Phát triển phần mềm
Phát triển phần mềm là việc chuyển nhu cầu của người dùng hoặc mục tiêu tiếp thị thành một sản phẩm phần mềm.[1][2] Phát triển phần mềm đôi khi được hiểu là sự bao gồm các quá trình của kỹ nghệ phần mềm cộng với sự nghiên cứu và các mục tiêu tiếp thị phần mềm để phát triển những sản phẩm phần mềm máy tính.[3] Nó tương phản với tiếp thị phần mềm, vì nó có thể có hoặc không liên quan tới phát triển sản phẩm mới.
Thường thì khó để phân định được giữa kỹ thuật và tiếp thị, cái nào đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thành bại của một sản phẩm phần mềm bằng cách đánh giá sự thỏa mãn mong đợi của người dùng. Đó là lý do tại sao việc hiểu rằng cả hai quá trình và/hoặc sự hợp tác hiệu quả giữa cả kỹ thuật và tiếp thị trong toàn bộ quá trình phát triển phần mềm, là rất quan trọng. Sự quan tâm về mặt kỹ thuật lẫn tiếp thị thường được xem xét một cách cân bằng bởi giám đốc dự án.
Vấn đề tiếp thị còn được gọi là phân tích yêu cầu phần mềm.[4] Vì phát triển phần mềm có thể bao gồm việc thỏa hiệp hay vượt ra ngoài yêu cầu của người dùng cuối, nên một dự án phát triển phần mềm phải thực hiện những công việc thường không dính dáng đến kỹ thuật như nghiên cứu thị trường, nguồn nhân lực, quản lý rủi ro, sở hữu trí tuệ, ngân quỹ, quản lý khủng hoảng, v.v... Những công việc này sẽ đóng vai trò là sự phát triển kinh doanh đi kèm với phát triển phần mềm.
Trong cuốn sách "Những tranh cãi phần mềm vĩ đại", Alan M. Davis đã nói trong chương "Requirements" (các yêu cầu), phần "The Missing Piece of Software Development" (Những mảnh còn thiếu của Phát triển phần mềm):
“ | Những sinh viên kỹ thuật chỉ học về kỹ thuật và hiếm khi được rờ tới những thứ như tài chính hay tiếp thị. Sinh viên ngành tiếp thị thì chỉ học về tiếp thị mà hiếm khi rớ tới tài chính hay kỹ thuật. Phần lớn trong chúng ta chỉ là những chuyên gia trong chỉ một lĩnh vực. Để làm rắc rối thêm vấn đề, một vài người chúng ta tìm kiếm những người đa ngành trong lực lượng lao động, cực kỳ khó kiếm. Còn nữa, việc lên kế hoạch cho sản phẩm phần mềm là tối quan trọng sự thành công của sự phát triển và một đòi hỏi vô điều kiện về kiến thức thuộc nhiều ngành khác nhau.[5] | ” |
Xem thêm
sửaChú thích
sửa- ^ Birrell, N.D. (1985). A Practical Handbook for Software Development. Cambridge University Press. ISBN 0-521-25462-0.
- ^ DRM Associates (2002). “New Product Development Glossary”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2006.
- ^ Jim McCarthy. "Dynamics of Software Development" (ngày 1 tháng 8 năm 1995), pp:10-30
- ^ Won Kim: "On Assuring Software Quality and Curbing Software Development Cost", in Journal of Object Technology, vol. 5, no. 6, July-August 2006, các trang 35-42 http://www.jot.fm/issues/issue_2006_07/column5
- ^ Alan M. Davis. Great Software Debates (ngày 8 tháng 10 năm 2004), pp:125-128 Wiley-IEEE Computer Society Press
Tham khảo
sửaSửa đổi phần mềm
Đọc thêm
sửa- Luke Hohmann. "Beyond Software Architecture: Creating and Sustaining Winning Solutions" (ngày 30 tháng 1 năm 2003)
- Jim McCarthy. "Dynamics of Software Development" (ngày 1 tháng 8 năm 1995), pp:10-30
- Robert K. Wysocki. "Effective Software Project Management" (ngày 27 tháng 3 năm 2006), pp:72-75
- PhD, CISM, John Rittinghouse. "Managing Software Deliverables: A Software Development Management Methodology" (ngày 12 tháng 11 năm 2003)
- Dan Conde. "Software Product Management: Managing Software Development from Idea to Product to Marketing to Sales" (ngày 1 tháng 9 năm 2002), pp:24-29
- Edward Hasted. "Software That Sells: A Practical Guide to Developing and Marketing Your Software Project" (ngày 10 tháng 6 năm 2005)
- A. M. Davis, "Just enough requirements management: where software development meets marketing" (ngày 30 tháng 5 năm 2005)
- John W. Horch, "Two Orientations On How To Work With Objects," IEEE Software, vol. 12, no. 2, các trang 117–118, Mar., 1995.
- Karl E. Wiegers, "More About Software Requirements: Thorny Issues and Practical Advice" (ngày 20 tháng 12 năm 2005)