Răng
Răng là cấu trúc cứng, vôi hoá nằm trên hàm của nhiều động vật có dây sống, dùng để nghiền nhỏ thức ăn. Một số động vật, nhất là những loài ăn thịt, còn dùng răng để làm bị thương con mồi hay tự vệ. Nướu phủ quanh chân răng. Răng không làm từ xương, mà từ những lớp mô có nhiều độ đặc, cứng khác nhau.

Cấu trúc răng tổng thể ở mọi động vật có dây sống nói chung là tương tự nhau, dù vẫn có sự đa dạng nhất định về hình dáng và vị trí răng. Răng động vật có vú, một số loài cá, và cá sấu, có chân cắm sâu. Ngược lại, ở hầu hết cá xương thật, răng gắn vào bề mặt ngoài của xương. Ở cá sụn, chẳng hạn cá mập, nhờ dây chằng, răng gắn vào vành sụn tạo nên hàm.[1]
Một số động vật chỉ có một bộ răng, trong khi số khác có nhiều bộ. Cá mập mọc răng mới mỗi hai tuần để thay thế răng đã mòn. Răng cửa của các loài gặm nhấm mọc dài và được mài mòn liên tục, giúp giữ ổn định một độ dài. Nhiều gặm nhấm (như chuột đồng, chuột lang) và cả thỏ có răng cửa lẫn răng hàm mọc dài liên tục.[2][3]
Sự hình thành phát triển răng ngườiSửa đổi
Trên cơ thể con người, hệ răng là cơ quan đặc biệt có thời gian hình thành dài nhất. Mầm răng được hình thành ngay khi chúng ta còn là phôi thai, ở tuần thứ 6-8 trong bào thai là giai đoạn xuất hiện của mầm răng sữa. Đến tháng khoảng thứ 3-5 dần mầm răng vĩnh viễn cũng hình thành. Nhưng đến năm 17 – 25 tuổi, hệ răng mới hoàn toàn đạt được hình thể sau cùng. Trong quá trình đó, thứ tự mọc răng sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn mầm: Hình thành từ những tế bào biểu mô, ít thay đổi về hình thể và chức năng.
- Giai đoạn mũ: Mầm trong giai đoạn này bắt đầu tăng sinh, hình thành túi răng và tổ chức quanh răng. Số lượng những mạch máu trong nhú răng gia tăng.
- Giai đoạn hình chuông: Mầm răng phát triển liên tục, mô tự biến đổi hình thể tọa nên những hình thái riêng biệt. Đến một giai đoạn thích hợp răng bắt đầu nhú và hoàn tất quá trình hình thành thân răng.
Thứ tự mọc răng – Những điều cần biếtSửa đổi
Thời gian mọc răngSửa đổi
Mầm răng sau khi tăng sinh trong ổ răng, đến độ tuổi thích hợp răng cách biệt hoàn toàn mô trồi lên khỏi niêm mạc, răng bắt đầu mọc và hình thành chân răng hoàn thiện.
RĂNG | ĐỘ MỌC RĂNG SỮA |
4 Răng cửa giữa | 6 – 12 tháng tuổi |
4 Răng cửa bên | 9 – 16 tháng tuổi |
4 Răng nanh sữa | 16 – 23 tháng tuổi |
4 Răng hàm (răng cối) sữa thứ nhất | 13 – 19 tháng tuổi |
4 Răng hàm sữa thứ hai | 23 – 33 tháng tuổi |
Chú thíchSửa đổi
- ^ Romer, Alfred Sherwood; Parsons, Thomas S. (1977). The Vertebrate Body. Philadelphia, PA: Holt-Saunders International. tr. 300–310. ISBN 978-0-03-910284-5.
- ^ Tummers M, Thesleff I (tháng 3 năm 2003). “Root or crown: a developmental choice orchestrated by the differential regulation of the epithelial stem cell niche in the tooth of two rodent species”. Development. 130 (6): 1049–57. doi:10.1242/dev.00332. PMID 12571097.
- ^ Hunt AM (1959). “A description of the molar teeth and investing tissues of normal guinea pigs”. J. Dent. Res. 38 (2): 216–31. doi:10.1177/00220345590380020301. PMID 13641521.