Người Pakistan ở Bangladesh

Người Pakistan ở Bangladesh, hay người Pakistan kẹt ở Bangladesh (tiếng Urdu: پھنسے ہوئے پاکستانی‎, tiếng Bengal: উদ্বাস্তু পাকিস্তানী, tiếng Anh: Stranded Pakistanis in Bangladesh) là người nhập cư Hồi giáo nói tiếng Urdu đã định cư tại Đông Pakistan, nay là Bangladesh, sau sự phân chia Ấn Độ năm 1947.[3][4][5][2][6][7]

Người Pakistan kẹt ở Bangladesh
Tổng dân số
300.000–500.000[1][2]
Khu vực có số dân đáng kể
Bangladesh
Ngôn ngữ
Urdu
Tôn giáo
Hồi giáo

Việc nhận dạng này có thể bao gồm nhiều nhóm người. Đầu tiên trong số đó là "người Hồi giáo Bihar". Mặc dù phần lớn dân số này thuộc về bang BiharẤn Độ nhưng có rất nhiều tiểu bang khác ở Ấn Độ như U.P. (Các tỉnh liên kết, tiếng Anh: United Provinces), sau này là bang Uttar Pradesh. Một số khác thì đã định cư ở vùng Bangladesh bây giờ vào cuối thế kỷ 19. Khi Bangladesh được thành lập thì họ thành "những người Pakistan bị mắc kẹt". Trong các phương tiện truyền thông Urdu ở Pakistan và các nơi khác, thuật ngữ này đã được dịch là "Mehsooreen" hoặc "Bị bao vây". Một thuật ngữ phổ biến khác là "Non-Bengal", bao gồm không chỉ người nói tiếng Urdu mà còn cả người Punjab, PathanBaloch sống ở Bangladesh. Từ đó có thể sử dụng bất kỳ thuật ngữ nào ở trên để xác định nhóm này tùy thuộc vào bối cảnh và lịch sử.

Người Bihar trở thành không quốc tịch cho đến năm 2008 khi một phán quyết của Tòa án Tối cao Dhaka trao cho họ quyền công dân. Tuy nhiên phán quyết không bao gồm người tỵ nạn là người trưởng thành vào thời điểm Chiến tranh Giải phóng Bangladesh.[1] Tháng 3 năm 2015, Bộ Ngoại giao Pakistan cho biết, hơn 170.000 người Bihar đã được hồi hương đến Pakistan và "những người Pakistan bị mắc kẹt còn lại" không phải là trách nhiệm của họ mà là trách nhiệm của Bangladesh.[8]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b “Citizenship for Bihari refugees”, BBC News, ngày 19 tháng 5 năm 2008, truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2018
  2. ^ a b “SC rejects plea regarding repatriation of stranded Pakistanis in Bangladesh”, The Express Tribune, ngày 31 tháng 3 năm 2015, truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2018
  3. ^ “Stranded Pakistanis Dreaming of Deliverance”, The New York Times, ngày 13 tháng 5 năm 2000, truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2018
  4. ^ “Vote for 'stranded Pakistanis', BBC News, ngày 6 tháng 5 năm 2003, truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2018
  5. ^ 'Stranded Pakistanis' living in camps in Bangladesh – in pictures”, The Guardian, ngày 11 tháng 8 năm 2014, truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2018
  6. ^ “SC rejects plea for repatriation of stranded Pakistanis”, Dawn, ngày 1 tháng 4 năm 2015, truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2018
  7. ^ “Repatriation of stranded Pakistanis”, Daily Sun, Dhaka, ngày 22 tháng 2 năm 2015, Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2015, truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2018 Đã định rõ hơn một tham số trong |accessdate=|access-date= (trợ giúp)
  8. ^ “Stranded Pakistanis in Bangladesh not Pakistan's responsibility, FO tells SC”, The Express Tribune, ngày 30 tháng 3 năm 2015, truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2015