Miễn dịch (hay miễn nhiễm) là tập hợp tất cả các cơ chế sinh học giúp cho một cơ thể đa bào giữ được sự liên kết giữa các tế bào và các , đảm bảo sự toàn vẹn của cơ thể bằng cách loại bỏ những thành phần bị hư hỏng cũng như các chất và sinh vật xâm hại. Chức năng bảo vệ cơ thể bao gồm hai loại cơ chế miễn dịch, lần lượt xuất hiện trong quá trình tiến hóa của các loài và liên hệ chặt chẽ với nhau ở các động vật bậc cao:

Ở cấp độ phân tử, cả hai cơ chế đều có khả năng phân biệt ("nhận diện") các thành phần của cơ thể, tức cái "ta" với tất cả những phân tử khác gọi chung là cái "không ta".

Miễn dịch đặc hiệu xuất hiện vào thời điểm phân kỳ giữa động vật có xương sốngđộng vật không xương sống cách đây 500 triệu năm. Miễn dịch tự nhiên có tính nguyên thủy hơn, cần thiết cho sự sinh tồn của mọi sinh vật.

Từ nguyên sửa

Từ miễn dịch hay miễn nhiễm liên quan đến các bệnh truyền nhiễm trong lịch sử. Người ta nhận thấy những bệnh nhân bị một bệnh nhất định nhưng đã khỏi có khả năng không mắc lại căn bệnh đó về sau (miễn), kể cả khi bệnh truyền nhiễm đó lan tràn với tính chất dịch.[cần dẫn nguồn]

Bạch Cầu sửa

Có ba loại bạch cầu tham gia vào việc tiêu diệt vi rút khi xâm nhập vào cơ thể con người:

Các loại miễn dịch sửa

Miễn dịch tự nhiên sửa

Có hai loại:

Các loại bệnh của gia súc, gia cầm như lở mồm long móng, toi gà,... không thể xâm nhập được vào cơ thể người là miễn dịch bẩm sinh

Người nào đã từng một lần bị bệnh nhiễm khuẩn nào đó thì sau này sẽ không bị mắc bệnh đó nữa (sởi, thủy đậu, quai bị,...) đây là miễn dịch tập nhiễm

Miễn dịch nhân tạo sửa

Có hai loại

Người nào đã từng được tiêm phòng (viêm gan B, viêm gan A, Ung thư cổ tử cung, thủy đậu, viêm phổi, viêm phế quản, thương hàn,...) tỉ lệ nhiễm các bệnh này sẽ thấp hoặc không có, đây là miễn dịch chủ động

Khi con người bị bệnh (cảm cúm, sốt, ho, tiêu chảy, sốt xuất huyết,..) thường đến các bệnh viện hay cơ sở y tế để được chữa trị, uống các loại thuốc để tăng hệ miễn dịch chống lại vi rút là miễn dịch bị động (miễn dịch khi đã mắc bệnh).

Tham khảo sửa

Liên kết ngoài sửa