Mạch lọc nguồn là mạch có trong mạch nguồn một chiều, được thực hiện sau khi chỉnh lưu và trước khi ổn áp, giúp san bằng độ gợn sóng của điện áp.2

Cấu trúc mạch lọc nguồn sửa

Mạch lọc nguồn có cấu tạo gồm 2 tụ hóa và 1 cuộn cảm. Các tụ càng có điện dung cao càng tốt. Cuộn cảm càng có trị số điện cảm cao càng tốt. 2

 
Mạch lọc nguồn cơ bản

Chúng được mắc theo kiểu chữ N (xem hình). Tuy nhiên, nếu muốn đơn giản, có thể bỏ tụ thứ hai.2 Dưới đây là một số cách tăng chất lượng của mạch.

Tăng điện dung cho tụ điện sửa

Chọn tụ sửa

Để tăng điện dung cho tụ điện, việc cần làm đầu tiên là phải chọn loại tụđiện dung lớn, ít nhất là 1000μF.

Mắc song song các tụ sửa

Sau khi chọn loại tụ thích hợp, hãy mắc song song chúng. Điện dung tương đương sẽ tăng rất cao (bằng tổng các điện dung)3, vì thế chất lượng mạch sẽ rất cao.

Đừng bỏ tụ thứ hai sửa

Như đã nói, hoàn toàn có thể bỏ đi tụ thứ hai để mạch được đơn giản. Nhưng muốn chất lượng mạch cao thì đừng bỏ tụ thứ hai này.

Tăng trị số điện cảm cho cuộn cảm sửa

Cách tính trị số điện cảm sửa

L=4π.10−7μ.N2/l.S1

Trong đó:

Từ công thức trên, ta có cách tăng trị số điện cảm như sau.

Tăng số vòng của cuộn cảm sửa

Hãy quấn càng nhiều vòng càng tốt, vì số vòng được bình phương.

Giảm độ dài, tăng tiết diện của cuộn cảm sửa

Đưa lõi sắt vào trong cuộn cảm sửa

Việc đưa lõi sắt vào trong cuộn cảm sẽ khiến trị số điện cảm của cuộn cảm tăng (bằng tổng trị số điện cảm của ống dây và lõi sắt), do đó trị số điện cảm của cuộn cảm sẽ rất cao.

Mắc nối tiếp các cuộn cảm sửa

Khi mắc nối tiếp các cuộn cảm, trị số điện cảm tương đương bằng tổng các trị số điện cảm của từng cuộn nên trị số điện cảm rất cao.

Tham khảo sửa

  • Chú giải 1: “5”. SGK Vật lý 11 (ấn bản 6). Nhà xuất bản Giáo dục. 2013. tr. 153-154.
  • Chú giải 2: “2”. SGK Công nghệ 12 (ấn bản 4). Nhà xuất bản Giáo dục. 2012. tr. 40-41.
  • Chú giải 3: Trang Tụ điện Lưu trữ 2014-03-28 tại Wayback Machine, mục Mắc nối của Wikibooks.