Paromomycin là một chất kháng vi sinh vật được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm ký sinh trùng bao gồm nhiễm amebia, nhiễm giardia, nhiễm leishmania, và nhiễm sán.[1] Đây là tuyến điều trị đầu tiên cho bệnh nhiễm amebia hoặc nhiễm giardia trong thời kì mang thai.[1] Nếu không, thuốc thường có thể trở thành tuyến điều trị thứ hai, tùy vào sự lựa chọn của bệnh nhân.[1] Thuốc có thể được sử dụng bằng đường uống, bôi cho da, hoặc tiêm vào cơ bắp.[1]

Paromomycin
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiCatenulin, Aminosidine, others[2]
Đồng nghĩamonomycin, aminosidine[3]
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa601098
Danh mục cho thai kỳ
  • US: N (Chưa phân loại)
  • C
Dược đồ sử dụngBy mouth, intramuscular, topical[1]
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngHấp thụ kém
Chuyển hóa dược phẩmKhông có
Bài tiếtPhân
Các định danh
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
ChEBI
ChEMBL
ECHA InfoCard100.028.567
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC23H47N5O18S
Khối lượng phân tử615.629 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
 KhôngN☑Y (what is this?)  (kiểm chứng)

Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng bằng đường uống bao gồm chán ăn, nôn mửa, đau bụngtiêu chảy.[1] Khi dùng dưới dạng bôi, các tác dụng phụ trên da bao gồm ngứa, đỏ và mụn nước.[1] Khi dùng ở dạng tiêm, tác dụng phụ có thể có sốt, các vấn đề về gan hoặc mất thính giác.[1] Sử dụng chúng trong thời gian cho con bú có vẻ an toàn.[4] Paromomycin thuộc họ thuốc aminoglycoside và có thể tiêu diệt các vi sinh vật bằng cách ngăn chặn việc tạo ra các protein của chúng.[1]

Paromomycin được phát hiện từ chủng Streptomyces krestomuceticus vào những năm 1950 và được đưa vào sử dụng trong năm 1960.[4] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc an toàn nhất và hiệu quả nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[5] Paromomycin có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[6]Ấn Độ, dạng tiêm có giá khoảng 4,19 đến 8,38 pound cho một quá trình điều trị kể từ năm 2007.[4] Tại Hoa Kỳ, một đợt điều trị điển hình có giá hơn 200 USD tính đến năm 2015.[5]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f g h i “Paromomycin Sulfate”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2016.
  2. ^ Publishing, William Andrew (2013). Pharmaceutical Manufacturing Encyclopedia, 3rd Edition (bằng tiếng Anh) (ấn bản 3). Elsevier. tr. 21p. ISBN 9780815518563. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ Neal RA, Murphy AG, Olliaro P, Croft SL (1994). “Aminosidine ointments for the treatment of experimental cutaneous leishmaniasis”. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene. 88 (2): 223–5. doi:10.1016/0035-9203(94)90307-7. PMID 8036682.
  4. ^ a b c Davidson RN, den Boer M, Ritmeijer K (2008). “Paromomycin”. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene. 103 (7): 653–60. doi:10.1016/j.trstmh.2008.09.008. PMID 18947845.
  5. ^ a b “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 54. ISBN 9781284057560.