Melek Tourhan
Melek Hassan Tourhan (tiếng Ả Rập: ملك حسن طوران) (27 tháng 10 năm 1869 – 4 tháng 2 năm 1956), là vương hậu thứ hai của Quốc vương Ai Cập Hussein Kamel. Sau khi chồng bà lên ngôi năm 1914, bà Melek còn được biết đến với cái tên là Sultana Melek.
Melek Hassan Tourhan | |||||
---|---|---|---|---|---|
Vương hậu Ai Cập | |||||
Vương hậu Ai Cập | |||||
Kế nhiệm | Nazli Sabri | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 27 tháng 10 năm 1869 Istanbul, Đế quốc Ottoman | ||||
Mất | 4 tháng 2 năm 1956 (87 tuổi) Cairo, Ai Cập | ||||
Phu quân | Hussein Kamel | ||||
Hậu duệ | Kadria, Samiha và Badiha | ||||
| |||||
Hoàng tộc | Nhà Muhammad Ali | ||||
Thân phụ | Hasan Tourhan Pasha |
Tiểu sử
sửaSinh vào ngày 27 tháng 10 năm 1869 tại Istanbul, Melek là người Circassia. Tuy nhiên, không giống như nhiều người Circassia dưới thời Đế quốc Ottoman, bà không phải là một nô lệ[1]. Emine Foat Tugay, bạn của Melek, đã mô tả bà "như nàng Venus, bé nhỏ nhưng lại cân đối hoàn hảo, một cô gái tóc nâu xinh đẹp, có sức quyến rũ tuyệt vời"[1].
Cha của Melek, Hasan Tourhan Pasha là Hạm trưởng của Hải quân Ottoman. Khi Melek vẫn còn là một đứa trẻ sơ sinh, ông đã đưa con gái mình cho bà Đệ tam Vương phi Jeshm Afet Hanimefendi, thứ phi của Phó vương Isma'il Pasha (cha của vua Hussein Kamel)[1].
Năm 1887, bà kết hôn với Hussein Kamel[2] và sinh được 3 người con gái: Kadria, Samiha và Badiha[3]. Thế chiến thứ nhất nổ ra, Vương quốc Anh kiểm soát Ai Cập vào thời điểm đó, đã lật đổ Phó vương Abbas II của Ai Cập, cháu gọi Hussein Kamel là chú và đưa Hussein lên làm vua. Hussein Kamel được Anh phong làm "Quốc vương" nhằm xóa bỏ tư cách là một chư hầu Ai Cập đối với Quốc vương Ottoman. Vì thế, Melek được phong làm Sultana (tức Vương hậu)[4].
Hussein Kamel đối xử với vợ mình bằng sự yêu thương và tận tụy[2]. Sau khi Hussein băng hà, Melek không tái giá và cùng các người hầu đi thăm các nước châu Âu và Liban. Ngay cả khi Fuad I, em trai của Hussein Kamel lên ngôi, bà vẫn giữ danh hiệu Sultana, nhưng vị trí vẫn thấp hơn so với bà Nazli Sabri, vương hậu của Fuad I[5].
Melek ở tại một cung điện thuộc ngoại ô thủ đô Cairo. Bà mất vào ngày 4 tháng 2 năm 1956, và đã chứng kiến cuộc Cách mạng Ai Cập 1952 và việc bãi bỏ chế độ quân chủ.
Tham khảo
sửa- ^ a b c Tugay, Emine Foat (1974). Three Centuries: Family Chronicles of Turkey and Egypt. Westport, CT: Greenwood Press. tr.203 ISBN 978-0-8371-7117-3
- ^ a b Hamamsy, Chafika Soliman (2005). Zamalek: The Changing Life of a Cairo Elite, 1850–1945. American University in Cairo Press. tr.94 ISBN 978-977-424-893-1
- ^ Montgomery-Massingberd, Hugh (1980). "The Royal House of Egypt". Burke's Royal Families of the World. Volume II: Africa & the Middle East. London: Burke's Peerage. tr.36 ISBN 978-0-85011-029-6
- ^ Rizk, Yunan Labib (2006). "A palace wedding". Al-Ahram Weekly (790)
- ^ Cabinet of the Grand Chamberlain (1947). "Rescrit Royal No. 3 de 1932 déterminant le rang de Sa Hautesse la Sultane Mélek dans l'Ordre de Préséance" [Royal Rescript No. 3 of 1932 determining the rank of Her Gloriness Sultana Melek in the Order of Precedence]. Protocole du Royaume d'Égypte [Protocol of the Kingdom of Egypt] (bằng tiếng Pháp). Cairo: National Printing, tr.29