Người Croat Molise (tiếng Croatia: Moliški Hrvati) hay người Slav Molise (tiếng Ý: Slavo-molisani, Slavi del Molise) là một cộng đồng người Croat tại tỉnh Campobasso, vùng Molise của Ý, chiếm đa phần dân cư tại ba làng Acquaviva Collecroce (Kruč), San Felice del Molise (Štifilić) và Montemitro (Mundimitar).[1] Có khoảng 1.000 người nói chủ động và 2.000 người nói bị động phương ngữ Slavomolisano. Cộng đồng này xuất phát từ những người tị nạn khỏi các cuộc xâm lược của đế quốc Ottoman vào cuối thế kỷ 15 và thế kỷ 16.[1][2]

Người Croat Molise
Tổng dân số
2.000–5.000
Khu vực có số dân đáng kể
Vùng Molise, Ý
Ngôn ngữ
Slavomolisano, tiếng Ý
Tôn giáo
Công giáo La Mã
Sắc tộc có liên quan
Người Croat, người Ý

Tên gọi sửa

Cộng đồng này không có một tên chính xác để tự gọi mình, mà thường dùng tên Zlava hay Škjavuna ("người Slav").[3] Từ năm 1999 chính phủ Ý và Croatia công nhận họ như một cộng đồng Croatia thiểu số tại Ý.[4] Tuy nhiên, họ tự coi mình là người Ý-Slav hoặc người Ý nói tiếng Croatia, và thuật ngữ "người Croat Molise" thực ra là một ngoại danh được đặt cho họ vào thế kỷ 19, chứ không phải họ gọi mình như vậy.[5] Những tên gọi lịch sử của cộng đồng này gồm Schiavoni, Sklavuni, SkiavuniŠćavuni ("người Slav"), hay một số tên trong tiếng Ý như de Sclavonia, de Dalmatiapartibus Illirie.[6] Năm 1967, họ được gọi là "người Serb-Croat tại Molise" (Serbo-croati del Molise[7]).

Chú thích sửa

  1. ^ a b Šimunović 2012, tr. 189.
  2. ^ Colin H. Williams (1991). Linguistic Minorities, Society, and Territory. Multilingual Matters. tr. 61. ISBN 978-1-85359-131-0. Croatian in three villages in the Molise region stems from settlement there by Slavs during the later Middle Ages (Ucchino, 1957).
  3. ^ Bernd Kortmann; Johan van der Auwera (ngày 27 tháng 7 năm 2011). The Languages and Linguistics of Europe: A Comprehensive Guide. Walter de Gruyter. tr. 435–. ISBN 978-3-11-022026-1.
  4. ^ Perinić 2006, tr. 91.
  5. ^ Anita Sujoldžić, "Molise Croatian Idiom", Lưu trữ 2014-10-06 tại Wayback Machine Coll. Antropol. 28 Suppl. 1 (2004) 263–274

    Along with the institutional support provided by the Italian government and Croatian institutions based on bilateral agreements between the two states, the Slavic communities also received a new label for their language and a new ethnic identity – Croatian, and there have been increasing tendencies to standardize the spoken idiom on the basis of Standard Croatian. It should be stressed, however, that although they regarded their different language as a source of prestige and self-appreciation, these communities have always considered themselves to be Italians who in addition have Slavic origins and at best accept to be called Italo-Slavi, while the term "Molise Croatian" emerged recently as a general term in scientific and popular literature to describe the Croatian-speaking population living in the Molise.

  6. ^ Perinić 2006, tr. 91–106.
  7. ^ Atti del Convegno internazionale sul tema: gli Atlanti linguistici, problemi e risultati: Roma, 20-24 ottobre 1967. Accademia nazionale dei Lincei. 1969. I tre villaggi serbo-croati del Molise sono invece completamente isolati, quindi risentono molto dell'ambiente circostante.