lidetu Ayalew lãnh đạo.

Địa lý

sửa

Địa hình

sửa
 
Thác nước tự nhiên

Với diện tích 435.071 dặm vuông Anh (1.126.829 km2),[46] Ethiopia là quốc gia rộng hàng 27 trên thế giới, tương đương với kích thước của Bolivia. Quốc gia này nằm giữa vĩ độ 3°B và 15°B, và kinh độ 33°Đ và 48°Đ. Ethiopia nằm ở Đông Phi, Bắc giáp Eritrea, Nam giáp Kenya, Đông giáp DjiboutiSomalia, Tây giáp Sudan và Nam Sudan.

Hơn một nửa lãnh thổ của Ethiopia là cao nguyên Ethiopia (cao trung bình 1.600 – 2.000m), bị nhiều sông và hẻm sâu xuyên cắt. Cao nguyên bị cắt ngang bởi thung lũng Lớn – vùng đứt gãy của vỏ Trái Đất. Trong phạm vi của thung lũng Lớn có vào hồ kiến tạo lớn (Tana, Turcana và các hồ khác), những núi cao nhất cũng nằm ở đây (núi Ras – Dashen, 4.620m). Vùng lũng hẹp dài Rift Valley gồm một số hồ rải rác và sông Awash kéo dài theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, chia vùng cao nguyên Tây Bắc và khối núi Harar. Các vùng đồng bằng ngoại biên phần lớn là sa mạc.

Khí hậu

sửa

Khí hậu chủ yếu ở Ethiopia là nhiệt đới gió mùa, với sự thay đổi do địa hình gây ra. Hầu hết các thành phố lớn của đất nước nằm ở độ cao khoảng 2.000-2.500 m (6,562-8,202 ft) trên mực nước biển, bao gồm cả thủ đô lịch sử như Gondar và Aksum.

Thủ đô hiện đại Addis Ababa nằm ở chân núi Entoto ở độ cao khoảng 2.400m với khí hậu trong lành và dễ chịu. Với nhiệt độ quanh năm tương đối ổn định, các mùa ở Addis Ababa chủ yếu được xác định bởi lượng mưa, với một mùa khô từ tháng 2, một mùa mưa tháng 9. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.200mm.

Có trung bình 7 giờ nắng mỗi ngày, có nghĩa là nắng khoảng 60% thời gian ban ngày. Mùa khô là thời điểm nắng nhất của năm, mặc dù ngay cả ở đỉnh cao của mùa mưa vào tháng 7 và tháng 8 vẫn còn vài giờ mỗi ngày có ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ trung bình hàng năm tại Addis Ababa là 16 °C (60,8 °F), với nhiệt độ tối đa hàng ngày trung bình 20-25 °C (68-77 °F) trong suốt cả năm, và giảm xuống thấp vào đêm trung bình 5-10 °C (41-50 °F).

Thành phố lớn nhất và các điểm du lịch ở Ethiopia nằm ở độ cao tương tự như Addis Ababa và cũng có khí hậu tương tự. Ở các vùng thấp hơn, đặc biệt là vùng đồng cỏ và cây bụi ở phía đông của đất nước, khí hậu nóng và khô hơn đáng kể.[47]

Đối nội

sửa

Sau khi lên nắm quyền, Mặt trận Cách mạng Dân chủ nhân dân Ethiopia (EPRDF) chủ trương hoà giải dân tộc nhằm tạo sự ổn định, xây dựng lại đất nước và đã để cho Eritrea tuyên bố độc lập. Năm 2002, Ethiopia và Eritrea chấp thuận ký Hiệp định hòa bình tuân thủ phán quyết của Ủy ban Quốc tế về biên giới, theo đó xác định vùng đất Badme và một số vùng lãnh thổ ở khu vực biên giới giữa Ethiopia và Eritrea là thuộc chủ quyền của Eritrea, kết thúc chiến tranh kéo dài nhiều năm. Hai bên thành lập vùng đệm, do lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc kiểm soát. Nhưng đến năm 2005, tình hình lại có dấu hiệu căng thẳng trở lại vì Eritrea cho rằng Ethiopia đã không tuân thủ những cam kết trong Hiệp định. Để phản ứng lại thái độ thờ ơ của Liên Hợp quốc trước sự vi phạm Hiệp định của Ethiopia, tháng 10/2005, Chính phủ Eritrea đã ra lệnh cấm máy bay trực thăng vào không phận cũng như mọi phương tiện tuần tra của lực lượng gìn giữ hòa bình được hoạt động vào ban đêm trên lãnh thổ của mình. Hiện Liên Hợp Quốc vẫn đang nỗ lực giải quyết tranh chấp này và đề nghị Eritrea dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với lực lượng Liên Hợp Quốc đang có mặt ở vùng biên giới Eritrea và Ethiopia.

Từ khi lên cầm quyền, chính phủ chuyển tiếp Ethiopia đã thông qua chính sách kinh tế chuyển tiếp (TEP). Nội dung chính là: hạn chế vai trò của Nhà nước, đề cao vai trò của tư bản tư nhân, khuyến khích viện trợ của bên ngoài. Chính sách này bước đầu đã gây được sự chú ý của các công ty nước ngoài, các nước EC đã quyết định tăng viện trợ cho Ethiopia. Tuy nhiên, kinh tế Ethiopia vẫn ở trong tình trạng rất khó khăn.

Đối ngoại

sửa

Ethiopia thực hiện đường lối đối ngoại hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị và đặt lợi ích dân tộc lên trên hết. Ethiopia tranh thủ tối đa viện trợ của các nước để cứu đói và phục hồi kinh tế. Hiện nay, Ethiopia đã được nhiều nước phương Tây, Mỹ, Trung Quốc quan tâm giúp đỡ những hầu hết mới chỉ dưới hình thức viện trợ nhân đạo.

Ethiopia là nước Kitô giáo nằm giữa 2 nước Hồi giáo (Sudan, Somalia). Ethiopia lại có quan hệ khá mật thiết với Israel nên các nước Hồi giáo vừa gây sức ép, vừa tranh thủ Ethiopia. Libya muốn lôi kéo Ethiopia gia nhập Liên đoàn Ả Rập. Quan hệ Ethiopia với Sudan, Somalia khá căng thẳng và đã xảy ra xung đột. Hai bên tố cáo nhau giúp đỡ lực lượng chống đối lật đổ chính quyền. Ethiopia và Somalia có tranh chấp về vùng Ogaden và đã nổ ra chiến tranh giữa hai nước.

Với vị trí trung tâm ở vùng Sừng châu Phi, cửa ngõ của khu vực Đông phần châu Phi, Ethiopia là nơi đóng trụ sở của hơn 90 tổ chức quốc tế và khu vực như UN, UNDP, WB, AU...

Hành chính

sửa
 
Bản đồ hành chính Ethiopia

Ethiopia được chia thành 11 bang:

  1. Addis Ababa
  2. Afar
  3. Amhara
  4. Benishangul-Gumuz
  5. Dire Dawa
  1. Gambela
  2. Harari
  3. Oromia
  4. Somali
  5. Vùng Các dân tộc Phương Nam
  6. Tigray

Kinh tế

sửa

Mặc dầu có nhiều tiềm năng quan trọng, nhưng Ethiopia là một trong những nước nghèo và kém phát triển. 3/4 dân số sống bằng trồng trọt cây lương thực ngô, lúa mạch, lúa miến. Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu chính. Ngành chăn nuôi (, lừa, cừu) tập trung trên các đồng cỏ cao nguyên và ở các vùng duyên hải. Ngành công nghiệp mỏ ít được chú trọng khai thác. Công nghiệp còn trong tình trạng phôi thai: công nghiệp dệt và nông thực phẩm. Ethiopia là một nước kinh tế nông nghiệp chậm phát triển.

Tổng sản phẩm quốc nội theo sức mua năm 2006 là 74,880,000,000 USD. Thu nhập bình quân đầu người 979 USD/người

Giao thông vận tải

sửa

Ethiopia có 681 km đường sắt từ Addis Ababa đi Djibouti, tất cả 1.000 mm (3 ft 3+3⁄8 in) tầm hẹp. Hiện tại đường sắt nằm dưới sự kiểm soát công giữa Djibouti và Ethiopia, nhưng đang dưới sự đàm phán của tư nhân cho phương tiện tiện ích này. Với một phần đầu tiên cho một chương trình phát triển 10 năm cho đường sá, giữa 1997 và 2002 chính phủ Ethiopian bắt đầu duy trì nỗ lực nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng đường sá. Kết quả là năm 2002 Ethiopia có tổng (Liên tỉnh và khu vực) 33.297 km đường, gồm rải nhựa và rải sỏi.

Dân số

sửa
Số dân ở Ethiopia[48]
Năm Triệu
1971 31,7
1980 37,9
1990 51,5
2000 65,5
2004 72,7
2008 80,7

Dân số Ethiopia tăng từ 33,5 triệu năm 1983 lên 75,1 triệu năm 2006.[49], trong khi dân số trong thế kỷ XIX chỉ có khoảng 9 triệu.[50] Theo điều tra dân số và nhà cửa năm 2007, dân số Ethiopia tăng với mức trung bình hàng năm là 2,6% giữa năm 1994 và 2007, giảm từ 2,8% trong giai đoạn 1983–1994. Tốc độ tăng dân số hiện nay của quốc gia này nằm trong nhóm 10 nước dẫn đầu thế giới. Theo dự báo dân số nước này có thể tăng lên hơn 210 triệu vào năm 2060 dựa theo tỷ lệ tăng của năm 2011 là khoảng 2,5%.[51]

Dân số Ethiopia bao gồm hơn 80 sắc tộc. Theo thống kê năm 2007 các nhóm sắc tộc chiếm đa số là Người Oromo 32.1%, Amara 30.1%, Tigraway 6.2%, Somali 5.9%, Guragie 4.3%, Sidama 3.5%, Welaita 2.4%, các dân tộc khác 15.4%.[52][53]

Đa số dân Ethiopia nói tiếng Amhara, nhưng cũng có nhiều ngôn ngữ khác được sử dụng rộng rãi như tiếng Tigrinya, tiếng Orominga, tiếng Guaraginga, tiếng Somali, tiếng Ả Rập, tiếng Anh.

Sức khỏe

sửa
 
Một lọ thức uống
 
Một món cá truyền thống ở Ethiopia

Chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng còn yếu kém. Các căn bệnh như dịch tả, sốt rét, sốt vàng da, suy dinh dưỡng... khá phổ biến. Theo người đứng đầu của Chương trình phòng chống HIV/AIDS, Ethiopia chỉ có 1 bác sĩ y khoa trên 100.000 người. Tuy nhiên, báo cáo năm 2006 của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra con số là khoảng 2,6 trên 100.000 người.[54]

Vấn đề sức khỏe chính của Ethiopia được cho là bệnh truyền nhiễm do vệ sinh kém và suy dinh dưỡng. Những vấn đề này càng trầm trọng thêm do tình trạng thiếu nhân lực được đào tạo và cơ sở y tế.[55]

Vấn đề chăm sóc sức khỏe là tương đối tốt hơn ở các thành phố. Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh tương đối thấp hơn ở các thành phố so với vùng nông thôn, do tiếp cận tốt hơn với các chính sách chăm sóc sức khỏe. Tuổi thọ trung bình cao hơn ở mức 53 tuổi ở thành thị so với 48 tuổi trong các khu vực nông thôn.[56] Mặc dù vệ sinh là một vấn đề lớn, nhưng việc sử dụng nguồn nước sạch đã được cải thiện hơn, 81% người dân ở các thành phố được dùng nước sạch so với 11% ở khu vực nông thôn. Điều này khuyến khích nhiều người di chuyển đến các thành phố với hy vọng có điều kiện sống tốt hơn.[57]

Có 119 bệnh viện (12 tại Addis Ababa) và 412 trung tâm y tế ở Ethiopia.[58] Ethiopia có tuổi thọ trung bình tương đối thấp (58 tuổi). Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là tương đối rất cao, trên 8% trẻ sơ sinh chết trong hoặc ngay sau khi sinh, (mặc dù điều này là giảm đáng kể từ 16% vào năm 1965) trong khi các biến chứng liên quan đến sinh sản đã ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ ở Ethiopia.[59]

Giáo dục

sửa

Chương trình giáo dục không bắt buộc. Giáo dục tiểu học bắt đầu từ năm 7 tuổi và trung học từ năm 13 tuổi. Khoảng 50% số trẻ em đến tuổi được đến trường. Ethiopia có một trường Đại học Tổng hợp ở thủ đô Adis Abeba và một số trường đại học khác.

Tôn giáo

sửa

Tôn giáo tại Ethiopia (2007)

  Chính thống giáo (43.5%)
  Hồi giáo (33.9%)
  Tin lành (18.6%)
  Tín ngưỡng (2.6%)
  Công giáo Roma (0.7%)
  Khác (0.7%)

Theo cuộc điều tra dân số năm 2007[60], Kitô giáo chiếm 62,8%, trong đó Chính thống giáo Cổ Đông phương (Giáo hội Chính thống Ethiopia) chiếm 43,5%, Tin lành 18,6% và Công giáo Rôma (Giáo hội Công giáo Ethiopia) chiếm 0,7%. Hồi giáo chiếm 33,9%, các tín ngưỡng vật linh chiếm 2,6%, tôn giáo khác và không tôn giáo chiếm 0,7%.

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Article 5” (PDF). Ethiopian Constitution. WIPO. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2015.
  2. ^ “Africa:: Ethiopia — the World Factbook – Central Intelligence Agency”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2017.
  3. ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2019.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  4. ^ a b “Ethiopia”. The World Factbook. CIA. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017.
  5. ^ “Population”.
  6. ^ “In Etiopia i professori vanno a ruba”. Il Sole 24 ORE.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên CIA World Factbook
  8. ^ “Country Level”. 2007 Population and Housing Census of Ethiopia. CSA. ngày 13 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2013.
  9. ^ a b c d “Report for Selected Countries and Subjects: Ethiopia”. World Economic Outlook Database. International Monetary Fund.
  10. ^ Selima, Jāhāna (2015). Work for human development (PDF). Human Development Report. United Nations Development Programme. tr. 232. ISBN 978-92-1-126398-5. OCLC 936070939.
  11. ^ “2018 Human Development Report”. United Nations Development Programme. 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2018.
  12. ^ Speaking after his signing the disputed treaty between Ethiopia and Italy in 1889, Emperor Menelik II made clear his position: "We cannot permit our integrity as a Christian and civilized nation to be questioned, nor the right to govern our empire in absolute independence. The Emperor of Ethiopia is a descendant of a dynasty that is 3,000 years old — a dynasty that during all that time has never submitted to an outsider. Ethiopia has never been conquered and she never shall be conquered by anyone." Ethiopia Unbound: Studies In Race Emancipation – p. xxv by Joseph Ephraim Casely Hayford
  13. ^ Michael Hopkin (ngày 16 tháng 2 năm 2005). “Ethiopia is top choice for cradle of Homo sapiens”. Nature. doi:10.1038/news050214-10. ISSN 0028-0836.
  14. ^ Li, J. Z.; Absher, DM; Tang, H; Southwick, AM; Casto, AM; Ramachandran, S; Cann, HM; Barsh, GS; Feldman, M (2008). “Worldwide Human Relationships Inferred from Genome-Wide Patterns of Variation”. Science. 319 (5866): 1100–1104. Bibcode:2008Sci...319.1100L. doi:10.1126/science.1153717. PMID 18292342.
  15. ^ “Humans Moved From Africa Across Globe, DNA Study Says”. Bloomberg.com. ngày 21 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  16. ^ Karen Kaplan, Los Angeles Times (ngày 21 tháng 2 năm 2008). “Around the world from Addis Ababa”. Startribune.com. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2009.
  17. ^ Stuart Munro-Hay, Aksum: An African Civilization of Late Antiquity Lưu trữ 2013-01-23 tại Wayback Machine. Edinburgh: University Press, 1991, p. 57 ISBN 0-7486-0106-6.
  18. ^ Aksumite Ethiopia. Workmall.com (2007-03-24). Truy cập 2012-03-03.
  19. ^ Paul B. Henze, Layers of Time: A History of Ethiopia, 2005 ISBN 1-85065-522-7.
  20. ^ Davison, William (ngày 15 tháng 7 năm 2010). “Ethiopia Africa's second biggest hydropower”. Bloomberg.com. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  21. ^ “History of Conflict and Conservation: 1961–1991”. Worldwildlife.org. ngày 12 tháng 9 năm 1974. Truy cập ngày 12 tháng 12 năm 2010.
  22. ^ “Ethiopia surpasses Kenya to become East Africa's Biggest Economy”. Nazret.com. ngày 6 tháng 2 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2010.
  23. ^ Ethiopia GDP purchasing power 2010: 86 billion. Imf.org (2006-09-14). Truy cập 2012-03-03.
  24. ^ Kenya GDP purchasing power 2010: 66 Billion. Imf.org (2006-09-14). Truy cập 2012-03-03.
  25. ^ “Ethiopia has fastest growing non-Oil Economy in Africa – IMF”. Jimmatimes.com. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2010.
  26. ^ “Ethiopia will be 5th fastest growing economy in the world in 2010 – economist”. Export.by. ngày 25 tháng 11 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2010.
  27. ^ Ethiopia regional powerhouse[liên kết hỏng]
  28. ^ “CSIS on Ethiopia regional power”. Csis.org. ngày 22 tháng 1 năm 2007. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2010. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2010.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  29. ^ Grand Millennium Dam
  30. ^ Ethiopia human rights. State.gov (2011-04-08). Truy cập 2012-03-03.
  31. ^ “Ethiopia fastest growing economy”. nazret.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2012.
  32. ^ Meles Zenawi summit Lưu trữ 2012-06-18 tại Wayback Machine. Reuters.com. Truy cập 2012-03-03.
  33. ^ Clapham, Christopher, "Ḫaylä Śəllase" in Siegbert von Uhlig, ed., Encyclopaedia Aethiopica: D-Ha (Wiesbaden:Harrassowitz Verlag, 2005), pp. 1062–3.
  34. ^ Clapham, "Ḫaylä Śəllase", Encyclopaedia Aethiopica, p. 1063.
  35. ^ “Mert Sahinoglu › Chronology of Slavery”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 12 năm 2009. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  36. ^ “Women and Slavery: Africa, the Indian Ocean world, and the medieval north Atlantic”. Google Books. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  37. ^ Raul Valdes Vivo, Ethiopia's Revolution (International Publishers: New York, 1977) p.115.
  38. ^ Raul Valdes Vivo, Ethiopia's Revolution, p, 115.
  39. ^ Raul Valde Vivos, Ethiopia's Revolution, p. 21.
  40. ^ Raul Valdes Vivo, Ethiopia's Revolution, p. 21.
  41. ^ Raul Valdes Vivo, Ethiopia's Revolution, p. 25.
  42. ^ “civicwebs.com Is For Sale”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2008. Truy cập 24 tháng 11 năm 2015.
  43. ^ http://graphics.eiu.com/PDF/Democracy_Index_2010_web.pdf
  44. ^ “Ethiopia”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2013. Truy cập 22 tháng 10 năm 2015.
  45. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2012. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013.
  46. ^ “CIA World Factbook -Rank Order – Area”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2008.
  47. ^ “Geography of Ethiopia”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  48. ^ CO2 Emissions from Fuel Combustion Lưu trữ 2011-10-21 tại Wayback Machine Population 1971–2008 IEA pdf Lưu trữ 2012-01-06 tại Wayback Machine pp. 83–85
  49. ^ Diercke Landerlexicon, 1983
  50. ^ W. G. Clarence-Smith The Economics of the Indian Ocean slave trade in the nineteenth century (1989). p.100. ISBN 0-7146-3359-3
  51. ^ Forecast provided by International Futures and hosted by Google's Public Data Explorer
  52. ^ Berhanu Abegaz, Ethiopia: A Model Nation of MinoritiesPDF (51.7 KB). Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2006.
  53. ^ Population. Embassy of Ethiopia, Washington, DC (2000–01). Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2006.
  54. ^ http://www.who.int/whr/2006/annex/06_annex4_en.pdf
  55. ^ “Ethiopia”. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  56. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013.
  57. ^ “World Bank Group”. World Bank Group. Truy cập 8 tháng 2 năm 2015.
  58. ^ Archived from the original on ngày 24 tháng 6 năm 2008. Truy cập 2010-06-02.
  59. ^ Aids Action (The International News Letter on AIDS Prevention and Care): Issue 46, Health Link World Wide (October–December 1999)
  60. ^ 2007 Ethiopian census, first draft Lưu trữ 2012-06-04 tại Wayback Machine, Ethiopian Central Statistical Agency (accessed ngày 6 tháng 5 năm 2009)

Mục lục

sửa

Liên kết ngoài

sửa