Người Ahom (phát âm: /ˈɑːhɒm/), hay Tai Ahom là một nhóm sắc tộc Thái ngày nay đang cư trú ở các bang AssamArunachal Pradesh của Ấn Độ.

Tai Ahom
Tổng dân số
≈ 4,5 triệu [1]
Khu vực có số dân đáng kể
  Assam≈ 4,5 triệu
  Arunachal Pradeshkhông rõ
Ngôn ngữ
Tiếng Assam (trước đây là tiếng Ahom)
Tôn giáo
Tôn giáo Ahom, Ấn Độ giáo (94,78%),[2] Phật giáo
Sắc tộc có liên quan
Shan, Dai, Lào, Nùng, Bố Y, Động, Assam bản địa, Thái
Sukapha Kshetra

Người Tai Ahom từng nói tiếng Ahom, một ngôn ngữ Thái, được xếp vào Nhóm ngôn ngữ Thái Tây Nam [3], có quan hệ gần với tiếng Shan, tiếng Khamti và hơi xa hơn là với tiếng Thái.[4]

Khái quát sửa

Người Tai Ahom là hậu duệ của người Thái đã đến thung lũng Assam của Brahmaputra vào năm 1228, và những người dân địa phương đã kết nối cùng họ trong suốt quá trình lịch sử. Thủ lĩnh của nhóm TháiSukaphaa cùng 9000 tín đồ của ông đã thành lập vương quốc Ahom (1228 - 1826), kiểm soát phần lớn Thung lũng Bramhaputra ở vùng đất bang Assam hiện đại cho đến năm 1826. Mặc dù Ahom chiếm một phần tương đối nhỏ trong dân số vương quốc, họ duy trì ngôn ngữ Ahom ban đầu và thực hành tôn giáo truyền thống của họ.

Đến thế kỷ 17 thì triều đình Ahom cũng như thường dân chấp nhận ngôn ngữ Assam, và giáo phái Phật pháp (Ekasarana dharma) và giáo phái Shakta của Ấn Độ giáo.

Người Ahom hiện đại và văn hóa của họ là sự đồng bộ hóa của người Thái gốc cùng văn hóa của họ [5] với người dân địa phương nói tiếng Tạng-Miến và nền văn hóa của họ mà họ tiếp thu ở Assam. Một số nhóm dân tộc địa phương, bao gồm người Borahi nói tiếng Tạng-Miến, đã hoàn toàn lọt vào cộng đồng Ahom; trong khi các thành viên của các cộng đồng khác, dựa trên lòng trung thành của họ với vương quốc Ahom hoặc sự hữu ích của tài năng của họ, đã được chấp nhận là Ahom. Hiện tại họ đại diện cho nhóm Tai lớn nhất ở Ấn Độ, với dân số gần 1,3 triệu người ở Assam.

Hiện nay người Ahom cư trú chủ yếu ở Assam Thượng tại các huyện Golaghat, Jorhat, Sibsagar, Dibrugarh, Tinsukia (phía nam sông Brahmaputra); và ở Lakhimpur, SonitpurDhemaji (phía bắc). Một số đáng kế thì sống ở Karbi AnglongLohit của Arunachal Pradesh.

Nguồn gốc sửa

Người nói các tiếng Thái xuất hiện đầu tiên ở khu vực Quảng Tây, từ đó họ chuyển đến Đông Nam Á vào giữa thế kỷ 11 sau những trận chiến dài và khốc liệt với Trung Quốc [6]. Người Tai Ahom được truy tìm nguồn gốc đến Mong Mao (Mường Mao) ở Nam Trung Quốc [7][8] hoặc đến Thung lũng HukawngMyanmar.[6]

Theo biên niên sử được người Ahom lưu giữ thì Sukaphaa, một hoàng tử Tai của Mong Mao, cùng với gia đình, năm quý tộc và nhiều tín đồ, chủ yếu là đàn ông, băng qua đồi Patkai và đến thung lũng Brahmaputra vào năm 1228 [9][Ghi chú 1]. Họ đi cùng với một công nghệ canh tác lúa nước cao hơn và truyền thống viết, lưu trữ hồ sơ và hình thành nhà nước. Họ định cư ở khu vực phía nam sông Brahmaputra và về phía đông của sông Dikho; người Ahom ngày nay được tìm thấy tập trung ở khu vực này.[10] Sukaphaa, thủ lĩnh của nhóm Tai và 9000 tín đồ của ông đã thành lập vương quốc Ahom (1228 - 1826), nơi họ kiểm soát phần lớn thung lũng Bramhaputra cho đến năm 1826.

Ghi chú sửa

  1. ^ Gần như cùng thời với Vương quốc Sukhothai (1238 - 1438) và hậu kỳ của Vương quốc Đại Lý (1096 - 1253). Đó là lúc Đế quốc Mông Cổ ra đời (1206) và mở các cuộc chinh phạt phương nam.

Tham khảo sửa

  1. ^ According to the Joshua Project. The Census of India no longer categorize Ahoms (Terwiel 1996:277). According to his estimate, the Ahom population was around 500,000 in 1980 and another estimate (Buragohain and Taher, 1993) the population was around 1,000,000 in 1989.
  2. ^ According to the Joshua Project.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert và đồng nghiệp biên tập (2013). "Ahom". Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  4. ^ Diller, A. (1993). Tai Languages. In International Encyclopedia of Linguistics (Vol. 4, pp. 128-131). Oxford, UK: Oxford University Press.
  5. ^ Conclusion about Tai Ahom. inflibnet.
  6. ^ a b (Terwiel 1996:275)
  7. ^ (Gogoi 2011:V)
  8. ^ "At present [Mong Mao] is known as Ruili in Chinese maps... The Mong Mao area is still predominantly Tai, who are called Dai (in Pin Yin), and they, together with the Singhpho, or Jingpho, form a dominant group, hence the whole zone is named as Dehong Dai-Jingpho Autonomous Prefecture in Vân Nam." (Phukan 1991:889)
  9. ^ Gait, Edward. A History of Assam. Thacker, Spink and Co. Calcutta, 1906. pg 96
  10. ^ (Terwiel 1996:276)
Nguồn tham khảo
  • Gogoi, Shrutashwinee (2011). Tai ahom religion a philosophical study (PhD). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2019.
  • Baruah, S. L. (1977). “Ahom Policy Towards the Neighbouring Hill Tribes”. Proceedings of the Indian History Congress. 38: 249–256. JSTOR 44139078.
  • Gogoi, Nitul Kumar (2006), Continuity and Change among the Ahoms, Concept Publishing Company, Delhi
  • Gogoi, Nitul Kumar (1995). Acculturation in the Brahmaputra Valley: the Ahom Case (PhD). Truy cập ngày 29 tháng 12 năm 2018.
  • Gogoi, Padmeshwar (1976), Tai Ahom Religion and Customs (PDF), Publication Board, Gauhati, Assam
  • Guha, Amalendu (tháng 12 năm 1983), “The Ahom Political System: An Enquiry into the State Formation Process in Medieval Assam (1228-1714)”, Social Scientist, 11 (12): 3–34, doi:10.2307/3516963, JSTOR 3516963
  • Morey, Stephen (2014), “Ahom and Tangsa: Case studies of language maintenance and loss in North East India”, trong Cardoso, Hugo C. (biên tập), Language Endangerment and Preservation in South Asia, Honolulu: University of Hawai'i Press, tr. 46–77
  • Phukan, J N (1991). “Relations of the Ahom Kings of Assam with Those of Mong Mao (in Yunnan, China) and of Mong Kwang (Mogaung in Myanmar)”. Proceedings of the Indian History Congress. 52: 888–893. JSTOR 44142722.
  • Terwiel, B.J. (1996). “Recreating the Past: Revivalism in Northeastern India”. Bijdragen tot de Taal-, Land- en Volkenkunde. 152 (2): 275–92. doi:10.1163/22134379-90003014. JSTOR 27864746.
  • Phukan, Dr. Girin (2017), Cultural Linkage of TheAhom with the Tais of Southest Asia: A case study of Ahom— Thai Linkage, I, II, IV, Khwan Mung Magazine

Liên kết ngoài sửa