Ninḫursaĝ,[a] còn được gọi là Damgalnuna hay Ninmah, là một nữ thần Sumer cổ đại, là mẹ của núi non và là một trong bảy vị thần lớn (Anunnaki) của Sumer. Vai trò chính của bà là nữ thần sinh sản. Các bài thánh ca trong đền thờ ca ngợi bà là mẫu thần của thiên giới và các vị vua của Sumer được "nuôi dưỡng bởi dòng sữa của Ninhursag". Bà thường được tạo hình với tóc hình omega, mặc áo có sừng và váy xếp tầng, thường có nơ ở vai. Bà thường mang một cây trượng có đầu hình omega, được cho là biểu tượng của tử cung[9], có lúc dắt theo một con sư tử non bị xích. Bà là vị thần bảo trợ cho một số nhà lãnh đạo Sumer.

Ninhursag
Mẫu thần, Thần sinh sản
Bản in con dấu hình trụ Akkad thể hiện một nữ thần của cây cối, có thể là Ninhursag, ngôi trên ngai vàng bao quanh bởi các tín đồ (k. 2350-2150 TCN)
Biểu tượngBiểu tượng hình Omega
Thông tin cá nhân
Phối ngẫuEnki
Con cáiNinurta, Ninsar, Abu, Nintulla (Nintul), Ninsutu, Ninkasi, Nanshe (Nazi), Azimua, Ninti, Enshag (Enshagag)

Thần thoại sửa

Trong truyền thuyết về Enki và Ninhursag[10], Ninhursag và Enki sinh ra một con gái tên là Ninsar ("Nàng Cỏ cây"). Cùng với Enki, Ninsar sinh ra một con gái Ninkurra ("Nàng Cánh đồng"). Ninkurra lại cùng với Enki sinh ra một con gái tên là Uttu. Uttu theo lời khuyên của Ninhursag gieo hạt giống của Enki trên mặt đất, từ đó tám cái cây (đầu tiên) đã mọc lên. Enki ăn chúng và bị bệnh ở tám cơ quan nội tạng. Ninhursag chữa khỏi cho ông ta, đem những cái cây vào cơ thể mình và sinh ra tám vị thần: Abu, Nintulla (Nintul), Ninsutu, Ninkasi, Nanshe, Azimua, Ninti, và Enshag (Enshagag).[11]

Ghi chú sửa

  1. ^ 𒀭𒊩𒌆𒉺𒂅 DNIN-ḪUR.SAG Có lúc được phiên âm là Ninkharsag.[1][2][3][4][5][6][7][8]

Dẫn nguồn sửa

  1. ^ [King, L. W., Hall, H. R., History of Egypt Chaldea, Syria, Babylonia, and Assyria in the Light of Recent Discovery, p. 117, The Echo Library, 2008.]
  2. ^ Jastrow, Morris., The religion of Babylonia and Assyria, Morris Jastrow, Ginn & Co., 1898.
  3. ^ Douglas Van Buren, Elizabeth., Clay figurines of Babylonia and Assyria, pp. 1, 19, 267, AMS Press, 1980.
  4. ^ Possehl, Gregory L., Ancient cities of the Indus, p. 126, Carolina Academic Press, 1979.
  5. ^ Journal of the Royal Asiatic Society of Great Britain & Ireland, p. 234, Royal Asiatic Society of Great Britain and Ireland, Cambridge University Press for the Royal Asiatic Society, 1932
  6. ^ Clay, Albert T., The Origin of Biblical Traditions: Hebrew Legends in Babylonia and Israel, p. 100, The Book Tree, 1999.
  7. ^ Wallis Budge, E. A., Babylonian Life and History, p233, The Religious Tract Society, 1891, Reprint 2006.
  8. ^ Edwardes, Marian & Spence, Lewis., Dictionary of Non-Classical Mythology, p.126, Kessinger Publishing, 2003.[liên kết hỏng]
  9. ^ Seidl, U. 1993-98. "Muttergöttin. B. Ikonographie." In Reallexikon der Assyriologie und Vorderasiatischen Archäologie 8, p. 519. Berlin: de Gruyter.
  10. ^ Jeremy A. Black, Anthony Green, Tessa Rickards, Gods, demons, and symbols of ancient Mesopotamia: an illustrated dictionary (1992), p. 56f. & 75
  11. ^ “Ninhursag”. Truy cập 15 tháng 1 năm 2020.

Đọc thêm sửa

  • Bertman, S. Handbook to Life in Ancient Mesopotamia. (Oxford University Press, 2005).
  • Black, J. Reading Sumerian Poetry. (Cornell University Press, 1998).
  • Black, J & Green, A. Gods, Demons and Symbols of Ancient Mesopotamia. (University of Texas Press, 1992).
  • Chavalas, M. Women in the Ancient Near East: A Source Book. (Routledge, 2013).
  • Dalley, S. Myths from Mesopotamia. (Oxford University Press, 2009).
  • Harris, R. Gender and Aging in Mesopotamia: The Gilgamesh Epic and Other Ancient Literature. (University of Oklahoma Press, 2003).
  • Kramer, S. N. The Sumerians: Their History, Culture, and Character. (University of Chicago Press, 1971).
  • Leick, G. The A to Z of Mesopotamia. (Scarecrow Press, 2010).
  • Wallis Budge, E. A. Babylonian Life and History. (Barnes & Noble, 2005).

Liên kết ngoài sửa