Quần vợt tại Thế vận hội Mùa hè 2020

Môn quần vợt tại Thế vận hội Mùa hè 2020 diễn ra từ ngày 24 tháng 7 đến ngày 1 tháng 8 năm 2021 tại Ariake Tennis ParkTokyo.

Quần vợt
tại Thế vận hội lần thứ XXXII
Tập tin:Tennis, Tokyo 2020.svg
Địa điểmAriake Tennis Park
Thời gian24 tháng 7 – 1 tháng 8 năm 2021
Số nội dung5
Số VĐV191 từ 42 quốc gia
← 2016
2024 →
Quần vợt tại Thế vận hội Mùa hè 2020
Lần thứ18
Mặt sânCứng
Các nhà vô địch
Đơn nam
 Alexander Zverev (GER)
Đơn nữ
 Belinda Bencic (SUI)
Đôi nam
 Nikola Mektić & Mate Pavić (CRO)
Đôi nữ
 Barbora Krejčíková & Kateřina Siniaková (CZE)
Đôi nam nữ
Anastasia Pavlyuchenkova & Andrey Rublev (ROC)
← 2016 · Thế vận hội Mùa hè · 2024 →
Ariake Tennis Park

Cuộc thi có tổng cộng 191 tay vợt thi đấu ở năm nội dung: đơn và đôi dành cho cả nam và nữ cũng như sự trở lại của đôi nam nữ lần thứ ba liên tiếp. Mặt sân cứng tại Thế vận hội Tokyo 2020 được công bố là DecoTurf, được chọn bởi Ban Tổ chức Tokyo. Điều này đánh dấu lần thứ năm mặt sân này được sử dụng cho Thế vận hội.[1]

Lần đầu tiên kể từ sau năm 1920, Hoa Kỳ không giành được một huy chương ở môn quần vợt Thế vận hội.[2]

Vòng loại sửa

Để đủ điều kiện, một tay vợt phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định liên quan đến việc thi đấu trong các đội ở Davis Cup hoặc Billie Jean King Cup. Vòng loại nội dung đơn được dựa chủ yếu vào bảng xếp hạng thế giới vào ngày 14 tháng 6 năm 2021, với 56 tay vợt ở mỗi nội dung nam và nữ (giới hạn bốn tay vợt cùng một Ủy ban Olympic quốc gia (NOC)). Sáu trong số tám suất còn lại sẽ được phân bổ bởi lục địa cho các NOC không có vòng loại khác. Hai suất cuối cùng được dành riêng, một cho quốc gia chủ nhà và một cho một huy chương vàng Olympic trước đó hoặc vô địch Grand Slam.[3][4] Trong nội dung đôi nam và đôi nữ, 32 đội được tham gia thi đấu. Tối đa 10 suất được dành cho tay vợt trong top 10 của bảng xếp hạng đôi, người mà được phép chọn bất kỳ tay vợt nào khác trong cùng một NOC xếp hạng trong top 300 ở cả đơn hoặc đôi. Các suất còn lại được phân bổ theo bảng xếp hạng kết hợp, với ưu tiên dành cho tay vợt đơn khi đạt đủ tổng điểm hạn ngạch.[5] Một đội sẽ được dành cho quốc gia chủ nhà nếu không có đội nào đủ điều kiện.[3] Không có suất hạn ngạch cho nội dung đôi nam nữ; thay vào đó, tất cả các đội sẽ bao gồm các tay vợt đã tham dự ở nội dung đơn hoặc đôi. 15 đội xếp hạng kết hợp hàng đầu và quốc gia chủ nhà đủ điều kiện.[3][6]

Andy Murray của Anh Quốc là đương kim vô địch ở nội dung đơn nam, nhưng rút lui trước trận đấu vòng 1 do căng cơ tứ đầu.[7] Monica Puig của Puerto Rico là đương kim vô địch ở nội dung đơn nữ, nhưng không bảo vệ danh hiệu.[8]

Thể thức thi đấu sửa

Thể thức thi đấu tại Thế vận hội Tokyo 2020 là giải đấu loại trực tiếp với nội dung đơn nam và nữ có 64 tay vợt.[4] Sẽ có sáu vòng ở đơn, năm vòng ở đôi (32 cặp), và bốn vòng ở đôi nam nữ (16 cặp). Các tay vợt vào vòng bán kết sẽ có cơ hội giành được huy chương, thua ở vòng bán kết sẽ tranh huy chương đồng. Tất cả các trận đấu đơn sẽ diễn ra theo thể thức đánh ba thắng hai với loạt tiebreak (7 điểm) được áp dụng ở mọi set bao gồm cả set cuối ở nội dung đơn. Ở tất cả các trận đấu đôi loạt tiebreak (10 điểm) sẽ được áp dụng thay vì set 3.[9][10][11]

Lịch thi đấu sửa

Ngày 24 tháng 7 25 tháng 7 26 tháng 7 27 tháng 7 28 tháng 7 29 tháng 7 30 tháng 7 31 tháng 7 1 tháng 8
Ngày Thứ Bảy Chủ Nhật Thứ Hai Thứ Ba Thứ Tư Thứ Năm Thứ Sáu Thứ Bảy Chủ Nhật
Giờ bắt đầu 11:00 11:00 11:00 11:00 11:00 15:00 15:00 15:00 15:00
Đơn nam Vòng 1/64 Vòng 1/32 Vòng 1/16 Tứ kết Bán kết HC Đồng Chung kết
Đơn nữ Vòng 1/32 Vòng 1/16 Tứ kết Bán kết HCĐ/Chung kết
Đôi nam Vòng 1/32 Vòng 1/16 Tứ kết Bán kết HCĐ/Chung kết
Đôi nữ Tứ kết Bán kết HC Đồng Chung kết
Đôi nam nữ Vòng 1/16 Tứ kết Bán kết HC Đồng Chung kết

Các quốc gia tham dự sửa

Huy chương sửa

Bảng xếp hạng sửa

HạngNOCVàngBạcĐồngTổng số
1  Ủy ban Olympic Nga1203
2  Cộng hòa Séc1102
  Thụy Sĩ1102
  Croatia1102
5  Đức1001
6  Tây Ban Nha0011
  Úc0011
  New Zealand0011
  Ukraina0011
  Brasil0011
Tổng số (10 đơn vị)55515

Nội dung sửa

Event Vàng Bạc Đồng
Đơn nam
chi tiết
Alexander Zverev
  Đức
Karen Khachanov
  Ủy ban Olympic Nga
Pablo Carreño Busta
  Tây Ban Nha
Đôi nam
chi tiết
  Croatia
Nikola Mektić
Mate Pavić
  Croatia
Marin Čilić
Ivan Dodig
  New Zealand
Marcus Daniell
Michael Venus
Đơn nữ
chi tiết
Belinda Bencic
  Thụy Sĩ
Markéta Vondroušová
  Cộng hòa Séc
Elina Svitolina
  Ukraina
Đôi nữ
chi tiết
  Cộng hòa Séc
Barbora Krejčíková
Kateřina Siniaková
  Thụy Sĩ
Belinda Bencic
Viktorija Golubic
  Brasil
Laura Pigossi
Luisa Stefani
Đôi nam nữ
chi tiết
  Ủy ban Olympic Nga
Anastasia Pavlyuchenkova
Andrey Rublev
  Ủy ban Olympic Nga
Elena Vesnina
Aslan Karatsev
  Úc
Ashleigh Barty
John Peers

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “DecoTurf® Chosen for Tennis Courts at the 2020 Olympics in Tokyo”. www.businesswire.com (bằng tiếng Anh). ngày 1 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ U.S. leaves Tokyo without an Olympic tennis medal for first time in 101 years
  3. ^ a b c “Tokyo 2020 – ITF Tennis Qualification System” (PDF). ITF. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  4. ^ a b “ITF announce qualification process for Tokyo 2020 Olympics”.
  5. ^ “Kim Clijsters Will Need Wildcard To Participate in Olympics 2020 | Olympics 2020” (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2020.
  6. ^ “2021 Tokyo Olympics Live Stream Reddit Free” (bằng tiếng Anh). ngày 16 tháng 4 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2021.
  7. ^ “Andy Murray withdraws from Tokyo Olympics singles tennis tournament, remains in doubles”. ngày 25 tháng 7 năm 2021.
  8. ^ “Monica Puig, surprise Rio Olympic tennis champion, to miss Tokyo Games”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  9. ^ “Olympic men's final down to three sets” – qua www.bbc.co.uk.
  10. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.
  11. ^ “Tennis”. Tokyo 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2021.

Liên kết ngoài sửa