Người băng Ötzi

Người băng Ötzi (viết telex ASCIIOetzi), Người băng Đức, và Similaun Mummy là các tên hiệu hiện đại đặt cho một xác ướp tự nhiên được bảo quản rất tốt của một người đàn ông từ khoảng năm 3300 TCN, được tìm thấy năm 1991 tại một sông băngÖtztal Alps, gần biên giới giữa ÁoItalia.

Người băng Ötzi
Sinhfl. c.3345 TCN
gần làng Feldthurns (Velturno) hiện nay, phía bắc Bolzano, Italia
Mấtfl. c.3300 TCN (khoảng 45 tuổi)
Sông băng Schnalstal, Ötztal Alps, gần Hauslabjoch trên biên giới giữa ÁoItalia
Nguyên nhân mấtNạn nhân của cuộc đánh nhau hay nghi lễ hiến tế
Tên khácFrozen Fritz; Người Similaun
Nổi tiếng vìXác ướp tự nhiên cổ nhất của một người châu Âu thời kỳ đồ đá (thời kỳ đồ đồng)
Chiều cao1,65 m (5,4 ft)
Cân nặng50 kg (110 lb)
Trang webSouth Tyrol Museum of Archaeology

Tên của xác ướp này được đặt theo thung lũng nơi nó được tìm ra. Xác ướp này có niên đại cổ xưa không thua kém xác ướp Ginger "Ai Cập", và đã cung cấp một cái nhìn chưa từng có về người châu Âu ở thời kỳ đồ đồng.

Khám pháSửa đổi

Ötzi được hai người leo núi gốc Đức Helmut và Erika Simon, tìm thấy ngày 19 tháng 9 năm 1991. Ban đầu người băng này được cho là một thi thể hiện đại, giống như nhiều thi thể khác từng được tìm thấy gần lúc ấy ở trong vùng. Thi thể đó được chính quyền Áo đưa tới Innsbruck, nơi niên đại thực sự của nó đã được khám phá. Những cuộc khảo sát sau đó đã chỉ ra rằng thi thể đó đã nằm sâu vài mét bên trong lãnh thổ Ý. Hiện nay, người băng được trưng bày tại tỉnh Nam Tirol trong Bảo tàng khảo cổ học ở thành phố Bolzano, Ý.

Phân tích khoa họcSửa đổi

Thi thể này đã được kiểm tra toàn bộ, đo đạc, chụp x-quang và xác định niên đại. Các mô và những đồ ăn trong ruột được kiểm tra bằng kính hiển vi, vì trên đồ đạc của xác ướp đã tìm thấy phấn hoa.

Thân thểSửa đổi

Tại thời điểm chết, xác ướp Ötzi cao khoảng 160 cm (5'3"), từ 40 đến 53 tuổi theo ước tính hiện nay. Các phân tích phấn hoa, phấn ngũ cốc và các thành phần đồng vị của lớp men răng cho thấy hồi trẻ ông sống gần làng Feldthurns hiện nay, phía bắc Bolzano, nhưng sau đó chuyển tới sống ở các thung lũng cách khoảng 50 km về phía bắc. Phân tích do nhóm Franco Rollo tại Đại học Camerino tiến hành cho thấy DNA ty thể của Ötzi thuộc phân cụm K, nhưng không thể được phân loại vào bất kỳ nhánh nào trong ba nhánh hiện đại của phân cụm này.

Các phân tích những đồ còn trong ruột của Ötzi cho thấy ông đã ăn hai bữa (bữa ăn cuối cùng vào khoảng tám tiếng trước khi ông chết), một gồm thịt sơn dương và một gồm thịt nai đỏ, cả hai được ăn kèm với một số loại ngũ cốc cũng như một số rễ cây và hoa quả. Ngũ cốc trong cả hai bữa được xay kỹ thành bột cám, rất có thể là loại thức ăn tương tự bánh mì. Trong ruột cũng có một số hạt mận gai (giống quả mận nhưng nhỏ hơn của cây mận gai).

Phấn hoa trong bữa ăn đầu tiên cho thấy rằng nó là của một loại cây hình nón mọc ở độ cao trung bình, các loại phấn hoa khác thì chứng tỏ sự hiện diện của lúa mì và các loại rau, có thể đã được canh tác. Tương tự, các phấn hoa ngũ cốc của cây thiết mộc (chi Ostrya) cũng được tìm thấy. Các phấn hoa được bảo quản rất tốt thậm chí các nhân bên trong vẫn còn nguyên vẹn, cho thấy độ tươi của chúng ở thời điểm Ötzi chết. Những khám phá này cho thấy thời gian xảy ra sự kiện là vào mùa xuân. Khá thú vị là lúa mì được thu hoạch vào cuối hè và mận gai vào mùa thu; vậy chúng phải được tích trữ từ năm trước.

Các phân tích đồng vị từ chất tạo keo tóc cho thấy hoặc Ötzi đã là một người ăn chay trong thời gian rất lâu (có lẽ không đúng, vì thành phần bữa ăn cuối của ông và quần áo), hay đã có được đa số protein cần thiết từ cá biển (cũng không chắc chắn, nếu xét theo nơi ở và theo phân tích men răng của ông).

Các hình xămSửa đổi

Ötzi có 61 hình xăm, một số chúng nằm tại hay ở gần các điểm châm cứu và trùng khớp với các điểm hiện nay được dùng để điều trị các triệu chứng bệnh mà có lẽ Ötzi mắc phải, như viêm khớp mãn tính. Người băng cũng bị mắc whipworm (Trichuris trichiura), một loại ký sinh ăn bám trong ruột. Một số nhà khoa học đã tìm thấy chứng cứ rằng vị trí các hình xăm là được lựa chọn cho các lý do trị bệnh theo một hệ thống rất giống với châm cứu hiện đại.

Trang phục và giàySửa đổi

Trang phục của Ötzi, gồm một áo choàng không tay bằng cỏ bện và áo khoác da và giày, tất cả đều khá tinh xảo. Đôi giày có tác dụng chống nước và rộng, có lẽ được thiết kế để đi trên tuyết; đế được làm bằng da gấu, da nai ở bên trên, và một lớp lưới bằng vỏ cây. Cỏ mềm được nhét quanh chân và bên trong giày tương tự như tất giữ ấm.

Các chuyên gia đã chế tạo thử một đôi giày tương tự và thấy rằng đôi giày tuyệt vời đó có tính ứng dụng cao để sản xuất thương mại [1]. Tuy nhiên, gần đây hơn một nhà khảo cổ người Anh là Jacqui Wood nói rằng đôi giày của Ötzi thực tế chỉ là phần bên trên của giày đi tuyết. Theo lý thuyết này, vật hiện được coi như một phần của một cái ba lô trên thực tế là một khung gỗ và lưới của một đôi giày đi tuyết.

Các trang bị khácSửa đổi

Các đồ vật khác được tìm thấy cùng người băng là một cái rìu đồng với một cái cán bằng gỗ thủy tùng, một con dao bằng đá lửa với một cái cán bằng gỗ tần bì, một ống tên chứa đầy các mũi tên với giáo bằng gỗ cây tú cầu và cây sơn thù du và mũi đá lửa, và một cái cung thủy tùng chưa làm xong còn cao hơn cả ông.

Trong những đồ vật của Ötzi có hai loài nấm polypore. Một loại (nấm bulô (birch fungus)) đã được biết là có các tính chất kháng khuẩn, và có lẽ được sử dụng cho mục đích y tế. Loại kia là nấm bùi nhùi với những phần có lẽ là một dụng cụ đánh lửa khá tinh vi. Bộ đồ này gồm những thành phần từ hơn mười hai loại cây khác nhau, cùng với đá lửa và quặng sun phít sắt (pyrite) để tạo ra tia lửa.

Tội ác thời cổ đại?Sửa đổi

 
Bia tưởng niệm Ötzi tại núi Similaun, nơi Người băng Ötzi được tìm thấy, trên dãy Ötztal Alps.

Quét x-quang trục cho thấy Ötzi có lẽ đã bị một mũi tên bắn vào vai khi ông chết, gây ra một vết xước nhỏ trên áo khoác. Cán mũi tên đã được rút ra, rõ ràng là bởi một người cùng đi. Ông cũng bị những vết thâm tím và những vết cắt trên tay, cổ tay, và ngực. Phân tích DNA cho thấy những dấu vết máu từ bốn người khác trên đồ dùng của ông: một ở trên dao, hai trên cùng đầu mũi tên, vết thứ tư trên áo khoác.

Các giả thuyết khácSửa đổi

Trước khi có những chứng cứ cuối cùng, các chuyên gia cho rằng Ötzi là nạn nhân của một cuộc hiến tế lễ nghi, có lẽ để trở thành một tù trưởng. Sự giải thích này có lẽ bị ảnh hưởng bởi các lý thuyết từng được đưa ra trước đó đối với các thân thể ở trong các đầm lầy than bùn từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, như người Tollundngười Lindow.

Một trong những lý thuyết kỳ lạ nhất cho rằng trên thực tế ông là một người Ai Cập đã bị thiến theo nghi thức. Tuy nhiên, những kiểm tra về sau cho thấy dù bị teo lại bởi quá trình xác ướp hoá, thực tế Ötzi có một dương vật.

Sau đó những nghiên cứu khác cho thấy xác ướp này đã có một phần thức ăn nhỏ trong dạ dày,qua đó xác nhận ra xác ướp băng này thực chất là một người Úc.Nghi vấn đặt ra rằng tại sao một người bình thường lại có thể đi đến một nơi xa xôi hẻo lánh như vậy. Qua các vết thương phát hiện được bằng công nghệ X Quang tân tiến,người ta đã đặt ra một nghi vẫn khác đáng tin cậy hơn,đó chính là việc người đàn ông này đã tham gia một cuộc chiến,khi nghĩ mình đã an toàn anh ta có thử chút đồ ăn nhẹ,nhưng để rồi lại bị đánh úp và chết trên nền băng lạnh giá.Giả thuyết bị đánh lén đưa ra kha hợp lí khi các nhà giám định ohats hiện ra một mũi tên bằng đá,thân gỗ cắm sâu vào phía sau lưng người này.Tuy nhiên câu chuyện thực sự thì vẫn chưa được biết chính xác.(NGUỒN TIN:Sưu Tầm và Xác Minh tháng 8 năm 2021)

Các thân thể đóng băng khácSửa đổi

Năm 2004, các thân thể đóng băng của ba binh sĩ người Áo -Hung bị giết trong Trận San Matteo (1918) được tìm thấy. Một cái được gửi tới bảo tàng với hy vọng nghiên cứu xem bằng cách nào môi trường đã gây ảnh hưởng tới việc giữ gìn xác từ đó giúp biết được về quá khứ và khuynh hướng phát triển tương lai của Ötzi.

Ở Bắc Mỹ, "người băng" đầu tiên được khám phá năm 1999 tại Sông băng Samuel, British Columbia. Xác chết này được đặt tên là Kwäday Dän Ts’ínchi (người được tìm thấy từ lâu; viết tắt: KDT) bởi First Nation tribes. Xác này không cổ bằng Ötzi, ông ta chết khoảng 550 năm trước.

"Lời nguyền của người băng"Sửa đổi

Lời nguyền Ötzi cũng xuất hiện trên hai tờ báo The IndependentThe Daily Telegraph nước Anh vào ngày 5-11-2005. Theo đó thì bảy người liên quan với việc phát hiện và nghiên cứu xác ướp đã chết vì lời nguyền của vị pháp sư từng giết Ötzi hơn 5.000 năm trước. Đó là Helmut Simon (một trong hai du khách Đức phát hiện Ötzi, cùng Erika Simon), Kurt Frits (người dẫn đường hai du khách), Rarainer Hoelzl (người quay phim toàn bộ quá trình khai quật và di chuyển xác ướp), Dieter Warnecke (người dẫn đầu đội tìm kiếm), Rainer Henn (nhà bệnh học từng phẫu thuật Ötzi), Konard (nhà nghiên cứu Ötzi từng tuyên bố bác bỏ lời nguyền) và Tom Loy (người xét nghiệm máu Ötzi và chết vì một bệnh máu) và tìm cách liên kết nó với một lời nguyền của người băng Ötzi — tương tự như điều được gắn với xác ướp của Tutankhamun.[1]

Rất nhiều người đã bác bỏ giả thuyết trên khi chỉ ra rằng mọi người cuối cùng đều chết, và rằng những người leo núi rất thường gặp nguy hiểm và thường chết sớm vì các nguyên nhân tai nạn. Họ cũng lưu ý rằng nhiều nhà nghiên cứu và khoa học đã làm việc rất gần gũi với thân thể Ötzi và vẫn không chết trong 14 năm qua kể từ khi tìm thấy xác ướp này. Tờ Guardian bình luận về cái gọi là lời nguyền giải thích; "Giống như tất cả các thuyết về lời nguyền, chết tự nhiên, tai nạn và không may mắn luôn được đưa vào chỉ một giả thuyết về điềm gở." [2]

Tuy nhiên thống kê học cho thấy, hàng trăm người đã và đang nghiên cứu Ötzi, còn số người liên quan thì tới hàng ngàn. Do đó con số bảy người chết hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê. Ngay cả khi xem tỷ lệ tử vong như thế là cao, cũng cần nhấn mạnh một sự thật khác. Đó là trong số bảy người, bốn người chết do tai nạn. Có thể do bản năng sinh học "chúng ta muốn tin" mà bốn người này đã không kịp tránh những sự cố bất ngờ mà một người bình thường có thể tránh. Nói cách khác, không phải lời nguyền, mà chính sự ám ảnh về lời nguyền, cho dù chỉ ở mức vô thức, mới là nguyên nhân gây ra cái chết của bốn người thiếu may mắn!

Đầu tiên là Rainer Henn, 64 tuổi, nhà nghiên cứu bệnh học pháp y đại học Innsbruck. Ông đã chết trong một tai nạn xe hơi khi đang trên đường đến một cuộc họp về công việc nghiên cứu của mình. Tiếp theo là Kurt Fritz, 52 tuổi, hướng dẫn viên trên núi, người được cho là đã phát hiện ra khuôn mặt Otzi lần đầu tiên, bị chết trong một trận tuyết lở. Sau đó là Rainer Holz, 47 tuổi, người đã làm một phim tài liệu về việc khai quật Ötzi đã qua đời vì một khối u não.

Những nạn nhân tiếp theo lần lượt là Helmut Simon, 69 tuổi, nổi tiếng là cha đẻ của Otzi vì ông là một trong 2 nhà leo núi đã tìm thấy xác ướp. Ông chết do bị ngã thác. Tiếp đến là Dieter Warnecke, 45 tuổi, người đứng đầu đội cứu hộ đã tìm kiếm cơ thể của Simon, cũng qua đời vì đau tim ngay sau khi tang lễ của Simon. Chưa dừng lại ở đó, người tử vong tiếp theo là Konrad Spindler, 66 tuổi, lãnh đạo của một nhóm nhà khoa học đã kiểm tra xác Otzi tại Innsbruck, Áo. Cuối cùng là ông Tom Loy, 63 tuổi, nhà khảo cổ học phân tử, người đã có nhứng khám phá đáng chú ý về quần áo và vũ khí của Ötzi, chết vì một căn bệnh máu di truyền. Lần lượt những người liên quan tới Otzi đều ra đi nhanh chóng không một lời giải đáp.

Hiện nay, xác ướp Otzi đang được bảo quản tại Bảo tàng South Tyrol. Các nhà khoa học hy vọng sẽ lấy được mẫu DNA của Otzi để tìm ra những "họ hàng" thời hiện đại của xác ướp trong băng bí ẩn này.

Liên kết ngoàiSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Hoang đường lời nguyền xác ướp (Bài đăng trên báo Công an Thành phố Hồ Chí Minh, thứ bảy 26-9-2015)”.
  2. ^ Scientist seen as latest 'victim' of Iceman, Barbara McMahon, The Guardian, Wednesday ngày 20 tháng 4 năm 2005 16.31 BST