Pinăng Tắc (1910-1977), là một chiến sĩ cách mạng người Raglai có nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ tại tỉnh Ninh Thuận. Ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân vào tháng 05 năm 1965. Ông nổi tiếng với bẫy đá Pinăng Tắc huyền thoại, tiêu diệt sinh lực địch vô số bằng địa hình rừng núi Bác Ái hiểm trở.

Pinăng Tắc
Chân dung anh hùng Pinăng Tắc
Chức vụ
Thông tin chung
Danh hiệuAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (1965) Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Chiến sĩ Giải phóng.
Quốc tịchViệt Nam Việt Nam
Sinh1910
Xã Phước Bình, Huyện Bác Ái, Tỉnh Ninh Thuận
Mất1977
Dân tộcRaglai
Tôn giáoKhông
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Giải thưởngChiến sĩ Giải phóng hạng nhất, hạng nhì và hạng ba

Hiện nay tại thành phố Phan Rang có con đường mang tên ông. Và có trường PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ PINĂNG TẮC tại địa bàn huyện Bác Ái.

Tập tin:Logo trường PTDTNT Pinăng Tắc.jpg
Logo Trường PTDTNT Pinăng Tắc - Do Nguyễn Hồ Thiện Nhân thiết kế

Sinh trưởng sửa

Pinăng Tắc sinh năm 1910, tại một vùng núi rừng mà ngày nay thuộc xã Phước Thành, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận,[1] trong một dòng họ lớn thuộc người Raglai. Ngoài việc tham gia cách mạng, ông còn huy động gia tộc của mình giúp đỡ cách mạng: "Ngoài công tác chung, đồng chí còn vận động gia đình mình tích cực tham gia kháng chiến; trong 3 năm từ 1961-1963, chỉ tính riêng gia đình đồng chí, cũng đã vót đ­ược 90.000 cây chông, có đư­ợc 130 giạ bắp (ủng hộ kháng chiến); nuôi giấu nhiều cán bộ cách mạng; vận động 18 thanh niên đi bộ đội, trong đó có... 2 ngư­ời con của ông!".

Làm cách mạng sửa

Pinăng Tắc tham gia cách mạng từ năm 1946[2], sau Hiệp định Genève, chính quyền Ngô Đình Diệm đã dồn dân các xã của huyện Bác Ái về hai khu tập trung B'Râu và Cà Rôm thuộc quận Du Long (nay là huyện Ninh Hải) để nhằm thực hiện chính sách tách lực lượng cộng sản ra khỏi quần chúng. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy, ông Pinăng Tắc - lúc bấy giờ đang là du kích xã - đã xây dựng được hai cơ sở bí mật và mạnh dạn đề nghị với tổ chức vận động đồng bào vùng lên phá khu tập trung. Sau đó, tháng 02 năm 1959, ông đã chỉ huy phá khu tập trung gom dân Bà Râu, Tầm Ngân và đưa bà con về vùng núi Phước Bình cùng chung lưng đấu cật chống lại kẻ thù và tên tuổi của ông gắn liền với Bãy đá Pinăng Tắc cũng bắt đầu từ đây.

Ngày 10 tháng 08 năm 1961, ông cùng các đồng chí và nhân dân xã Phước Bình, Bác Ái tổ chức trận địa phục kích bằng bẫy đá tiêu diệt hơn 100 tên địch, được biết đến như là trận Bẫy đá Pinăng Tắc. Địa điểm này ngay nay đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử kháng chiến.

Vinh danh sửa

Ông được Nhà nước CHXHCN Việt Nam trao tặng nhiều huy chương cao quý, đặc biệt là danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân năm 1965.

Tại Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Ninh Thuận có một con phố mang tên ông, đường Pinăng Tắc.

Hiện nay tại huyện Bác Ái, Ninh Thuận có một ngôi trường mang tên ông: Trường Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú Pinăng Tắc.

Đọc thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Theo tư liệu của Bộ CHQS tỉnh Thuận Hải (từ năm 1976 đến 1992 hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận sáp nhập gọi là Thuận Hải)
  2. ^ “NTO”. Báo Ninh Thuận. Truy cập 4 tháng 10 năm 2015.