Phép thử Turing là một bài kiểm tra khả năng trí tuệ của máy tính. Phép thử như sau: một người chơi thực hiện một cuộc thảo luận bằng ngôn ngữ tự nhiên với một con người và một máy tính, cả hai đều cố gắng chứng tỏ mình là con người. Ba bên tham gia phép thử được cách ly với nhau. Nếu người chơi không thể nhận ra máy tính không phải là con người, máy tính đó vượt qua phép thử. Vì bài kiểm tra có mục đích là thử khả năng trí tuệ của máy tính mà không phải là khả năng nghe âm thanh, cuộc thảo luận hạn chế trong một kênh văn bản như một bàn phím và màn hình.[2]

Mô hình chuẩn của phép thử Turing, trong đó người chơi C, đóng vai trò người chất vấn, có nhiệm vụ xác định người chơi A và B, bên nào là máy tính, bên nào là con người bằng cách đặt các câu hỏi và nhận câu trả lời từ A và B.Hình ảnh từ Saygin, 2000.[1]

Phép thử được đưa ra năm 1950 bởi Alan Turing trong bài viết Máy tính và trí tuệ, bắt đầu bằng:"Tôi đề nghị xem xét câu hỏi, 'Máy tính có thể suy nghĩ không?'" Cho rằng "suy nghĩ" là một khái niệm khó định nghĩa, Turing chọn "thay thế câu hỏi này bằng một câu hỏi khác, liên quan chặt chẽ đến câu hỏi trên và rõ ràng hơn". Câu hỏi mới của Turing là: "Có một máy tính tưởng tượng nào có thể vượt qua [phép thử Turing]"?[3] Ông tin rằng câu hỏi này hoàn toàn có thể trả lời. Và trong phần còn lại của bài báo, Turing lập luận chống lại những ý kiến phản đối về việc "máy tính có thể suy nghĩ".

Đơn giản

sửa

Triết học tinh thần, tâm lý học, và thần kinh học hiện đại đều bất lực trước việc cung cấp một định nghĩa chính xác cho "trí tuệ" và "tư duy" để có thể áp dụng trên máy tính. Không có những định nghĩa đó, những câu hỏi cơ bản trong triết học về trí tuệ nhân tạo không thể trả lời được. Phép thử Turing mặc dù không hoàn hảo, ít nhất đã cung cấp một phương pháp để đo lường. Và như vậy, nó là một giải pháp thực tế cho một câu hỏi triết học khó khăn.

Nhược điểm của phép thử

sửa

Phép thử Turing dựa trên giả thiết rằng người ta có thể đánh giá tính "thông minh" của máy tính bằng cách so sánh hành vi của nó với hành vi của con người. Câu hỏi đặt ra là: kết quả của phép thử có thể phản ánh thực tế, trong khi chỉ xem xét tới hành vi và so sánh với hành vi con người? Vì lý do này và những lý do khác, các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đã đặt câu hỏi về tính hữu dụng của phép thử. Trong thực tế, kết quả của thử nghiệm có thể dễ dàng bị chi phối không phải bởi tính thông minh của máy tính, mà do kỹ năng, thái độ hoặc sự ngây thơ của người hỏi

Các phiên bản của phép thử Turing

sửa

Trò chơi bắt chước

sửa

Bản gốc của Turing mô tả một trò chơi đơn giản liên quan đến ba người chơi. Người chơi A là một người đàn ông, người chơi B là một người phụ nữ và người chơi C (người đóng vai trò của người hỏi) là một người có giới tính khác. Trong trò chơi bắt chước, người chơi C không thể nhìn thấy hai người chơi A hoặc người chơi B, và có thể giao tiếp với họ chỉ thông qua ghi chép bằng văn bản. Bằng việc nêu những câu hỏi cho người chơi A và người chơi B, người chơi C cố gắng để xác định một trong hai ai là đàn ông ai là phụ nữ. Vai trò của người chơi A là để lừa người hỏi đưa ra các quyết định sai lầm, trong khi người chơi B cố gắng để giúp người hỏi đưa ra quyết định đúng.

Chú thích

sửa
  1. ^ Saygin 2000
  2. ^ (Turing 1950, tr. 433)
  3. ^ (Turing 1950, tr. 442)

Sách

sửa

Liên kết ngoài

sửa
  • Wiki News: "Talk:Computer professionals celebrate 10th birthday of A.L.I.C.E."