Màu thực phẩm hay màu phụ gia (tiếng Anh: food coloring) là những chất hóa học như thuốc nhuộm, sắc tố có khả năng tạo màu cho thực phẩm, giúp chúng trở nên đẹp và thu hút hơn. Chất tạo màu có thể ở dạng lỏng, bột hoặc gel. Ngoài đồ ăn, chúng cũng được sử dụng trong mỹ phẩm, dược phẩm, đồ thủ công và các thiết bị y tế.[1] Màu thực phẩm có hai dạng là tự nhiên và nhân tạo/tổng hợp.

Các tông màu thực phẩm khác nhau được thêm vào cốc nước

Sử dụng

sửa
 
Rượu Curaçao với màu xanh đặc trưng có được từ màu thực phẩm.[2]

Với con người, màu sắc có thể ảnh hưởng đến sự cảm nhận huơng vị của thực phẩm hay đồ uống, từ bánh, kẹo cho tới rượu vang.[3] Thông thường, mục đích của thêm màu phụ gia là mô phỏng lại màu sắc mà người dùng coi nó là tự nhiên, ví dụ như thêm màu đỏ vào mứt anh đào. Trong một số trường hợp khác, thêm màu nhằm mục đích tạo hiệu ứng bất ngờ, như việc hãng Heinz ra mắt sốt cà chua màu xanh lá vào năm 2000 trong khi vốn dĩ nó màu đỏ. Dưới đây là một số công dụng của màu thực phẩm:[4][5]

  • Làm món ăn trông ngon miệng, bắt mắt hơn
  • Bù đắp cho sự phai màu trong trường hợp thực phẩm tiếp xúc với ánh sáng, không khí, nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian dài
  • Thay đổi màu sắc tự nhiên của sản phẩm
  • Thêm màu vào những đồ ăn vốn không có màu, giúp chúng trở nên thu hút
  • Tăng khả năng nhận dạng sản phẩm, ví dụ như hương vị kẹo hoặc liều lượng thuốc

Lịch sử

sửa

Việc sử dụng màu thực phẩm được cho là đã xuất hiện từ khoảng năm 1500 TCN tại Ai Cập, nơi mà những người làm kẹo thường thêm các loại chiết xuất phụ gia để tăng mỹ quan của sản phẩm.[6]

 
Màu cam của cà rốt cùng nhiều loại trái cây, rau củ khác bắt nguồn từ sắc tố carotenoid.

Tham khảo

sửa
  1. ^ CFR Title 21 Part 70: Color Additive Regulations, FDA, 22 tháng 3 năm 1977, truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2012
  2. ^ “Webpage about Curacao Liqueur and Triple secs”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2012.
  3. ^ Jeannine Delwiche (2003). “The impact of perceptual interactions on perceived flavor” (PDF). Food Quality and Preference. 14 (2): 137–146. CiteSeerX 10.1.1.103.7087. doi:10.1016/S0950-3293(03)00041-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2013.
  4. ^ “Food Ingredients & Colors”. International Food Information Council. 29 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2012.
  5. ^ Barrows, Julie N.; Lipman, Arthur L.; Bailey, Catherine J. (17 tháng 12 năm 2009). “Color Additives: FDA's Regulatory Process and Historical Perspectives”. FDA (Reprinted from Food Safety Magazine October/November 2003 issue). Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2012. Although certifiable color additives have been called coal-tar colors because of their traditional origins, today they are synthesized mainly from raw materials obtained from petroleum.
  6. ^ Meggos, H. (1995). “Food colours: an international perspective”. The Manufacturing Confectioner. tr. 59–65.

Liên kết ngoài

sửa