Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược

Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược (RT-PCR) (tiếng Anh: Reverse transcription polymerase chain reaction) là một kỹ thuật trong phòng thí nghiệm kết hợp giữa sao chép ngược (phiên mã ngược) RNA thành DNA (trong bối cảnh này được gọi là DNA bổ sung hoặc cDNA) và khuếch đại các mục tiêu DNA cụ thể bằng phản ứng chuỗi polymerase (PCR).[1] Nó chủ yếu được sử dụng để đo lượng RNA cụ thể. Điều này đạt được bằng cách theo dõi phản ứng khuếch đại bằng huỳnh quang, một kỹ thuật gọi là PCR thời gian thực, còn gọi là PCR định lượng (qPCR). Phương pháp kết hợp RT-PCR và qPCR với nhau thường được sử dụng để phân tích biểu hiện gen và định lượng RNA của virus trong các nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng.

RT-PCR
Đầu dò Taqman

Sự kết hợp chặt chẽ giữa RT-PCR và qPCR đã dẫn đến việc sử dụng một cách hoán dụ thuật ngữ qPCR với nghĩa là RT-PCR. Việc sử dụng như vậy có thể gây nhầm lẫn,[2] vì RT-PCR có thể được sử dụng mà không cần đến qPCR, ví dụ để cho phép nhân bản phân tử, giải trình tự gen hoặc phát hiện RNA đơn giản. Ngược lại, qPCR có thể được sử dụng mà không cần đến RT-PCR, ví dụ để định lượng số lượng bản sao của một đoạn DNA cụ thể.

Danh pháp sửa

 
RT-PCR một bước so sánh với RT-PCR hai bước

Kỹ thuật RT-PCR và qPCR sử dụng kết hợp với nhau được gọi là RT-PCR định lượng[3] hoặc RT-PCR thời gian thực[4] (đôi khi cũng được gọi là RT-PCR định lượng thời gian thực),[5] thường được viết tắt là qRT-PCR,[6] RT-qPCR,[7] hoặc rRT-PCR.[8] Để tránh nhầm lẫn, các chữ viết tắt sau sẽ được sử dụng nhất quán:

Kỹ thuật Chữ viết tắt
Phản ứng chuỗi polymerase PCR
Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược RT-PCR
Phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase thời gian thực qPCR
Kỹ thuật kết hợp RT-PCR/qPCR qRT-PCR

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Freeman WM, Walker SJ, Vrana KE (tháng 1 năm 1999). “Quantitative RT-PCR: pitfalls and potential”. BioTechniques. 26 (1): 112–22, 124–5. doi:10.2144/99261rv01. PMID 9894600.
  2. ^ Mackay, Ian (2007). Real-time PCR in Microbiology: From Diagnosis to Characterization. Norfolk, England: Caister Academic Press. tr. 440. ISBN 978-1-904455-18-9.
  3. ^ Joyce C (2002). Quantitative RT-PCR. A review of current methodologies. Methods Mol. Biol. 193. tr. 83–92. doi:10.1385/1-59259-283-X:083. ISBN 978-1-59259-283-8. PMID 12325527.
  4. ^ Kang XP, Jiang T, Li YQ, và đồng nghiệp (2010). “A duplex real-time RT-PCR assay for detecting H5N1 avian influenza virus and pandemic H1N1 influenza virus”. Virol. J. 7: 113. doi:10.1186/1743-422X-7-113. PMC 2892456. PMID 20515509.
  5. ^ Bustin SA, Benes V, Nolan T, Pfaffl MW (tháng 6 năm 2005). “Quantitative real-time RT-PCR--a perspective”. J. Mol. Endocrinol. 34 (3): 597–601. CiteSeerX 10.1.1.528.6638. doi:10.1677/jme.1.01755. PMID 15956331.
  6. ^ Varkonyi-Gasic E, Hellens RP (2010). qRT-PCR of Small RNAs. Methods Mol. Biol. Methods in Molecular Biology. 631. tr. 109–22. doi:10.1007/978-1-60761-646-7_10. ISBN 978-1-60761-645-0. PMID 20204872.
  7. ^ Taylor S, Wakem M, Dijkman G, Alsarraj M, Nguyen M (tháng 4 năm 2010). “A practical approach to RT-qPCR-Publishing data that conform to the MIQE guidelines”. Methods. 50 (4): S1–5. doi:10.1016/j.ymeth.2010.01.005. PMID 20215014.
  8. ^ Spackman E, Senne DA, Myers TJ, và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2002). “Development of a real-time reverse transcriptase PCR assay for type A influenza virus and the avian H5 and H7 hemagglutinin subtypes”. J. Clin. Microbiol. 40 (9): 3256–60. doi:10.1128/jcm.40.9.3256-3260.2002. PMC 130722. PMID 12202562.

Liên kết ngoài sửa