Miền Bắc Thái Lan là vùng phía Bắc của Thái Lan, giáp với Myanmar ở phía Tây, Lào ở phía Đông và miền Trung Thái Lan ở phía Nam. Miền Bắc Thái Lan là vùng duy nhất của cả nước có địa hình núi non hiểm trở, tập trung nhiều núi cao. Ngoài sông Ping chảy qua, sông Chao Phraya cũng là con sông lớn ở đây chảy qua núi Chieng Dao. Có nhiều núi cao, trong đó đỉnh cao nhất là Doi Inthanon cao 2575 m và là đỉnh cao nhất của Thái Lan. Có nhiều rừng quốc gia ở đây như là:Doi Inthnon,Doi Suthep-Pui, Mea Ping, Huay Nam Dang, Mae Phang, Chiang Dao.

Bản đồ 6 vùng của Thái Lan. Miền Bắc Thái Lan là vùng màu xanh lá cây phía trên cùng.

Phạm vi

sửa

Phạm vi miền Bắc Thái Lan thay đổi tùy theo quan niệm và tiêu chí. Xét theo địa lý, miền Bắc Thái Lan là vùng đồi núi và cao nguyên phía Bắc. Tuy nhiên, vùng cao này cũng được gọi là phần Bắc Thái Lan Thượng. Phần Bắc Thái Lan Hạ bao gồm một số tỉnh có địa hình thấp và bằng phẳng hơn.

Xét về mặt lịch sử - văn hóa, miền Bắc Thái Lan là vùng lãnh thổ của vương quốc Lanna trước đây và do đó trùng với vùng đồi núi và cao nguyên phía Bắc nhưng không bao gồm tỉnh Uttaradit vì tỉnh này thấp hơn và thuộc phạm vi văn hóa Sukhothai.

Theo cách phân chia đất nước thành 6 vùng hiện nay của Chính phủ Thái Lan, miền Bắc Thái Lan bao gồm 9 tỉnh sau đây:

 
Bản đồ miền Bắc Thái Lan
Biểu tượng Tên Tịnh lỵ Dân số Diện tích (km²) Mật độ dân số ISO code
  Chiang Mai Chiang Mai 1.646.144 20.107,0 81,9 TH-50
  Lamphun Lamphun 403.952 4.505,9 89,7 TH-51
  Lampang Lampang 757.534 12.534,0 60,4 TH-52
  Uttaradit Uttaradit 461.040 7.838,6 58,8 TH-53
  Phrae Phrae 458.750 6.538,6 70,2 TH-54
  Nan Nan 476.612 11.472,1 41,5 TH-55
  Phayao Phayao 486.472 6.335,1 76,8 TH-56
  Chiang Rai Chiang Rai 1.198.656 11.678,4 102,6 TH-57
  Mae Hong Son Mae Hong Son 244.048 12.681,3 19,2 TH-58

Theo cách phân chia đất nước thành 4 vùng trước đây, Bắc Thái Lan bao gồm 16 tỉnh như trong bản đồ:

 
Bắc Thái Lan theo cách phân vùng cũ.
  1. Chiang Mai
  2. Chiang Rai
  3. Kamphaeng Phet
  4. Lampang
  5. Lamphun
  6. Mae Hong Son
  7. Nakhon Sawan
  8. Nan
  9. Phayao
  10. Phetchabun
  11. Phichit
  12. Phitsanulok
  13. Phrae
  14. Sukhothai
  15. Tak
  16. Uthai Thani
  17. Uttaradit

Khí hậu

sửa

Phần lớn lãnh thổ vùng này là núi non, do đó thời tiết khá mát so với miền Trung.

Lịch sử

sửa

Lịch sử của miền Bắc Thái Lan chủ yếu liên quan đến vương quốc Lanna được thành lập năm 1259 và là một lực lượng độc lập đến thế kỷ 16.

Văn hóa

sửa

Về phía bắc, vùng giáp với biên giới Myanmar và Lào, do đó văn hóa của vùng có sự pha trộn của nhiều văn hóa khác nhau: văn hóa bản địa vùng Lannathai xưa, văn hóa các dân tộc ít người và văn hóa Myanmar, văn hóa Lào. Sự pha trộn văn hóa này này thể hiện rõ nhất qua trang phục, kiến trúc và ngay cả ẩm thực. Tuy nhiên, vùng là nơi có địa danh Tam giác vàng vừa là điểm du lịch nổi tiếng vừa là nơi phức tạp về tình hình an ninh trật tự mà 3 nước đang phải đối mặt.

Chính sự pha trộn về đa dạng văn hóa, cộng với địa hình hiểm trở, khí hậu mát mẻ, núi rừng nhiều và có nhiều địa danh văn hóa, lịch sử, thắng cảnh nên miền Bắc được xem là có nền du lịch khá phát triển so với miền đông bắc.

Ẩm thực

sửa

Phần ẩm thực miền Bắc nằm trong Ẩm thực Thái Lan

Trung tâm du lịch và vùng du lịch

sửa

Các điểm tham quan tại tỉnh:

  1. King Meng Rai the Great Monument.
  2. Ku Phra Chao Meng Rai.
  3. Wat Phra That Doi Thong.
  4. Wat Phra Singht
  5. Wat Phra Kaew.
  6. Haad Chiang Rai.
  7. Mae Kok River
  8. Khun Korn Forest Park Waterfall.
  9. Doi Mae Salong.
  10. Doi Tung
  11. Pamee Akha Village
  12. Mae Sai.
  13. Khun Nam-Nang Non
  14. Tham Pum-Tham Pla.
  15. Tham Phayanak.
  16. Tham Pha Chom.
  17. Wat Phra That Chedi Luang
  18. Wat Pa Sak
  19. Wat Phra That Chom Kitti
  20. Chiang Saen Lake
  21. The Golden Triangle
  22. Wat Phra That Doi Pu Khao
  23. Chiang Khong.
  24. Baan Haad Klai
  25. Doi Pa Tang.
  26. Phu Chee Fah.
  27. Doi Luang National Park

Các điểm tham quan tại tỉnh

  1. Ban Sao-Nak.
  2. Wat Prathat Sadet.
  3. Kiu Lom Dam And
  4. Wat Srichum.

Tham khảo

sửa