Maria Magdalena Josepha của Áo

Nữ Đại vương công Áo

Maria Magdalena của Áo (tên đầy đủ: Maria Magdalena Josepha Antonia Gabriela [1]; 26 tháng 3 năm 1689 – 1 tháng 5 năm 1743) là thống đốc xứ Tirol [2] và là con gái của Leopold I của Thánh chế La Mã và người vợ thứ ba Eleonore Magdalene xứ Pfalz.

Maria Magdalena của Áo
Maria Magdalena von Österreich
Đại vương công Áo
Thông tin chung
Sinh(1689-03-26)26 tháng 3 năm 1689
Cung điện Hofburg, Viên, Đại công quốc Áo, Đế quốc La Mã Thần thánh
Mất1 tháng 5 năm 1743(1743-05-01) (54 tuổi)
Cung điện Hofburg, Viên, Đại công quốc Áo, Đế quốc La Mã Thần thánh
An tángHầm mộ Hoàng gia
Tên đầy đủ
Maria Magdalena Josepha Antonia Gabriela
Hoàng tộcNhà Habsburg
Thân phụLeopold I của Thánh chế La Mã Vua hoặc hoàng đế
Thân mẫuEleonore Magdalene xứ Pfalz-Neuburg
Tôn giáoCông giáo La Mã

Tiểu sử sửa

 
Maria Magdalena của Áo.

Maria Magdalena sinh ra tại Cung điện HofburgViên, là người con thứ chín của Leopold I của Thánh chế La MãEleonore Magdalene xứ Pfalz. Không lâu trước Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha, đã có nghi vấn về việc tân vương Felipe V của Tây Ban Nha sẽ kết hôn với Nữ Đại vương công, nhưng Louis XIV của Pháp đã phản đối cuộc hôn nhân vì lý do chính trị, và lý do chính thức được đưa ra là: không có Nữ Đại vương công nào khiến cháu trai của Quốc vương Pháp ứng ý. Năm 1708, chị gái của Maria Magdalena là Maria Anna kết hôn với João V của Bồ Đào Nha; kế hoạch cho sự kết hợp thứ hai giữa Áo và Bồ Đào Nha đã được thảo luận khi Maria Magdalena được ngỏ ý trở thành vợ của Vương tử Francisco của Bồ Đào Nha, Công tước xứ Beja, em trai của João V. Các cuộc thảo luận đã thất bại trong giai đoạn đầu và do đó, cả Maria Magdalena và Francisco đều qua đời mà không lập gia đình. Một lần nữa sau chiến tranh, câu hỏi về việc Maria Magdalena có trở thành Vương hậu Tây Ban Nha để thay thế Luisa Maria của Savoia đã qua đời đã được đặt ra. Tuy nhiên, dự định này đã không thành vì Felipe V đã tái hôn với Elisabetta Farnese.

Sau khi những dự tính hỏi cưới Maria Magdalena không thành, Nữ Đại vương công sống đời ẩn dật, không lập gia đình và qua đời mà không có con cháu. Maria Magdalena có mối quan hệ thân thiết với cháu gái Maria Theresia, con gái của anh trai là Hoàng đế Karl VI và cũng như với em gái của Maria Theresia là Maria Anna. Maria Magdalena qua đời vì bệnh viêm phổi ở tuổi 54 và được chôn cất tại Hầm mộ Hoàng giaViên.

Gia phả sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Die Durchläuchtige Welt, Oder: Kurtzgefaßte Genealogische, Historische und Politische Beschreibung ...: ... aller itztlebenden Durchlauchtigen Hohen Personen, sonderlich in Europa, Als Kayser, Könige, Chur- und Fürsten, Ertz-Bischöffe, Bischöffe, Aebte und Aebtißinnen, wie auch Grafen des Heil. Röm. Reichs, nebst den vornehmsten und bekanntesten Regenten in den übrigen Theilen der Welt : In Vorstellung Dero Namen, Geburts-Zeit, Regierung, Bedienung, nechsten Vorfahren, Vermählung, Kinder, Geschwister und Anverwandten, Länder und Herrschafften, Prätensionen, Wapen in Kupffern, Titul, Religion, Residentzen, Academien und deren Fundation, Müntzen, [et]c. [et]c. mit Beyfügung der berühmtesten alten und neuern Scribenten eines jeden Staats, wie nicht weniger eine kurtze Beschreibung der fürnehmsten Ritter-Orden in Europa, samt den gelehrten Gesellschafften von jeder Nation. 1 (bằng tiếng Đức). 1739. tr. 8.
  2. ^ Kapuzinergruft. “Erzherzogin Maria Magdalena: Kapuzinergruft - Wien” (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ a b c d Genealogie ascendante jusqu'au quatrieme degre inclusivement de tous les Rois et Princes de maisons souveraines de l'Europe actuellement vivans [Genealogy up to the fourth degree inclusive of all the Kings and Princes of sovereign houses of Europe currently living] (bằng tiếng Pháp). Bourdeaux: Frederic Guillaume Birnstiel. 1768. tr. 100.
  4. ^ a b Eder, Karl (1961), “Ferdinand III.”, Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), 5, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 85–86Quản lý CS1: postscript (liên kết); (full text online)
  5. ^ a b Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Maria Anna von Spanien” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 23 – qua Wikisource.
  6. ^ a b Fuchs, Peter (2001), “Philipp Wilhelm”, Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), 20, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 384Quản lý CS1: postscript (liên kết); (full text online)
  7. ^ a b Louda, Jirí; MacLagan, Michael (1999). Lines of Succession: Heraldry of the Royal Families of Europe (ấn bản 2). London: Little, Brown and Company. table 84.
  8. ^ a b Eder, Karl (1961), “Ferdinand II.”, Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), 5, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 83–85Quản lý CS1: postscript (liên kết); (full text online)
  9. ^ a b Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Maria Anna von Bayern” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 23 – qua Wikisource.
  10. ^ a b Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Philipp III.” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 120 – qua Wikisource.
  11. ^ a b Wurzbach, Constantin von biên tập (1861). “Habsburg, Margaretha (Königin von Spanien)” . Biographisches Lexikon des Kaiserthums Oesterreich [Biographical Encyclopedia of the Austrian Empire] (bằng tiếng Đức). 7. tr. 13 – qua Wikisource.
  12. ^ a b Breitenbach, Josef (1898), “Wolfgang Wilhelm”, Allgemeine Deutsche Biographie (ADB) (bằng tiếng Đức), 44, Leipzig: Duncker & Humblot, tr. 87–116
  13. ^ a b Wolf, Joseph Heinrich (1844). Das Haus Wittelsbach. Bayern's Geschichte (bằng tiếng Đức). tr. 281.
  14. ^ a b Becker, Wilhelm Martin (1964), “Georg II.”, Neue Deutsche Biographie (NDB) (bằng tiếng Đức), 6, Berlin: Duncker & Humblot, tr. 217Quản lý CS1: postscript (liên kết); (full text online)
  15. ^ a b Flathe, Heinrich Theodor (1881), “Johann Georg I. (Kurfürst von Sachsen)”, Allgemeine Deutsche Biographie (ADB) (bằng tiếng Đức), 14, Leipzig: Duncker & Humblot, tr. 376–381