Nhật dụng thường đàm

Nhật dụng thường đàm (日用常談) là từ điển Hán-Việt do Phạm Đình Hổ soạn năm Minh Mạng thứ 8 (Tây lịch năm 1827).[1] Sách thu thập một số từ và từ ngữ tiếng Hán thường dùng, giải thích ý nghĩa bằng tiếng Việt (ghi bằng chữ Nôm). Các điều mục tiếng Hán trong sách được phân thành 32 loại, các từ thuộc cùng một loại được đặt trong cùng một mục dành cho từ thuộc loại đó.[1]

Một trang trong Nhật dụng thường đàm. Cột thứ nhì và thứ ba trang bên phải giải nghĩa "pháp lam", "hắc kim" (sắt), "cương" (gang), "ô duyên" (thiếc)...

Bản còn lưu trữ tại Hà Nội là bản in mộc bản năm 1851 triều Tự Đức thứ tư, tổng cộng là 52 tờ, mỗi tờ hai trang, tức 104 trang. Tác phẩm tuy không lớn nhưng theo học giả Trần Văn Giáp cũng đủ để một người dân thường có thể dùng tra cứu[2].

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b 李无未, 《近代越南汉喃"小学""蒙学"课本及其东亚汉语教育史价值———兼与朝鲜朝、日本江户明治时期汉语官话课本进行比较》, 东疆学刊, 第34卷第3期, tháng 7 năm 2017, trang 4.
  2. ^ Trần Văn Giáp. Lê Văn Đặng hiệu đính. Lược khảo vấn đề chữ Nôm. Westminster, CA: Ngày Nay, 2002. Tr 23-6