Heinrich Magnus Manske (sinh ngày 24 tháng 5 năm 1974) là một nhà khoa học nhân sự cấp cao tại Viện Wellcome Trust SangerCambridge, Anh[2][3][4] và là nhà phát triển phần mềm của một trong những phiên bản đầu tiên của phần mềm MediaWiki, nhằm trợ giúp Wikipedia.[5]

Magnus Manske
Magnus năm 2012
SinhHeinrich Magnus Manske
24 tháng 5, 1974 (49 tuổi)
Cologne, Nordrhein-Westfalen, Tây Đức
Quốc tịchĐức
Trường lớpĐại học Cologne
Nổi tiếng vì
Trang webMagnusManske.de
Sự nghiệp khoa học
Ngành
Nơi công tác
Luận ánGENtle, một công cụ sinh học phân tử đa năng miễn phí (2006)
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ
  • Helmut W. Klein
  • Sabine Waffenschmidt[1]

Thân thế sửa

Manske chào đời tại Cologne, Đức. Ông theo học ngành hóa sinh tại Đại học Cologne và tốt nghiệp Tiến sĩ năm 2006; luận án của ông viết về bộ công cụ mã nguồn mở cho sinh học phân tử mang tên GENtle.[1][6]

Sự nghiệp sửa

Khi còn là sinh viên, Manske là một trong những người đóng góp đầu tiên cho bách khoa toàn thư Internet Nupedia, tiền thân của Wikipedia, và sau đó đã viết một trong những phiên bản đầu tiên của phần mềm MediaWiki mà Wikipedia vận hành theo.[7] Manske từng làm việc tại Cambridge với Viện Wellcome Trust Sanger từ tháng 4 năm 2007,[8][9][10][11][12] nhưng vẫn tích cực trong việc phát triển các công cụ cho Wikipedia[13] và các dự án chị em của nó là WikidataWikimedia Commons.[14]

Năm 2012, Manske là đồng tác giả của một bài báo khoa học được xuất bản trên tạp chí Nature trình bày những cách mới để xác định các khu vực mà ký sinh trùng sốt rét đang phát triển và mô tả các kỹ thuật lập bản đồ kháng thuốc sốt rét. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một kỹ thuật để chiết xuất DNA của ký sinh trùng sốt rét trực tiếp từ máu, giúp giảm thiểu sai sót trong công đoạn giải trình tự.[8][15]

Manske được công nhận là người tạo ra bài viết đầu tiên trên Wikipedia tiếng Đức, về phản ứng chuỗi polymerase, do chính ông khởi tạo vào năm 2001.[16][17][18]

MediaWiki sửa

Từ lúc mới bước chân vào giảng đường đại học, Manske được xem là người đóng góp tích cực nhất cho dự án Nupedia,[19] đăng tải bài viết có nội dung về các chủ đề sinh học[7] và phát triển bộ công cụ và tiện ích mở rộng dành riêng cho Nupedia.[20] Sau đó, cảm thấy không hài lòng với những hạn chế của phần mềm hiện có,[19] Manske đã phát triển một trong những phiên bản đầu tiên của cái mà sau này trở thành MediaWiki.[20][21] Phiên bản phần mềm mới khai sinh của ông được cài đặt chính thức vào năm 2002.[19]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Magnus Manske (2006). GENtle, a free multi-purpose molecular biology tool (Luận văn). University of Cologne. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2016.
  2. ^ Danh sách các ấn phẩm từ Microsoft Academic Search
  3. ^ Magnus Manske's publications được lập chỉ mục bởi cơ sở dữ liệu thư mục Scopus. (cần đăng ký mua)
  4. ^ Daub, J.; Gardner, P. P.; Tate, J.; Ramsköld, D.; Manske, M.; Scott, W. G.; Weinberg, Z.; Griffiths-Jones, S.; Bateman, A. (2008). “The RNA WikiProject: Community annotation of RNA families”. RNA. 14 (12): 2462–2464. doi:10.1261/rna.1200508. PMC 2590952. PMID 18945806.
  5. ^ Magnus Manske trên Twitter
  6. ^ Alastair Kerr (ngày 21 tháng 6 năm 2011). “Desktop Sequence Analysis: software review”. Bioinformatics Knowledge Blog. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  7. ^ a b Claudia Lehnen (ngày 2 tháng 2 năm 2008). “Der Wikipedia-Pionier aus Köln” [The Wikipedia pioneer from Cologne]. Kölner Stadt-Anzeiger (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2013.
  8. ^ a b Manske, M.; Miotto, O.; Campino, S.; Auburn, S.; Almagro-Garcia, J.; Maslen, G.; o’Brien, J.; Djimde, A.; Doumbo, O.; Zongo, I.; Ouedraogo, J. B.; Michon, P.; Mueller, I.; Siba, P.; Nzila, A.; Borrmann, S.; Kiara, S. M.; Marsh, K.; Jiang, H.; Su, X. Z.; Amaratunga, C.; Fairhurst, R.; Socheat, D.; Nosten, F.; Imwong, M.; White, N. J.; Sanders, M.; Anastasi, E.; Alcock, D.; và đồng nghiệp (2012). “Analysis of Plasmodium falciparum diversity in natural infections by deep sequencing”. Nature. 487 (7407): 375–9. Bibcode:2012Natur.487..375M. doi:10.1038/nature11174. PMC 3738909. PMID 22722859.
  9. ^ Manske, H. M.; Kwiatkowski, D. P. (2009). “Look Seq: A browser-based viewer for deep sequencing data”. Genome Research. 19 (11): 2125–32. doi:10.1101/gr.093443.109. PMC 2775587. PMID 19679872.
  10. ^ Manske, H. M.; Kwiatkowski, D. P. (2009). “SNP-o-matic”. Bioinformatics. 25 (18): 2434–5. doi:10.1093/bioinformatics/btp403. PMC 2735664. PMID 19574284.
  11. ^ Robinson, T.; Campino, S. G.; Auburn, S.; Assefa, S. A.; Polley, S. D.; Manske, M.; MacInnis, B.; Rockett, K. A.; Maslen, G. L.; Sanders, M.; Quail, M. A.; Chiodini, P. L.; Kwiatkowski, D. P.; Clark, T. G.; Sutherland, C. J. (2011). “Drug-Resistant Genotypes and Multi-Clonality in Plasmodium falciparum Analysed by Direct Genome Sequencing from Peripheral Blood of Malaria Patients”. PLOS ONE. 6 (8): e23204. Bibcode:2011PLoSO...623204R. doi:10.1371/journal.pone.0023204. PMC 3154926. PMID 21853089.
  12. ^ Logan, D. W.; Sandal, M.; Gardner, P. P.; Manske, M.; Bateman, A. (2010). “Ten Simple Rules for Editing Wikipedia”. PLOS Computational Biology. 6 (9): e1000941. Bibcode:2010PLSCB...6E0941L. doi:10.1371/journal.pcbi.1000941. PMC 2947980. PMID 20941386.  
  13. ^ “Magnus Manske”. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2013.
  14. ^ Wikimedia-related tools by Magnus Manske
  15. ^ “DNA Research; Putting parasites on the world map”. China Weekly News. ngày 26 tháng 6 năm 2012.
  16. ^ “German Wikipedia reaches landmark millionth entry”. Deutsche Welle. ngày 28 tháng 12 năm 2009.
  17. ^ dpa/mos (ngày 28 tháng 12 năm 2009). “Deutsche Wikipedia erreicht eine Million Einträge”. Die Zeit.
  18. ^ Achim Sawall (ngày 28 tháng 12 năm 2009). “Deutschsprachige Wikipedia erreicht die Millionenmarke”. golem.de.
  19. ^ a b c Kurt Jansson (ngày 14 tháng 1 năm 2011). “Zehn Jahre Wikipedia – Der kurze Sommer der Anarchie”. Der Spiegel.
  20. ^ a b Jennifer Joline Anderson (2011). Wikipedia: The Company and Its Founders. ABDO. tr. 44. ISBN 978-1-61714-812-5.
  21. ^ Torsten Kleinz (ngày 16 tháng 12 năm 2012). “Neues Werkzeug soll Anfänger zur Wikipedia locken”. Die Zeit.

Liên kết ngoài sửa