Tiếng Ả Rập

ngôn ngữ nhánh trung Semit thuộc ngữ hệ phi-Á và là ngôn ngữ chính thức của thế giới Ả rập

Tiếng Ả Rập (اللغة العربية, Al-ʻlugha Al-ʻarabiyya IPA: [ʔalʕaraˈbijːah]  ( listen) hay عَرَبِيّ ʻarabiyy IPA: [ʕaraˈbijː]  ( listen)) là một ngôn ngữ Trung Semit đã được nói từ thời kỳ đồ sắt tại tây bắc bán đảo Ả Rập và nay là lingua franca của thế giới Ả Rập.[3] Ả Rập là một thuật ngữ ban đầu được dùng để mô tả những nhóm người sống trong khu vực từ Lưỡng Hà ở phía đông tới dãy núi Anti-Liban ở phía đông, và từ tây bắc bán đảo Ả Rập tới Sinai (سيناء, sina`a) ở phía nam.

Tiếng Ả Rập
العَرَبِيَّة / عَرَبِيّ
ʻarabiyy / al-ʻarabiyyah
al-ʿArabiyyah bằng chữ Ả Rập (Naskh)
Phát âm/ʕaraˈbijː/, /ʔalʕaraˈbijːah/
Sử dụng tạiCác quốc gia trong Liên đoàn Ả Rập, thiểu số tại các quốc gia lận cận và một phần châu Á, châu Phi, và châu Âu.
Tổng số người nói420 triệu
Phân loạiPhi-Á
Dạng chuẩn
Phương ngữ
Hệ chữ viếtChữ Ả Rập
Hệ chữ nổi Ả Rập
Chữ Syriac (Garshuni)
Chữ Hebrew (các ngôn ngữ Judeo-Ả Rập)
Bảng chữ cái Hy Lạp (tiếng Ả Rập Maron Síp)
Bảng chữ cái Latinh (tiếng Malta, tiếng Ả Rập Liban, tiếng Ả Rập Tunisia)
Địa vị chính thức
Ngôn ngữ chính thức tại
Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại là ngôn ngữ chính thức của 28 nhà nước, nhiều thứ ba sau tiếng Anh và tiếng Pháp[1]
Quy định bởi
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1ar
ISO 639-2ara
ISO 639-3ara
Glottologarab1395[2]
Linguasphere12-AAC
Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ số đông của Liên đoàn Ả Rập
Các quốc gia nơi tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức duy nhất (lục đậm) và đồng chính thức (lam)
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Một số dạng tiếng Ả Rập không thể thông hiểu lẫn nhau.[4] Điều này có nghĩa là nếu chỉ xem xét về mặt ngôn ngữ học, tiếng Ả Rập thực chất gồm nhiều hơn một ngôn ngữ, nhưng chúng thường được gộp chung vào nhau vì lý do chính trị và tôn giáo. Nếu được chia ra nhiều ngôn ngữ, thì thứ tiếng phổ biến nhất sẽ là tiếng Ả Rập Ai Cập[5] với 89 triệu người nói[6]—vẫn nhiều hơn bất kỳ ngôn ngữ Phi-Á nào. Tiếng Ả Rập còn là ngôn ngữ hành lễ của 1,6 tỷ người Hồi giáo.[7][8] Đây cũng là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên Hợp Quốc.[9]

Ngôn ngữ viết hiện đại (Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại) xuất phát từ tiếng Ả Rập kinh Qur’an (được gọi tiếng Ả Rập cổ điển hay tiếng Ả Rập Qur’an). Nó được giảng dạy rộng rãi trong trường học và đại học, và được dùng ở nhiều mức độ tại nơi làm việc, chính phủ, và trong truyền thông. Hai dạng ngôn ngữ viết này (tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại, và tiếng Ả Rập cổ điển) được gọi chung là tiếng Ả Rập văn học, là ngôn ngữ chính thức của 26 quốc gia và ngôn ngữ hành lễ của Hồi giáo. Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại phần nhiều có cùng ngữ pháp với tiếng Ả Rập Qur'an, với phần từ vựng không thay đổi nhiều. Tuy vậy, nó đã loại bỏ những từ vựng không còn tồn tại trong ngôn ngữ nói nữa, đồng thời tiếp nhận từ vựng cho các khái niệm trong thời kỳ hậu Qur'an và đặc biệt thời hiện đại.Hiện nay, ngôn ngữ này có trên 12.300.000 từ vựng và tiếng Ả Rập được nói bởi 422 triệu người (bản ngữ và phi bản ngữ) trong thế giới Ả Rập,[10] khiến nó trở thành một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới.

Tiếng Ả Rập được viết bằng chữ Ả Rập, một hệ chữ abjad và được viết từ phải sang trái.

Phân loại sửa

Tiếng Ả Rập thường được xếp vào nhóm các ngôn ngữ Semit Trung và có mối liên hệ với các ngôn ngữ khác cùng thuộc ngữ tộc Semit (Semit Bắc, Nam, Đông và Tây), đơn cử như các tiếng A-ram, Syriac, Hê-bơ-rơ, Ugarit, Phê-ni-xi, Ca-na-an, A-mô-rít, Am-môn, Ebla, văn khắc tiếng Bắc Ả Rập cổ đại, văn khắc tiếng Nam Ả Rập cổ đại, tiếng Ê-thi-ô-bi, tiếng Nam Ả Rập hiện đại, và một số thứ tiếng cổ đại cùng hiện đại khác. Các nhà ngôn ngữ học vẫn đang tranh cãi về việc nhất trí cách phân loại các phân nhóm ngôn ngữ Semit tối ưu nhất. Các ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Semit chứng kiến sự thay đổi lớn, cụ thể là về ngữ pháp, giữa tiếng Tiền Semit và sự xuất hiện của các ngôn ngữ Semit Trung. Một số sự cải tiến của các ngôn ngữ Semit Trung (đều được phản ánh trong tiếng Ả Rập) là:

  1. Chuyển từ cấu trúc biểu thị trạng thái thông qua chia tiếp vĩ ngữ (jalas-) thành thì quá khứ.
  2. Chuyển từ cấu trúc thì quá khứ thông qua chia tiếp đầu ngữ (yajlis-) thành thì hiện tại.
  3. Loại bỏ các cấu trúc chứa thức hoặc thể có được thông qua chia tiếp đầu ngữ (ví dụ như chia thì hiện tại bằng cách nhân đôi gốc từ ở vị trí giữa, chia thể hoàn thành bằng cách thêm trung tố /t/ sau nguyên âm đầu tiên của gốc từ, chia thức mệnh lệnh (jussive) bằng cách đổi vị trí trọng âm) để thay thế bằng các thức mới có được thông qua gán đuôi vào các cấu trúc đã chia tiếp đầu ngữ (ví dụ như đuôi -u để chia thức chỉ định, -a để chia thức giả định, không đuôi để chia thức mệnh lệnh (jussive) và đuôi -an hay -anna để chia thức nhấn mạnh).
  4. Sự phát triển của thể bị động biến đổi nguyên âm trung gian (internal passive).

Có một số điểm chung giữa tiếng Ả Rập Cổ điển, các biến thể tiếng Ả Rập hiện đại cũng như các dòng chữ khắc Safaitic và Hismaic mà chưa được chứng minh là tồn tại trong bất kỳ loại ngôn ngữ Trung Semitic nào khác, bao gồm cả các ngôn ngữ Dadanitic và Taymanitic dùng ở khu vực miền Bắc Hejaz. Và các điểm chung này là một bằng chứng chứng minh rằng chúng thuộc cùng một dòng chung phát sinh từ tiếng Tiền Ả Rập, một ngôn ngữ thủy tổ theo giả thuyết. Ta có thể phục dựng lại một cách đáng tin cậy các đặc điểm sau của tiếng Tiền Ả Rập:

  1. các phân từ phủ định m * /mā/; lʾn */lā-ʾan/ thành lan trong tiếng Ả Rập cổ điển.
  2. lập phân từ bị động loại G với mafʿūl
  3. các giới từ và trạng từ f, ʿn, ʿnd, ḥt, ʿkdy
  4. thức giả định với đuôi -a
  5. từ chỉ định dạng t
  6. phân cấp tha hình đuôi -at của đuôi giống cái
  7. hai loại liên từ phụ thuộc ʾn
  8. đưa mệnh đề khiếm khuyết vào bằng f-
  9. đại từ chỉ vật độc lập dạng (ʾ)y
  10. dấu tích của nun-hóa (thêm dấu phụ để tạo phụ âm đuôi n)

Lịch sử sửa

Tiếng Ả Rập cổ sửa

Tiếng Hejazi cổ và tiếng Ả Rập cổ điển sửa

Tiếng Tân Ả Rập sửa

Ngôn ngữ Ả Rập cổ điển, chuẩn hiện đại và ngôn ngữ nói sửa

Tiếng Ả Rập thường được gọi bằng một trong 3 dạng ngôn ngữ sau: Tiếng Ả Rập cổ điển, Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại và Tiếng Ả Rập thông tục hay các phương ngữ. Tiếng Ả Rập cổ điển được tìm thấy trong Qu'ran, được dùng trong các giai đoạn từ thời Ả Rập tiền Hồi giáo đến triều đại Abbasid. Về mặt lí thuyết, tiếng Ả Rập cổ điển được coi là tiêu chuẩn, theo các cú pháp và mẫu ngữ pháp được ghi bởi các nhà ngữ học cổ điển (như Sibawayh) và từ vựng được xác định bởi các từ điển cổ điển (như cuốn Lisān al-ʻArab). Trong thực tiễn, các tác giả hiện đại hầu như không viết Tiếng Ả Rập thuần khiết, thay vào đó dùng một ngôn ngữ văn học với các mẫu ngữ pháp và từ vựng riêng, thường được biết đến với tên Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại.

Tiếng Ả Rập chuẩn hiện đại là ngôn ngữ được dùng phổ biến hiện nay: các nhà Xuất bản tiếng Ả Rập, nói bởi một số nhà Truyền thông Ả Rập ở Trung Đông và Bắc Phi, và được hiểu bởi đa số người nói tiếng Ả Rập có học thức.

Ngôn ngữ và các phương ngữ sửa

Ảnh hưởng của tiếng Ả Rập lên các ngôn ngữ khác sửa

Ảnh hưởng của Tiếng Ả Rập là quan trọng bậc nhất đối với các quốc gia Hồi giáo, vì nó là ngôn ngữ của thánh kinh Đạo Hồi, Qu'ran. Tiếng Ả Rập cũng là một nguồn từ vựng quan trọng đối với các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Hindi. Bộ trưởng Giáo dục Pháp gần đây nhấn mạnh việc học và sử dụng tiếng Ả Rập trong các trường học của họ. Thêm vào đó, Tiếng Anh có nhiều từ mượn tiếng Ả Rập, một số trực tiếp, nhưng đa số thông qua các ngôn ngữ Địa Trung Hải khác. Ví dụ của các từ mượn là admiral, adobe, alchemy,...

Ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác lên tiếng Ả Rập sửa

Những ngôn ngữ liên quan: tiếng Ba Tư, tiếng Urdu, tiếng Uyghur,...và các ngôn ngữ khác

Bảng chữ cái và Chủ nghĩa quốc gia sửa

Ngôn ngữ của Kinh Qu'ran và ảnh hưởng của nó lên thi ca sửa

Châm ngôn tượng trưng của Qu'ran sửa

Văn hóa và Qu'ran sửa

Tiếng Ả Rập và Đạo Hồi sửa

Các phương ngữ và hậu duệ sửa

Ví dụ sửa

Tiếng Koiné sửa

Các nhóm phương ngữ sửa

Hệ thống âm vị sửa

Lịch sử sửa

Tiếng Ả Rập văn chương sửa

Nguyên âm sửa

Chữ cái Latin
َ a
ً an
ُ u
ٌ un
ْ
ِ i
ٍ in
ّ

Ghép chữ:

ب +َ = بَ(b + a= ba)

Tương tự các chữ cái khác cũng làm như vậy

X -a -an -u -un - -i -in -
Chữ cái بَ بً بُ بٌ بْ بِ بٍ بّ
Latin ba ban bu bun - bi bin -
ب ت ث پ ٹ ٿ ٽ ڀ ٻ
b t th p ț th t bh b

Tương tự các chữ cái khác cũng như vậy

Phụ âm sửa

Cách đánh vần sửa

Trọng âm sửa

Các cấp độ phát âm sửa

Sự đa dạng của từ thông tục sửa

Ngữ pháp sửa

Ngôn ngữ Văn chương sửa

Danh từ và tính từ sửa

Động từ sửa

Nguồn gốc từ sửa

Hệ thống chữ viết sửa

Thư pháp sửa

Sự La Mã hóa sửa

Số đếm sửa

Số đếm Ả Rập Ả Rập (Ba Tư và Urdu)
0 ٠ ٠
1 ١ ١
2 ٢ ٢
3 ٣ ٣
4 ٤ ۴
5 ٥ ۵
6 ٦ ۶
7 ٧ ٧
8 ٨ ٨
9 ٩ ٩

Sự điểu chỉnh chuẩn ngôn ngữ sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Wright (2001:492)
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Arabic”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ “Al-Jallad. The earliest stages of Arabic and its linguistic classification (Routledge Handbook of Arabic Linguistics, forthcoming)”. Truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2016.
  4. ^ "Arabic language." Encyclopædia Britannica. 2009. Encyclopædia Britannica Online. Truy cập ngày 29 tháng 7 năm 2009.
  5. ^ Bản mẫu:E18
  6. ^ “The World Factbook”. www.cia.gov. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2015.
  7. ^ “Executive Summary”. Future of the Global Muslim Population. Pew Research Center. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2011.
  8. ^ “Table: Muslim Population by Country | Pew Research Center's Religion & Public Life Project”. Features.pewforum.org. ngày 27 tháng 1 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2014.
  9. ^ “UN official languages”. Un.org. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2015.
  10. ^ “World Arabic Language Day”. UNESCO. ngày 18 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2014.

Nguồn sửa

Liên kết ngoài sửa