Nhóm ngôn ngữ Polynesia

Nhánh con của ngữ ngành Đại Dương thuộc hệ Nam Đảo

Nhóm ngôn ngữ Polynesia hay nhóm ngôn ngữ Đa Đảo là một nhóm ngôn ngữ có mặt trong vùng địa lý Polynesia cùng một tập hợp đảo nằm ngoài tam giác Polynesia (từ trung nam Micronesia, những đảo nhỏ phía đông quần đảo Solomon, rải rác tại Vanuatu, đến đông Nouvelle-Calédonie). Các học giả xếp nó vào ngữ chi châu Đại Dương trong ngữ hệ Nam Đảo.

Nhóm ngôn ngữ Polynesia
Nhóm ngôn ngữ Đa Đảo
Phân bố
địa lý
Polynesia (Đa Đảo)
Phân loại ngôn ngữ họcNam Đảo
Tiền ngôn ngữPolynesia nguyên thủy
Ngữ ngành con
  • Tonga
  • Polynesia lõi/hạt nhân
Glottolog:poly1242[1]
{{{mapalt}}}
Các ngôn ngữ Trung Thái Bình Dương
Màu ôliu là nhóm Polynesia (không có trong hình: tiếng Rapa Nui)

Có chừng 40 ngôn ngữ Nam Đảo. Nổi bật nhất trong số này là tiếng Tahiti, tiếng Samoa, tiếng Tonga, tiếng Māoritiếng Hawaii. Do con người đến định cư ở Polynesia tương đối gần đây và sự đa dạng hóa ngôn ngữ chỉ mới khởi đầu chừng 2.000 năm trước, các ngôn ngữ Polynesia giữ nhiều nét chung. Những ngôn ngữ này có chung nhiều từ cùng gốc, ví dụ: tapu, ariki, motu, kava, và tapa cũng như Hawaiki- quê gốc trong thần thoại một số nền văn hóa Polynesia.

Mọi ngôn ngữ Polynesia đều tương tự nhau, nhất là trong từ vựng. Hệ thống nguyên âm khá ổn định, hầu như luôn là a, e, i, o và u. Sự đối ứng phụ âm thường theo quy tắc. Ví dụ, từ dạng nguyên thủy *Sawaiki, ta có quê hương truyền thuyết người Māori tại New Zealand là Hawaiki; ở quần đảo Cook, âm là h được thay bằng /ʔ/, nên từ cùng gốc là 'Avaiki; ở quần đảo Hawaii, /ʔ/ thế chỗ cho k, nên đảo lớn nhất có tên Hawai'i; ở Samoa, nơi s không bị h thay thế, v được dùng thay cho w, và k trở thành /ʔ/, đảo lớn nhất là Savai'i.[2]

Ngôn ngữ

sửa

Nhóm ngôn ngữ Polynesia chia làm hai, nhánh Tonga và nhánh Polynesia lõi/hạt nhân. Tiếng Tongatiếng Niue (có lẽ cả tiếng Niuafoʻou) tạo nên nhánh Tonga; số còn lại nằm trong nhánh Polynesia hạt nhân.[3]

Sự đối ứng

sửa

Một phần do các ngôn ngữ Polynesia tách nhau ra tương đối gần đây, một từ trong ngôn ngữ này có thể rất giống với từ tương ứng trong các ngôn ngữ kia. Bảng dưới thể hiện điều đó bằng các từ 'trời', 'gió bắc', 'phụ nữ', 'nhà' và 'cha mẹ'.

Tonga Niue Samoa Sikaiana Takuu Rapanui Tahiti Rarotonga Māori Marquises Bắc Marquises Nam Hawaii Mangareva
trời /laŋi/ /laŋi/ /laŋi/ /lani/ /ɾani/ /ɾaŋi/ /ɾaʔi/ /ɾaŋi/ /ɾaŋi/ /ʔaki/ /ʔani/ /lani/ /ɾaŋi/
gió bắc /tokelau/ /tokelau/ /toʔelau/ /tokelau/ /tokoɾau/ /tokeɾau/ /toʔeɾau/ /tokeɾau/ /tokeɾau/ /tokoʔau/ /tokoʔau/ /koʔolau/ /tokeɾau/
phụ nữ /fefine/ /fifine/ /fafine/ /hahine/ /ffine/ /vahine/ /vaʔine/ /wahine/ /vehine/ /vehine/ /wahine/ /veine/
nhà /fale/ /fale/ /fale/ /hale/ /faɾe/ /haɾe/ /faɾe/ /ʔaɾe/ /ɸaɾe/ /haʔe/ /haʔe/ /hale/ /faɾe/
cha mẹ /maːtuʔa/ /motua/ /matua/ /maatua/ /matuʔa/ /metua/ /metua/ /matua/ /motua/ /motua/ /makua/ /matua/

Vài sự đối ứng nhất định có thể dễ dàng được nhận thấy. Ví dụ, /k/, /ɾ/, /t/, và /ŋ/ trong tiếng Māori ứng với /ʔ/, /l/, /k/, và /n/ trong tiếng Hawaii. Như vậy, "đàn ông" là tangata trong tiếng Māori và kanaka trong tiếng Hawaii, roa "dài" tiếng Māori ứng với loa tiếng Hawaii. Câu chào tiếng Hawaii nổi tiếng aloha ứng với aroha, "[sự] yêu mến" trong tiếng Māori.

Nét tương đồng về từ vựng cơ bản cho phép người nói từ những nhóm đảo khác nhau hiểu nhau đến mức ngạc nhiên. Khi một ngôn ngữ cho thấy sự khác biệt lớn về từ vựng, nhiều khả năng là do kỵ húy tên người đã khuất, như trong tiếng Tahiti.

Số đếm

sửa

[5]

Tiếng Việt Một Hai Ba Bốn Năm Sáu Bảy Tám Chín Mười
Niue taha ua tolu fa lima ono fitu valu hiva hogofolu
Tonga taha ua tolu fa nima ono fitu valu hiva hongofulu
Samoa tasi lua tolu fa lima ono fitu valu iva sefulu
Tuvalu tasi lua tolu fa lima ono fitu valu iva agafulu
Nanumea tahi lua tolu lima ono fitu valu iva toa
Tokelau tahi lua tolu fa lima ono fitu valu iva hefulu
Wallis tahi lua tolu nima ono fitu valu hiva hogofulu
Pukapuka tayi lua tolu wa lima ono witu valu iva laugaulu
Rennell tahi ŋgua toŋgu ŋgima ono hitu baŋgu iba katoa
Pileni tasi rua toru lima ono fitu valu iva kʰaro
Tikopia tasi rua toru fa rima ono fitu varu siva fuaŋafuru
Anuta tai rua toru paa nima ono pitu varu iva puangapuru
Uvea Tây tahi ƚua toƚu fa lima tahia-tupu luaona-tupu toluona-tupu faona-tupu limaona-tupu
Emae tasi rua toru fa rima ono fitu βaru siβa ŋafuru
Mele tasi rua toru fa rima ono fitu βaru siβa siŋafuru
Futuna-Aniwa tasi rua toru fa rima ono fitu varo iva tagafuru
Sikaiana tahi lua tolu lima ono hitu valo sivo sehui
Ontong Java kahi lua kolu lima oŋo hiku valu sivo sehui
Takuu tasi lua toru fa rima ono fitu varu sivo sinafuru
Kapingamarangi dahi lua dolu haa lima ono hidu walu hiwa mada
Nukuoro dahi ka-lua ka-dolu ka-haa ka-lima ka-ono ka-hidu ka-valu ka-siva ka-hulu
Rapa Nui tahi rua toru ha rima ono hitu vaʼu iva ʼahuru
Tahiti tahi piti toru maha pae ōno hitu vaʼu iva hōeʼahuru
Penrhyn tahi lua tolu lima ono hitu valu iva tahi-ngahulu
Rarotonga taʼi rua toru ā rima ono ʼitu varu iva ngaʼuru
Tuamotu tahi rua toru rima ono hitu varu iva rongoʼuru
Maori tahi rua toru whā rima ono whitu waru iwa tekau
Moriori tehi teru toru tewha terima teono tewhitu tewaru teiwa meangauru
Mangareva tahi rua toru ha rima ono hitu varu iva rogouru
Marquises e tahi e úa e toú e fa e íma e ono e fitu e vaú e iva ónohuú
Hawaii ‘e-kahi ‘e-lua ‘e-kolu ‘e-hā ‘e-lima ‘e-ono ‘e-hiku ‘e-walu ‘e-iwa ‘umi

Tham khảo

sửa
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Polynesian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Hiroa, Te Rangi (1964). Vikings of the Sunrise. New Zealand: Whitcombe and Tombs Ltd. tr. 69. ISBN 0-313-24522-3. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2010.
  3. ^ Lynch, John; Malcolm Ross; Terry Crowley (2002). The Oceanic languages. Richmond, Surrey: Curzon. ISBN 978-0-7007-1128-4. OCLC 48929366.
  4. ^ Marck, Jeff (2000), Topics in Polynesian languages and culture history. Canberra: Pacific Linguistics
  5. ^ Source: The Numbers List http://www.zompist.com/numbers.shtml

Đọc thêm

sửa

Tài liệu

sửa
  • Charpentier, Jean-Michel; François, Alexandre (2015). Atlas Linguistique de Polynésie Française – Linguistic Atlas of Polynésie thuộc Pháp (bằng tiếng Pháp và English). Mouton de Gruyter & Université de la Polynésie Française. ISBN 978-3-11-026035-9.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
  • Irwin, Geoffrey (1992). The Prehistoric Exploration and Colonisation of the Pacific. Cambridge: Cambridge University Press.
  • Krupa V. (1975–1982). Polynesian Languages, Routledge and Kegan Paul
  • Lynch, J. (1998). Pacific Languages: an Introduction. University of Hawai'i Press.
  • Lynch, John, Malcolm Ross & Terry Crowley (2002). The Oceanic languages. Richmond, Surrey: Curzon Press.
  • Marck, Jeff (2000), Topics in Polynesian languages and culture history. Canberra: Pacific Linguistics.