Ngày Tử đạo (Ấn Độ)

Ấn Độ có năm ngày được tuyên bố là Ngày Tử đạo hay Ngày Liệt sĩ (ở cấp quốc gia còn được gọi là ngày Sarvodaya). Ngày được đặt ra để vinh danh những người được công nhận là chết hi sinh cho quốc gia.

30 tháng 1 sửa

Ngày 30 tháng 1 là ngày quan trọng ở cấp quốc gia. Ngày này được chọn vì nó đánh dấu vụ ám sát Mohandas Karamchand Gandhi vào năm 1948, bởi Nathuram Godse.[1] Vào ngày này, tổng thống, phó tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng và ba tham mưu trưởng quân đội tập trung tại Samadhi tại đài tưởng niệm Raj Ghat và đặt vòng hoa trang trí với nhiều màu. Các nhân viên lực lượng vũ trang thổi kèn bản Bài cuối. Các binh sĩ đảo ngược vũ khí như một dấu hiệu của sự tôn trọng. Một khoảng lặng hai phút để tưởng nhớ các liệt sĩ Ấn Độ được công chiếu trên khắp đất nước lúc 11 giờ sáng. Những người tham gia tổ chức những buổi cầu nguyện tôn giáo và hát tặng các bài hát.[2]

23 tháng 3 sửa

Lễ kỷ niệm cái chết của Bhagat Singh, Sukhdev ThaparShivaram Rajguru vào ngày 23 tháng 3 năm 1931, tại Lahore (Pakistan), được tuyên bố là Ngày Tử đạo.[3]

21 tháng 10 sửa

21 tháng 10 là Ngày Liệt sĩ Cảnh sát (hay Ngày Tưởng niệm Cảnh sát), diễn ra ở các sở cảnh sát trên toàn quốc. Vào ngày này năm 1959, một lực lượng Cảnh sát Dự trữ Trung tâm tuần tra tại biên giới Ấn-Tây Tạng ở Ladakh đã bị lực lượng Trung Quốc phục kích trong cuộc tranh chấp biên giới Trung-Ấn đang diễn ra.[4]

17 tháng 11 sửa

Bang Odisha tưởng niệm ngày 17 tháng 11, ngày giỗ của Lala Lajpat Rai (1865-1928), "Sư tử của bang Punjab", một nhà lãnh đạo trong cuộc chiến Ấn Độ đòi tự do từ Raj thuộc Anh.[5]

19 tháng 11 sửa

Sinh nhật của Rani Lakshmibai, ngày 19 tháng 11 năm 1828, nữ hoàng đẳng cấp maratha của vương quốc Jhansi, được coi là Ngày Liệt sĩ trong khu vực, đồng thời tôn vinh những người đã hy sinh trong Khởi nghĩa Ấn Độ 1857, trong đó bà là người lãnh đạo họ.[6]

Tham khảo sửa

  1. ^ [1] Lưu trữ 2019-01-30 tại Wayback Machine from the Indian government Press Information Bureau
  2. ^ Faisal, Mohammad (ngày 29 tháng 1 năm 2018). “Why India celebrates Martyr's Day, or Shaeed Diwas, on January 30”. India Today. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2018.
  3. ^ “The muffled voice of rebellion”. The Statesman. ngày 29 tháng 3 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  4. ^ “Police Martyrs Day 21 October”. Telangana News Paper. Bangalore. ngày 21 tháng 10 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016.
  5. ^ “Death anniversary of Lala Lajpat Rai” (PDF). Government of Orissa. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2011.
  6. ^ “Rani of Jhansi birthday”. South Asian Research Centre for Advertisement, Journalism, and Cartoons. ngày 19 tháng 11 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2012. Truy cập ngày 18 tháng 12 năm 2011.