"Morning Has Broken" là một bài ca tụng Thiên Chúa nổi tiếng được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1931. Lời do nhà thơ người Anh Eleanor Farjeon và giai điệu theo một đoạn nhạc Gaelic truyền thống có tên là Bunessan. Lời bài hát có nội dung ca tụng Thiên Chúa và sử dụng tiếng Anh cổ nên bản thân người nói tiếng Anh cũng thấy khó hiểu những ca từ này [1] Cat Stevens hát và phát hành bài này trong album Teaser and the Firecat năm 1971. Bài này đã mang đậm dấu ấn của Stevens và lên đến hạng 6 trên US pop chart và đứng vị trí số 1 trên US easy listening chart vào năm 1972.[2]

Nguồn gốc xuất xứ sửa

Bài thánh ca này lần đầu xuất hiện trong ấn bản thứ hai của Songs of Praise (tuyển tập các bài thánh ca ca tụng) (xuất bản năm 1931), mang giai điệu "Bunessan", sáng tác ở miền Tây Nguyên Scotland. Trong mục "Thảo luận về các bài ca tụng", biên tập viên, Percy Dearmer, giải thích rằng, cần thiết phải có một bài thánh ca tạ ơn cho mỗi ngày, một tác giả của trẻ em và là nhà thơ Eleanor Farjeon đã "được yêu cầu để làm một bài thơ phù hợp với giai điệu đáng yêu của Scotland". Một biến thể nhẹ trên bài thánh ca gốc, cũng được viết bởi Eleanor Farjeon, có thể được tìm thấy dưới hình thức của một bài thơ đóng góp cho tuyển tập Children's Bells, dưới tiêu đề mới của Farjeon, "A Song Morning (For the First Day of Spring)", được xuất bản bởi Oxford University Press vào năm 1957.

Giai điệu "Bunessan" đã được tìm thấy trong tuyển tập Songs and Hymns of the Gael của L. McBean, xuất bản năm 1900 [3] Trước khi có ca từ của Farjeon, giai điệu này được sử dụng như một loại nhạc truyền thống Giáng sinh, mở đầu bằng những ca từ "Child in the manger, Infant of Mary" ("đứa bé trong máng cỏ, người con sơ sinh của Mẹ Maria"), dịch từ lời bài hát Gaelic của Scotland được viết bởi Mary MacDonald. Quyển thánh ca tiếng Anh Công giáo La Mã cũng sử dụng giai điệu này cho bài thánh ca "Christ Be Beside Me" ("Chúa Kitô ở bên con") và "This Day God Gives Me" ("Thiên Chúa cho con ngày hôm nay") của Charles Stanford, cả hai đều đã được chuyển thể từ bài thánh ca truyền thống St. Patrick's Breastplate của Ailen. Một bài thánh ca Thiên Chúa khác tên là "Baptize In Water" cũng mượn giai điệu này.

Bản thu của Cat Stevens sửa

"Morning Has Broken"
Tập tin:Morning Broken Cat Stevens.jpg
Bài hát của Cat Stevens từ album Teaser and the Firecat
Phát hành1972
Định dạng7"
Thu âm1971
Thể loạiSoft rock
Thời lượng3:20
Hãng đĩaIsland
Sáng tácLyrics: Eleanor Farjeon
Music: Bunessan (traditional)
Additional music: Rick Wakeman

Bài này hay bị nhầm lẫn là sáng tác của Cat Stevens, ca sĩ đã có công phổ biến bài hát này ra nước ngoài. Đoạn đệm piano quen thuộc trong bản thu của Stevens được thực hiện bởi Rick Wakeman, một tay chơi keyboard cổ điển và nổi tiếng nhất với vai tròn thành viên trong ban nhạc progressive rock tên là Yes của Anh Năm 2000, Wakeman phát hành một phiên bản hòa tấu của "Morning Has Broken" trong một album cùng tên. Cùng năm đó, ông đã cho một cuộc phỏng vấn trên BBC Radio 5 Live, trong đó ông nói rằng ông đã đồng ý biểu diễn trong bài của Cat Stevens với giá 10bảng Anh và đã không được ghi nhận tên trong bài hát như đã hứa, ông cũng nói thêm rằng ông chưa bao giờ nhận được tiền. Khi định hình "Morning Has Broken" để thu âm, Stevens đã phải bắt đầu bằng một bài thánh ca trong khoảng 45 giây để hát bài này ở thể gốc của nó. Nhà sản xuất Paul Samwell-Smith nói với ông rằng ông không thể đưa một cái gì như vậy vào một album, và rằng cần có độ dài ít nhất là 3 phút. Mặc dù một bản demo acoustis có phần của Stevens chơi phiên bản đầu tiên kéo dài gần 3 phút.[4] Trước khi ghi âm thực tế, Stevens nghe Wakeman chơi một cái gì đó trong phòng thu âm. Đó là một khúc dạo sơ bộ những gì sau này sẽ trở thành album "Catherine Howard" "Stevens nói với Wakeman rằng ông thích khúc nhạc đó và muốn một cái gì đó tương tự như phần mở đầu, phần kết thúc, và nếu có thể, là một phần giữa bài luôn. Wakeman nói với Stevens rằng không thể vì khúc nhạc này đã dành cho một album solo, nhưng Stevens đã thuyết phục ông điều chỉnh bài này và đưa vào.[5] Khúc dạo piano quen thuộc đoạn mở đầu và nói chung các đoạn tấu đều có thể ghi công cho Stevens hoặc Wakeman. Khi trở lại biểu diễn với tên Yusuf Islam, Stevens đã thanh toán cho Wakeman và xin lỗi vì sự cố không thanh toán lần đầu tiên, đó là do xuất phát từ sự hiểu lẫn rằng nó đã nằm trong phần của hãng thu âm. Trên một bộ phim tài liệu phát sóng trên truyền hình Anh, Wakeman nói rằng ông cảm thấy phiên bản "Morning Has Broken" của Stevens là một bản nhạc rất đẹp đã mang con người gần gũi hơn với chân lý tôn giáo. Ông bày tỏ sự hài lòng cho những gì ông đã đóng góp vào bản thu này [6]

Những phiên bản khác sửa

Mặc dù một số nguồn tin cho rằng bài này được phát hành trong album Last Date của Floyd Cramer vào năm 1961, nhưng htông tin sự nghiệp của nghệ sĩ này chứng minh rằng bài hát này không phải là trong album đó. Trong thực tế, Cramer đã không thu bài này cho đến năm 1972, khi ông sử dụng đoạn nhạc dạo mà ông cho rằng của Cat Stevens [7]

Bài này đã được nhiều ca sĩ khác nhau thu lại, bao gồm Judy Collins, Michael Card, Floyd Cramer, Dana, Neil Diamond, Art Garfunkel, Daliah Lavi, Joe Longthorne, Anni-Frid Lyngstad, Nana Mouskouri, Aaron Neville, Kenny Rogers and the First Edition, Joseph McManners, Sister Janet Mead, Pam Tillis, the Mormon Tabernacle Choir trong Consider the Lilies, Roger Whittaker, Ellen Greene trong Pushing Daisies, Demis Roussos, và Steven Curtis Chapman.

Tháng 11 năm 2008, album Teaser and the Firecat được phát hành lại trên đĩa CD trong đó có bao gồm bản demo gốc của "Morning Has Broken".

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Child in the Manger”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2012. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ Whitburn, Joel (1996). The Billboard Book of Top 40 Hits, 6th Ed. (Billboard Publications).
  3. ^ Percy Dearmer, Songs of Praise Discussed, trang 16
  4. ^ ttp://www.youtube.com/watch?v=6jOAfw2GUUE
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 11 năm 2009. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2012.
  6. ^ “Rick Wakeman”. Truy cập 24 tháng 9 năm 2015.
  7. ^ “Floyd Cramer”. Truy cập 10 tháng 2 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa