Thiệu (nước)

(Đổi hướng từ Nước Thiệu)

Thiệu[1] (chữ Hán: 召), còn ghi là Thiệu (邵), là một công quốc được phong trong phạm vi lãnh thổ nhà Chu. Công quốc này trong thời Tây ChuXuân Thu, là nước chư hầu hàng đầu của nhà Chu.

Thiệu
Tên bản ngữ
  • 召國
thế kỷ 11 TCN–502 TCN
Vị thếCông quốc
Tôn giáo chính
Tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Công 
Lịch sử 
• Con cháu Cơ Thích thừa kế thực ấp
thế kỷ 11 TCN
• Bị nước Tấn diệt.
502 TCN
Kinh tế
Đơn vị tiền tệTiền Trung Quốc
Tiền thân
Nhà Chu

Lịch sử

sửa

Thiệu công Cơ Thích là quý tộc nhà Chu và là một trong tam công của nhà Chu. Chu Vũ vương phong cho những người đồng tộc tới các vùng đất phía đông để lập các vùng lãnh thổ chư hầu, Thiệu công Thích được phong ở đất Yên, nhưng không tới nơi này mà giao cho con trai trưởng là Cơ Khắc tới cai quản, tự bản thân ông lưu lại tại Hạo Kinh[2] cùng Chu công Cơ Đán , Tất công Cơ Cao một lòng phò tá thiên tử.

Con cháu dòng thứ của ông sau này nhiều đời kế nghiệp làm tam công. Do thực ấp của ông tại đất Thiệu[3], nên các vị quân chủ của công quốc này được gọi chung là Thiệu công.

Năm 841 TCN thời Chu Lệ vương, nhà vua tàn bạo bị nhân dân oán ghét nổi dậy đánh đuổi đến đất Di. Thiệu Mục công Cơ Hổ đã cứu thoát thái tử Cơ Tĩnh, cho con trai mình ra thế mạng thay khi quân khởi nghĩa truy đuổi Cơ Tĩnh. Sau đó ông cùng Chu Định công giữ quyền nhiếp chính, cai quản công việc triều đình trong 14 năm. Đó chính là thời kỳ Chu Thiệu cộng hòa. Năm 828, Chu Lệ Vương chết tại đất Di, Thiệu Mục công đã lập thái tử Tĩnh lên kế nghiệp nhà Chu, tức là vua Chu Tuyên vương.

Sang thời Đông Chu, năm 520 TCN, Chu Cảnh vương chết, vương thất nhà Chu phát sinh biến loạn do vương tử Triều cầm đầu, giết Chu Điệu vương Cơ Mãnh để giành ngôi. Cha con Thiệu Trang côngThiệu Giản công theo vương tử Triều, có tham dự vào sự kiện này. Sau đó các vương thất nhà Chu ủng hộ con Điệu vương là Cơ Cái làm vua, tức là Chu Kính vương. Cả vương tử Triều lẫn cha con Thiệu công đều không bị trừng phạt.

Năm 516 TCN, vương tử Triều làm loạn lần thứ 2 khiến Chu Kính vương phải chạy sang nước Tấn nhờ Tấn Khoảnh công phục ngôi. Thiệu Giản công thấy quân Tấn phò Kính vương, lại quay sang đuổi vương tử Triều đi, nghênh đón Chu Kính vương về nước. Đến năm 513 TCN, Giản công bị Kính vương giết. Nước Thiệu loạn lạc, 11 năm sau bị nước Tấn diệt.

Thế hệ

sửa
Thụy hiệu Họ tên Thời gian cai trị Ghi chú Nguồn tài liệu
Thiệu Khang công Cơ Thích Vũ Vương năm thứ 1-Khang Vương năm thứ 24 Họ hàng Chu Vũ Vương, một trong tam công thời Chu Sử ký-Chu bản kỉ-Yên Triệu thế gia, Kim bản trúc thư kỉ niên
Các thế hệ trung gian không thể khảo cứu
Thiệu Mục công Cơ Hổ Cùng Chu Định công giám quốc trong thời
Chu Triệu cộng hòa
Sử ký-Chu bản kỉ
Các thế hệ trung gian không thể khảo cứu
Thiệu bá Liêu Cơ Liêu Tả truyện-Trang công năm thứ 27
Các thế hệ trung gian không thể khảo cứu
Thiệu Vũ công Tả truyện-Hi công năm thứ 11
Thiệu Chiêu công Tả truyện-Văn công năm thứ 5
Thiệu Hoàn công
Thiệu Đái công ?-594 TCN Tả truyện-Tuyên công năm thứ 15
Thiệu Tương công 593 TCN-? Tả truyện-Tuyên công năm thứ 15
Các thế hệ trung gian không thể khảo cứu
Thiệu Trang công Cơ Hoán Chu Cảnh Vương chết, vương thất nhà Chu
phát sinh loạn do vương tử Triều cầm đầu, có tham dự.
Thiệu Giản công Cơ Doanh ?-513 TCN Con Trang công. Chu Cảnh vương chết, vương thất
nhà Chu phát sinh loạn do vương tử Triều cầm đầu, có tham dự.
Năm 516 TCN, đuổi vương tử Triều đi, nghênh đón Chu Kính Vương về nước. Sau bị Chu Kính Vương giết
Tả truyện-Chiêu công năm thứ 24 và 29

Tham khảo

sửa

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ Chữ 召 có âm Chiêu, TriệuThiệu. Tuy vậy, âm Thiệu là âm duy nhất dùng trong danh từ riêng, hai âm còn lại dùng làm động từ (như trong triệu tập 召集, chiêu hồi 召囘).
  2. ^ Nay là quận Trường An, địa cấp thị Tây An, tỉnh Thiểm Tây
  3. ^ Nay thuộc huyện Viên Khúc, địa cấp thị Vận Thành, tỉnh Sơn Tây

Liên kết ngoài

sửa