Mô hình thông tin xây dựng

Mô hình thông tin xây dựng (BIM), hay mô hình thông tin công trình là một quy trình liên quan tới việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số (được gọi là mô hình thông tin kỹ thuật số) trong các khâu thiết kế, thi công và vận hành các công trình (công trình ở đây có thể là công trình xây dựng hay các sản phẩm công nghiệp).[1] Về bản chất, có thể xem BIM là một hồ sơ thiết kế gồm những tập tin hay dữ liệu kỹ thuật số, chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng, vật liệu của từng cấu kiện, bộ phận trong công trình. Những thông tin này được trao đổi và kết nối trực tuyến với nhau thông qua các phần mềm, để hỗ trợ cho việc quản lý và ra những quyết định liên quan tới công trình. Việc kết hợp các thông tin về các bộ phận trong công trình với các thông tin khác như định mức, đơn giá, tiến độ thi công... sẽ tạo nên một mô hình thực tại ảo của công trình, nhằm mục đích tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình.

Những phần mềm hỗ trợ BIM được sử dụng bởi các cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, để lên phương án, thiết kế, thi công, vận hành và bảo dưỡng nhiều hạng mục công trình xây dựng hay cơ sở hạ tầng khác nhau, như hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải, hệ thống cung cấp điện, khí đốt, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống đường giao thông, cầu, cảng, nhà ở, căn hộ, trường học, cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng... Một số phần mềm hỗ trợ BIM được sử dụng tương đối phổ biến có thể kể tới Autodesk Revit Architecture & Structure, Tekla Structure...

Nguồn gốc sửa

Khái niệm về BIM đã tồn tại từ thập kỷ 1970[2][3][4]. Thuật ngữ "mô hình công trình" (đồng nghĩa với khái niệm BIM được sử dụng ngày nay) xuất hiện lần đầu vào năm 1985 trong tài liệu của Simon Ruffle[5] và năm 1986 trong tài liệu của Robert Aish[6] - sau đó tới lượt GMW Computers Ltd, công ty phát triển phần mềm RUCAPS - đề cập tới việc ứng dụng các phần mềm tại sân bay Heathrow, London[7]. Thuật ngữ 'mô hình thông tin công trình' lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1992 trong tài liệu của G.A. van Nederveen và F. P. Tolman[8].

Tuy nhiên, thuật ngữ "Mô hình thông tin công trình" và "Mô hình hóa thông tin công trình" đã không được sử dụng phổ biến cho đến 10 năm sau đó, khi vào năm 2002 hãng Autodesk phát hành một cuốn sách với đề tựa "Building Information Modeling"[9] và các nhà cung cấp phần mềm khác cũng bắt đầu khẳng định sự quan tâm tới lĩnh vực này[10]. Dựa vào những đóng góp từ Autodesk, Bentley Systems và Graphisoft, cộng thêm những quan sát với các ngành công nghiệp khác, vào năm 2003 Jerry Laiserin đã giúp phổ biến và tiêu chuẩn hóa thuật ngữ này như là một tên gọi chung cho "sự mô phỏng kỹ thuật số quá trình xây dựng một công trình"[11][12]. Trước đó, việc trao đổi và kiểm tra sự tương thích của thông tin kỹ thuật số từng được gọi dưới những cái tên khác nhau như "Virtual Building" (Công trình ảo) bởi Graphisoft, "Integrated Project Models" (Mô hình dự án tích hợp) bởi Bentley Systems, hay "Building Information Modeling" (Mô hình hóa thông tin công trình) bởi Autodesk và Vectorworks.

Do Graphisoft có nhiều kinh nghiệm phát triển các giải pháp liên quan tới mô hình thông tin công trình hơn các hãng khác, Laiserin coi phần mềm ArchiCAD của Graphisoft như "một trong những giải pháp về BIM phù hợp nhất trên thị trường"[13] nhưng cũng đồng thời nhấn mạnh vai trò tiên phong của các ứng dụng như RUCAPS, Sonata và Reflex[14]. Sau lần ra mắt vào năm 1987, ArchiCAD trở thành một trong những phương tiện ứng dụng đầu tiên của BIM[15][16], do nó là sản phẩm CAD đầu tiên có thể tạo ra mô hình 2D và 3D trên máy tính cá nhân, cũng như là sản phẩm thương mại về BIM đầu tiên dành cho máy tính cá nhân[17][18].

Định nghĩa sửa

ISO 19650-1:2018 định nghĩa BIM như sau:

Sử dụng biểu diễn kỹ thuật số chung của một sản phẩm xây dựng để hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công và vận hành để tạo nên một cơ sở đáng tin cậy để đưa ra quyết định.[19]

Ủy ban Dự án Tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ về Mô hình thông tin xây dựng đã định nghĩa về BIM như sau:

Mô hình thông tin xây dựng (BIM) là một biểu diễn kỹ thuật số của các đặc điểm về mặt vật lý và công năng của một tiện ích (công trình). Một mô hình BIM là nguồn thông tin chung để thu thập thông tin về một công trình, tạo nên một cơ sở đáng tin cậy cho quyết định trong suốt vòng đời của nó; từ giai đoạn sơ bộ ban đầu cho đến giai đoạn phá hủy.[20]

Thiết kế xây dựng truyền thống từ xưa tới nay phần lớn chỉ được thể hiện bằng bản vẽ hai chiều trên giấy (tức là các: bản vẽ mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, chi tiết, vv.).

Vai trò của BIM trong vòng đời công trình sửa

BIM được khai thác và sử dụng không chỉ trong giai đoạn quy hoạch và thiết kế dự án mà còn kéo dài suốt vòng đời của công trình, hỗ trợ những quá trình như quản lý chi phí, quản lý xây dựng và quản lý dự án.[21]

Xem thêm sửa

Tài liệu sửa

  • Eastman, Chuck; Teicholz, Paul; Sacks, Rafael; Liston, Kathleen (2008). BIM Handbook: A Guide to Building Information Modeling for Owners, Managers, Designers. Wiley. ISBN 978-0-470-18528-5.
  • Hardin, Brad (2009). BIM and Construction Management: Proven Tools, Methods and Workflows. Sybex. ISBN 978-0-470-40235-1.
  • Jernigan, Finith (2007). BIG BIM little bim. 4Site Press. ISBN 978-0-9795699-0-6.
  • Kiziltas, Semiha; Leite, Fernanda; Akinci, Burcu; Lipman, Robert R. (2009). “Interoperable Methodologies and Techniques in CAD”. Trong Karimi, Hassan A.; Akinci, Burcu (biên tập). CAD and GIS Integration. CRC. tr. 73–109. ISBN 978-1-4200-6806-1.
  • Kymmell, Willem (2008). Building Information Modeling: Planning and Managing Construction Projects with 4D CAD and Simulations, McGraw-Hill Professional. ISBN 978-0-07-149453-3
  • Krygiel, Eddy and Nies, Brad (2008). Green BIM: Successful Sustainable Design with Building Information Modeling, Sybex. ISBN 978-0-470-23960-5
  • Lévy, François (2011). BIM in Small-Scale Sustainable Design, Wiley. ISBN 978-0470590898
  • Smith, Dana K. and Tardif, Michael (2009). Building Information Modeling: A Strategic Implementation Guide for Architects, Engineers, Constructors, and Real Estate Asset Managers, Wiley. ISBN 978-0-470-25003-7
  • Underwood, Jason, and Isikdag, Umit (2009). Handbook of Research on Building Information Modeling and Construction Informatics: Concepts and Technologies, Information Science Publishing. ISBN 978-1-60566-928-1
  • Weygant, Robert S. (2011) BIM Content Development: Standards, Strategies, and Best Practices, Wiley. ISBN 978-0-470-58357-9

Chú thích sửa

  1. ^ TS. Nguyễn Việt Hùng, TS. Tạ Ngọc Bình - Tổng quan về mô hình thông tin công trình (BIM) và nhu cầu xây dựng lộ trình áp dụng BIM trong ngành xây dựng Việt Nam, Hà Nội, 28/02/204.
  2. ^ Eastman, Charles; Fisher, David; Lafue, Gilles; Lividini, Joseph; Stoker, Douglas; Yessios, Christos (tháng 9 năm 1974). An Outline of the Building Description System. Institute of Physical Planning, Carnegie-Mellon University.
  3. ^ Eastman, Chuck; Tiecholz, Paul; Sacks, Rafael; Liston, Kathleen (2008). BIM Handbook: a Guide to Building Information Modeling for owners, managers, designers, engineers, and contractors (ấn bản 1). Hoboken, New Jersey: John Wiley. tr. xi–xii. ISBN 9780470185285.
  4. ^ Eastman, Chuck; Tiecholz, Paul; Sacks, Rafael; Liston, Kathleen (2011). BIM Handbook: A Guide to Building Information Modeling for Owners, Managers, Designers, Engineers and Contractors (ấn bản 2). Hoboken, New Jersey: John Wiley. tr. 36–37.
  5. ^ Ruffle S. (1985) "Architectural design exposed: from computer-aided-drawing to computer-aided-design" Environments and Planning B: Planning and Design 1986 March 7 pp 385-389.
  6. ^ Aish, R. (1986) "Building Modelling: The Key to Integrated Construction CAD" CIB 5th International Symposium on the Use of Computers for Environmental Engineering related to Building, 7–9 July.
  7. ^ cited by Laiserin, Jerry (2008), Foreword to Eastman, C., et al (2008), op cit, p.xii
  8. ^ Van Nederveen, G.A.; Tolman, F.P. (1992). “Modelling multiple views on buildings”. Automation in Construction. 1 (3): 215–24. doi:10.1016/0926-5805(92)90014-B.
  9. ^ Autodesk (2002). Building Information Modeling. San Rafael, CA, Autodesk, Inc.
  10. ^ Laiserin, J. (2002) "Comparing Pommes and Naranjas", The Laiserin Letter, ngày 16 tháng 12 năm 2002.[nguồn không đáng tin?]
  11. ^ Laiserin, J. (2003) "The BIM Page", The Laiserin Letter.[nguồn không đáng tin?]
  12. ^ Laiserin, in his foreword to Eastman, et al (2008, op cit) disclaimed he had coined the term, adding "it is my opinion that the historical record... shows that Building Information Modeling was not an innovation attributable solely to any individual or entity." (p.xiii)
  13. ^ Laiserin, J. (2003) "Graphisoft on BIM", The Laiserin Letter, ngày 20 tháng 1 năm 2003.[nguồn không đáng tin?]
  14. ^ Laiserin, J. (2003) "LaiserinLetterLetters" (see Laiserin's comment to letter from John Mullan), The Laiserin Letter, ngày 6 tháng 1 năm 2003.[nguồn không đáng tin?]
  15. ^ Lincoln H. Forbes, Syed M. Ahmed, (2010) Modern Construction: Lean Project Delivery and Integrated Practices, CRC Press.
  16. ^ Cinti Luciani, S. Garagnani, R. Mingucci (2012) "BIM tools and design intent. Limitations and opportunities", in K. Kensek, J. Peng, Practical BIM 2012 - Management, Implementation, Coordination and Evaluation, Los Angeles
  17. ^ Quirk, Vanessa (ngày 7 tháng 12 năm 2012). “A Brief History of BIM”. Arch Daily. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2015.
  18. ^ M. Dobelis (2013), "Drawbacks of BIM concept adoption", in the 12th International Conference on Engineering Graphics, BALTGRAF 2013, June 5–7, 2013, Riga, Latvia
  19. ^ British Standards Institution (2019) BS EN ISO 19650: Organisation and digitisation of information about buildings and civil engineering works, including building information modelling – Information management using building information modelling, London: BSI
  20. ^ National BIM Standard – United States. National Building Information Model Standard Project Committee, http://www.nationalbimstandard.org/faq.php#faq1 Lưu trữ 2014-10-16 tại Wayback Machine (accessed: ngày 20 tháng 11 năm 2013)
  21. ^ “Wayback Machine” (PDF). web.archive.org. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2022. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)

Liên kết ngoài sửa