Lai (giản thể: ; phồn thể: ; bính âm: Lái) là một vương quốc Đông Di nằm ở phía đông tỉnh Sơn Đông ngày nay. Lai là nước chư hầu trong thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, được ghi chép trong Kinh Thư.

Lai Quốc
?–567 TCN
Vị thếHầu quốc rồi Công quốc
Thủ đôNghê (郳)
Ngôn ngữ thông dụngTiếng Lai
Tôn giáo chính
Tôn giáo truyền thống Trung Quốc, Thờ cúng tổ tiên, Pháp gia
Chính trị
Chính phủQuân chủ, Phong kiến
Lai Cộng công 
• ?–567 TCN
Phù Nhu
Lịch sử 
• Thành lập
?
• Tề diệt
567 TCN
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTiền Trung Quốc
Tiền thân
Kế tục
Nhà Chu
Chiến Quốc
Nhà Tần
Tần (nước)

Đường Thiện Thuần (唐善纯) nói rằng lai nghĩa là "núi " trong tiếng Bách Việt cổ,[1] trong khi Việt tuyệt thư (越絕書) thì chép rằng lai nghĩa là "hoang vu".[2]

Lai tồn tại trước thời nhà Thương, trung tâm thống trị là Xương Lạc, nay là phụ cận huyện Lâm Cù. Phía đông có khả năng đến khu vực duyên hải của Long Khẩu.

Khương Thái công nhận thụ phong và lập nước Tề, kiến đô tại Doanh Khâu, nay thuộc huyện Xương Lạc. Do hai nước nằm quá sát nhau, Lai về sau thường đem quân tiến đánh Doanh Khâu.

Đến thời Xuân Thu, Tề trở nên lớn mạnh và đánh bại Lai, lấn chiếm vùng nay là phía tây Bình Độ. Do đó, Lai công bất đắc dĩ phải thiên đô về Long Khẩu, đổi tên thành Đông Lai.

Năm 567 TCN, Lai tiến đánh Tề song đã bị Tề Linh công đánh bại hoàn toàn, Lai Cung công Phù Nhu bị giết.[3][4] Lai là một nước lớn, và Tề đã mở rộng được gấp đôi cương vực của mình sau khi thôn tính nước Lai.[3][5][6]

Người dân nước Lai di chuyển đến Lai Vu, nơi Mạnh Tử gọi họ là Tề đông dã nhân (齊東野人).

Vua Lai sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “威海市地名综述”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  2. ^ “百越地名及其文化蕴意”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ a b Hàn Triệu Kỳ (韩兆琦) biên tập (2010). “Tề Thái công thế gia”. Sử ký (史记) (bằng tiếng Trung). Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục (中华书局). tr. 2564–2568. ISBN 978-7-101-07272-3.
  4. ^ Tả Khâu Minh (James Legge dịch sang tiếng Anh). “Book IX. Duke Xiang”. Tả truyện (bằng tiếng zh và tiếng Anh). University of Virginia. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2012.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết) Chapter VI.
  5. ^ “东莱古国与西周王朝之关系——从黄、渭两河流域出土的有铭青铜器谈起”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2013.
  6. ^ “莱夷及莱国史研究综述”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2013.