Vương tộc Nassau
Nhà Nassau (tiếng Đức: Haus Nassau; tiếng Anh: House of Nassau) là một vương tộc nổi tiếng ở châu Âu. Nó được đặt theo tên của lãnh địa gắn liền với lâu đài Nassau, nằm ở Nassau, Rhineland-Palatinate, Cộng hoà Liên bang Đức ngày nay. Các lãnh chúa của Nassau ban đầu được phong là "Bá tước Nassau", sau đó được nâng lên thành đẳng cấp quý tộc gefürsteter Graf (tiếng Anh: princely count). Buổi đầu gia tộc chia thành hai nhánh chính: nhánh cao cấp (Walramian), với nhân vật nổi tiếng nhất là Adolf, Vua của La Mã Đức, và nhánh trẻ hơn (Ottonian), tạo ra các Thân vương xứ Orange và các Vua của Hà Lan.[1]
Vương tộc Nassau | |
---|---|
Arms of Nassau: Azure billetty or, a lion rampant of the last armed and langued gules | |
Quốc gia | Đức, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Anh, Scotland, Ireland, Luxembourg, Nassau, Orange |
Tước hiệu |
|
Người sáng lập | Dudo của Laurenburg |
Người đứng đầu hiện nay | Henri, Đại công tước Luxembourg (quan hệ họ hàng) |
Năm thành lập | 1093 |
Tan rã | 1985 (chế độ phụ hệ) |
Dòng nhánh | Nhà Nassau-Weilburg Nhà Orange-Nassau Nhà Nassau-Corroy |
Vào những năm cuối của Đế chế La Mã Thần thánh và trong các cuộc chiến tranh của Napoléon, nhánh Walramian đã thừa kế hoặc mua lại tất cả các vùng đất của tổ tiên Nhà Nassau, với sự cho phép của Đại hội Vienna, "Công tước Nassau", thành lập nhà nước độc lập của Nassau với thủ đô đặt tại Wiesbaden; lãnh thổ này ngày nay thuộc Cộng hoà Liên bang Đức, chủ yếu nằm trong Bang Hessen, và một phần thuộc Bang Rhineland-Palatinate lân cận. Công quốc được sáp nhập vào Vương quốc Phổ năm 1866, sau Chiến tranh Áo-Phổ với tư cách là đồng minh của Đế quốc Áo. Phổ cho thành lập Tỉnh Hesse-Nassau và Công quốc Nassau cũ nằm trong tỉnh này.
Ngày nay, thuật ngữ Nassau được sử dụng ở Đức như một tên gọi cho một vùng địa lý, lịch sử và văn hóa, nhưng không còn mang ý nghĩa chính trị nữa. Tất cả các quốc vương Hà Lan và Luxembourg kể từ năm 1815 đều là thành viên cấp cao của Nhà Nassau. Tuy nhiên, vào năm 1890 ở Hà Lan và năm 1912 ở Luxembourg, các dòng nam thừa kế hai ngai vàng đã tuyệt tự, kể từ đó, các quân chủ đều thuộc dòng nữ từ Nhà Nassau.
Theo truyền thống ở Đức, gia tộc chỉ được truyền lại trong dòng dõi kế vị của nam giới. Do đó, theo quan điểm của người Đức, Nhà Nassau đã bị tuyệt tự từ năm 1985.[2][3] Tuy nhiên, cả truyền thống quân chủ của Hà Lan và Luxembourg, các quy tắc hiến pháp và luật pháp trong vấn đề đó đều khác với truyền thống của Đức, và do đó không quốc gia nào coi Nhà Nassau đã tuyệt tự. Đại công tước Luxembourg sử dụng danh hiệu "Công tước Nassau" làm tước vị phụ, và Trưởng tộc Nassau (là thành viên cao cấp nhất trong chi nhánh của gia tộc) cũng dùng tước vị này, nhưng không tuyên bố chủ quyền lãnh thổ đối với Công quốc Nassau trước đây, nay là một phần của Cộng hòa Liên bang Đức.
Nguồn gốc
sửaDudo của Laurenburg (khoảng 1060 - khoảng 1123) được coi là người sáng lập ra Nhà Nassau. Lần đầu tiên ông được nhắc đến trong hiến chương thành lập của Tu viện Maria Laach[4] vào năm 1093 (mặc dù nhiều nhà sử học cho rằng tài liệu này là bịa đặt). Lâu đài Laurenburg, nằm trên thượng nguồn sông Lahn, là nơi ông cai trị lãnh địa của mình. Gia tộc của ông có lẽ là hậu duệ của các Lãnh chúa Lipporn. Năm 1159, lâu đài Nassau trở thành nơi cai trị, và tên của vương tộc hiện nay được đặt theo tên của lâu đài này.
Các Bá tước Laurenburg và Nassau mở rộng quyền hành của mình dưới thời hai anh em Rupert (Ruprecht) I (1123–1154) và Arnold I (1123–1148). Rupert là người đầu tiên tự xưng là Bá tước Nassau, nhưng danh hiệu này đã không được xác nhận một cách hợp pháp cho đến năm 1159, 5 năm sau cái chết của Rupert. Con trai của Rupert là Walram I (1154–1198) là người đầu tiên được phong tước hiệu Bá tước Nassau một cách hợp pháp.
Niên đại của các Bá tước Laurenburg không được chắc chắn và mối liên hệ giữa Rupert I và Walram I đặc biệt gây tranh cãi. Ngoài ra, một số nguồn tin coi Gerhard, được liệt kê là đồng Bá tước của Laurenburg vào năm 1148, là con trai của Arnold I.[5] Tuy nhiên, Erich Brandenburg trong cuốn Die Nachkommen Karls des Großen ('Hậu duệ của Charlemagne') nói rằng rất có thể Gerhard là con trai của Rupert I.[6]
Bá tước của Laurenburg (1093–1159)
sửa- 1060–1123: Dudo
- 1123–1154: Rupert (Ruprecht) I – con trai của Dudo
- 1123–1148: Arnold I – con trai của Dudo
- 1148: Gerhard – có lẽ là con trai của Rupert I
- 1151–1154: Arnold II – Con trai của Rupert I
- 1154–1159: Rupert II – Con trai của Rupert I
Bá tước của Nassau (1159–1255)
sửa- 1154–1198: Walram I – con trai của Rupert I
- 1158–1167: Henry (Heinrich) I – con trai của Arnold I, chết ở Rome trong trận dịch tháng 8 năm 1167 (sau Trận Monte Porzio)
- 1160–1191: Rupert III, Bellicose – con trai của Arnold I
- 1198–1247: Henry II, Rich – con trai của Walram I
- 1198–1230: Rupert IV – con trai của Walram I; from 1230–1240: Hiệp sĩ Dòng Huynh đệ Nhà Teuton
- 1247–1255: Otto I; từ năm 1255–1289: Bá tước của Nassau ở Dillenburg, Hadamar, Siegen, Herborn và Beilstein
- 1249–1255: Walram II; từ năm 1255–1276: Bá tước của Nassau ở Wiesbaden, Idstein, and Weilburg
Dòng Walramian(1255–1985)
sửaBá tước của Nassau ở Wiesbaden, Idstein, và Weilburg (1255–1344)
sửa- 1255–1276: Walram II
- 1276–1298: Adolf của Nassau, lên ngôi Vua La Mã Đức vào năm 1292
- 1298–1304: Rupert VI của Nassau
- 1298–1324: Walram III, Bá tước của Nassau ở Wiesbaden, Idstein, và Weilnau
- 1298–1344: Gerlach I, Bá tước của Nassau ở Wiesbaden, Idstein, Weilburg, và Weilnau
Sau cái chết của Gerlach, tài sản của dòng Walram được chia thành Nassau-Weilburg và Nassau-Wiesbaden-Idstein.
Nassau-Weilburg (1344–1816)
sửaBá tước Walram II thành lập Bá Quốc Nassau-Weilburg, tồn tại đến năm 1816. Hoàng tộc này sau đó cai trị Công quốc Nassau cho đến năm 1866 và từ năm 1890 trị vì Đại công quốc Luxembourg. Chi nhánh của Nassau-Weilburg cuối cùng đã trở thành những người cai trị Luxembourg. Dòng Walram nhận được quyền lãnh chúa của Merenberg vào năm 1328 và Saarbrücken (thông qua hôn nhân) vào năm 1353.
-
East wing
Bá tước Nassau-Weilburg (1344–1688)
sửa- 1344–1371: John I
- 1371–1429: Philipp I của Nassau-Weilburg, và (từ năm 1381) Bá tước của Saarbrücken
- 1429–1492: Philip II
- 1492–1523: Louis I
- 1523–1559: Philip III
- 1559–1593: Albert
- 1559–1602: Philip IV
- 1593–1625: Louis II, Bá tước của Nassau-Weilburg và Ottweiler, Saarbrücken, Wiesbaden, Idstein
- 1625–1629: William Louis, John IV và Ernest Casimir
- 1629–1655: Ernest Casimir
- 1655–1675: Frederick
- 1675–1688: John Ernst
Bá tước cao quý của Nassau-Weilburg (1688–1816)
sửa- 1688–1719: John Ernst
- 1719–1753: Charles August
- 1753–1788: Charles Christian
- 1788–1816: Frederick William
- 1816: Wilhelm, Thân vương của Nassau-Weilburg và Bá tước của Nassau — Nassau-Weilburg sáp nhập vào Công quốc Nassau.
Công tước của Nassau (1816–1866)
sửaNăm 1866, Vương quốc Phổ sát nhập Công quốc Nassau vì công tước của nó từng là đồng minh của Đế quốc Áo trong Chiến tranh Áo-Phổ lần thứ hai. Năm 1890, Công tước Adolf trở thành Đại công tước Adolphe của Luxembourg.
Đại công tước Luxembourg (từ Nhà Nassau-Weilburg) – 1890–1912
sửa- 1890–1905: Adolphe
- 1905–1912: William IV
- 1912–1919: Marie-Adélaïde
- 1919–1964: Charlotte
- 1964–2000: Jean
- 2000–present: Henri
-
Lâu đài Berg, Luxembourg
Từ một cuộc hôn nhân theo thông luật Quý tiện kết hôn, được ký kết vào năm 1868, là hậu duệ của một gia đình, xem Bá tước Merenberg, mà năm 1907 được tuyên bố là không thuộc gia tộc. Nếu họ không bị loại khỏi quyền kế vị, họ sẽ được thừa kế quyền đứng đầu vương tộc vào năm 1912.
Công tước của Nassau-Saarbrücken (1429–1797)
sửaThân vương của Nassau-Usingen (1659–1816)
sửaDòng Ottonian
sửaBá tước của Nassau-Dillenburg
sửaBá tước của Nassau-Beilstein
sửaBá tước và Thân vương của Nassau-Hadamar
sửaNassau-Siegen
sửaBá tước và Thân vương của Nassau-Siegen
sửaBá tước và Thân vương của Nassau-Dietz
sửaOrange-Nassau
sửaThân vương của Orange
sửaNhà Orange-Nassau (-Dillenburg), sáng lập đầu tiên
sửaNhà Orange-Nassau(-Dietz), sáng lập thứ 2
sửaQuân chủ của Hà Lan (từ Nhà Orange-Nassau-Dietz)
sửaCây phả hệ
sửaTham khảo
sửa- ^ Peele, Ada (2013). “Part 1: "De verdeling van de nalatenschap van Willem III"”. Een uitzonderlijke erfgenaam: De verdeling van de nalatenschap van Koning-Stadhouder Willem II en een consequentie daarvan: Pruisisch heerlijk gezag in Hooge en Lage Zwaluwe, 1702–1754 (ấn bản thứ 1). Uitgeverij Verloren B.V. ISBN 978-9-087-04393-3.
- ^ Grand Duchess Charlotte abdicated in 1964, but she died in 1985
- ^ Clotilde Countess of Nassau-Merenberg is the last patrilineal descendant of the House of Nassau though she descends from a family considered to be non-dynastic
- ^ Marcel Albert, "Die Benediktinerabtei Maria Laach und der Nationalsozialismus", Schoningh Verlag, Paderborn, 2004, 261 pp, ISBN 3-506-70135-5
- ^ Family tree of the early House of Nassau Lưu trữ 2016-03-24 tại Wayback Machine, retrieved on 2009-01-22.
- ^ Table 11, Page 23 and note on page 151, quoted at Genealogy of the Middle Ages Lưu trữ 2011-06-29 tại Wayback Machine, retrieved on 2009-01-23
- ^ Rietstap, Johannes Baptist (1861). G.B. van Goor (biên tập). Armorial général, contenant la description des armoiries des familles nobles et patriciennes de l'Europe : précédé d'un dictionnaire des termes du blason. tr. 297. ISBN 9780806304427. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2015.
Nguồn
sửa- Genealogy of the Middle Ages – House of Nassau
- Nassau-info.de Lưu trữ 2021-05-14 tại Wayback Machine
- Titles of Counts, Princes, and Dukes of Nassau
- Marek, Miroslav. “Nassau Genealogies”. Genealogy.EU.[nguồn tự xuất bản][cần nguồn tốt hơn]
- Hay, Mark Edward, 'The House of Nassau between France and Independence, 1795–1814: Lesser Powers, Strategies of Conflict Resolution, Dynastic Networks', The International History Review, 38/3 (2016), 482–504