Nước băng tan là nước được giải phóng bởi sự tan chảy của tuyết hoặc băng, bao gồm sông băng, tảng băng trôithềm băng trên đại dương. Nước băng tan thường được tìm thấy trong vùng băng hà, nơi mức độ tuyết phủ ngày càng giảm do ấm lên toàn cầu.

Nước băng tan từ núi Edith Cavell tới Cavell Glacier
Nước băng tan vào đầu mùa xuân ở dòng suối ở Pennsylvania

Khi nước băng tan đọng lại trên bề mặt thay vì chảy đi, nó tạo thành các ao, hồ băng tan. Khi thời tiết trở nên lạnh hơn nước băng tan thường sẽ đóng băng lại. Nước băng tan có thể thu thập hoặc tan chảy dưới bề mặt của băng. Những hồ nước này, được gọi là hồ sông băng có thể hình thành do sức nóng địa nhiệt và ma sát.

Nguồn nước sửa

Nước băng tan cung cấp nước uống cho một tỷ lệ lớn dân số thế giới, cũng như cung cấp nước cho thủy lợi và các nhà máy thủy điện. Một vài thành phố trên thế giới có những hồ lớn thu thập tuyết chảy để bổ sung nước cung cấp. Các thành phố coa nguồn nước từ nước băng tan bao gồm Melbourne, Canberra, Los Angeles, Las Vegas.

Nước băng tan từ sông băng sửa

 
Nước băng tan đông lạnh trở lại từ sông băng Canada, ở Nam Cực

Nước băng tan từ các sông băng rút đi theo thời gian. Thông thường, sông chảy qua sông băng vào hồ. Những hồ nước xanh lấp lánh này có màu sắc từ "bột đá", trầm tích được vận chuyển qua sông tới các hồ. Trầm tích này xuất phát từ đá dưới sông băng nghiền vào nhau. Bột mịn sau đó được lơ lửng trong nước và hấp thụ và phân tán các màu sắc khác nhau của ánh sáng mặt trời,[1] tạo ra một màu xanh.

Nước băng tan cũng hoạt động như một chất bôi trơn trong việc trượt dốc cơ bản của sông băng. GPS đo dòng chảy băng cho thấy chuyển động sông băng lớn nhất trong mùa hè khi mực nước băng tan cao nhất [2].

 
Nước băng tan ở Skaftafellsjökull, Iceland

Thay đổi nhanh chóng sửa

Nước băng tan có thể là một dấu hiệu của sự thay đổi khí hậu đột ngột. Một ví dụ của một vật thể tan chảy lớn là trường hợp của một nhánh của dòng băng Bindschadler, Tây Nam Cực, nơi chuyển động thẳng đứng của bề mặt băng cho thấy sự chuyển dịch của một vùng nước dưới sông băng.[3]

Nó cũng có thể làm mất ổn định các hồ sông băng dẫn đến lũ lụt bất ngờ và làm mất ổn định tuyết đóng gây ra tuyết lở.[4]

Ấm lên toàn cầu sửa

Trong một báo cáo được xuất bản vào tháng 6 năm 2007, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc ước tính sự ấm lên toàn cầu có thể 40% dân số thế giới vì mất các sông băng, tuyết liên hệ đến nước băng tan ở châu Á [4]. Về mặt lịch sử, Meltwater pulse 1A là một đặc điểm nổi bật của sự thoái hóa cuối cùng và đã diễn ra 14.7-14.2 nghìn năm trước [5].

Xem thêm sửa

Trong phương tiện thông tin sửa

chú thích sửa

  1. ^ Aas, Eyvind; Bogen, Jim (ngày 1 tháng 4 năm 1988). “Colors of glacier water”. Water Resources Research (bằng tiếng Anh). 24 (4): 561–565. doi:10.1029/WR024i004p00561. ISSN 1944-7973.
  2. ^ Garner, Rob (22 tháng 7 năm 2013). 'Like Butter': Study Explains Surprising Acceleration of Greenland's Inland Ice”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  3. ^ Peters, Leo E.; Anandakrishnan, Sridhar; Alley, Richard B.; Smith, Andrew M. (ngày 1 tháng 3 năm 2007). “Extensive storage of basal meltwater in the onset region of a major West Antarctic ice stream”. Geology (bằng tiếng Anh). 35 (3): 251–254. doi:10.1130/G23222A.1. ISSN 0091-7613.
  4. ^ a b “Melting Ice—A Hot Topic? New UNEP Report Shows Just How Hot It's Getting”. United Nations Environment Programme (UNEP). 4 tháng 6 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  5. ^ Webster, Jody M.; Clague, David A.; Riker-Coleman, Kristin; Gallup, Christina; Braga, Juan C.; Potts, Donald; Moore, James G.; Winterer, Edward L.; Paull, Charles K. “Drowning of the −150 m reef off Hawaii: A casualty of global meltwater pulse 1A?”. Geology. 32 (3). doi:10.1130/g20170.1.

Liên kết ngoài sửa