Sao Regulus, cũng được đặt ký hiệu là Alpha Leonis (α Leonis, viết tắt là Alpha Leo, α Leo), là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Sư Tử và là một trong những ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm, nằm cách Mặt trời xấp xỉ 79 năm ánh sáng. Sao Regulus là một hệ sao bao gồm bốn ngôi sao được sắp xếp thành hai cặp. Sao đôi Regulus A bao gồm một ngôi sao dãy chính có màu trắng xanh và bạn đồng hành của nó, hiện tại vẫn chưa được quan sát trực tiếp, nhưng có lẽ là một sao lùn trắng.[5] Ở vị trí xa hơn là B, C và D, là những ngôi sao dãy chính mờ.

Regulus

Vị trí của sao Regulus trong chòm sao Sư Tử
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000      Xuân phân J2000
Chòm sao Sư Tử
Xích kinh A: 10h 08m 22.311s[1]
BC: 10h 08m 12.8/14s[2]
Xích vĩ A: +11° 58′ 01.95″[1]
BC: +11° 59′ 48″[2]
Cấp sao biểu kiến (V) 1.40[3]/8.13[4]/13.50[4]
Các đặc trưng
Giai đoạn tiến hóaDãy chính
Kiểu quang phổB8 IVn[3] + K2 V[5] + M4 V[5]
Chỉ mục màu U-B–0.36/+0.51[6]
Chỉ mục màu B-V–0.11/+0.86[6]
Kiểu biến quangNghi ngờ[7]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+5.9/+6.3[8] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: -248.73 ± 0.35[1] mas/năm
Dec.: 5.59 ± 0.21[1] mas/năm
Thị sai (π)41.13 ± 0.35[1] mas
Khoảng cách79.3 ± 0.7 ly
(24.3 ± 0.2 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)–0.57[9]/6.3/11.6
Chi tiết
α Leo A
Khối lượng3.8[10] M
Bán kính3.092 ± 0.147[3] R
Độ sáng288[10] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)3.54 ± 0.09[11] cgs
Nhiệt độ12,460 ± 200[10] K
Tốc độ tự quay (v sin i)347[12] km/s
Tuổi≳1[13] Gyr
α Leo B/C
Khối lượng0.8[14]/0.3[4] M
Bán kính0.5[cần dẫn nguồn]/? R
Độ sáng0.50[14]/? L
Hấp dẫn bề mặt (log g)4.4[14]/? cgs
Nhiệt độ4885[14]/? K
Tên gọi khác
Alpha Leonis, 32 Leo, Cor Leonis, Aminous Basilicus, Lion’s Heart, Rex, Kalb al Asad, Kabeleced, FK5 380, GCTP 2384.00, GJ 9316, HIP 49669, HR 3982.
α Leo A: BD+12 2149, HD 87901, LTT 12716, SAO 98967.
α Leo B/C: BD+12 2147, HD 87884, LTT 12714, SAO 98966.
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu
Ảnh chụp sao Regulus qua kính thiên văn.
Minh hoạ sao Regulus trên Celestia.

Hệ thống sửa

Regulus là một hệ sao bao gồm ít nhất bốn ngôi sao. Regulus A là ngôi sao trội nhất, với một sao đôi cách 177" được cho là có liên quan về mặt vật lý. Regulus D là một ngôi sao đồng hành có độ sáng thứ 12 ở 212", có chung chuyển động với các ngôi sao còn lại.[15]

Regulus A là một sao đôi bao gồm một ngôi sao dãy chính màu xanh trắng có loại quang phổ B7V, được quay quanh bởi một ngôi sao có khối lượng ít nhất bằng 0,3 lần Mặt trời, có khả năng là một sao lùn trắng. Hai ngôi sao này mất xấp xỉ 40 ngày để quay quanh trung tâm khối lượng chung của chúng. Regulus A từ lâu được cho rằng là một ngôi sao khá trẻ, chỉ 50 – 100 triệu năm, được tính toán bằng cách so sánh nhiệt độ, độ sáng và khối lượng của nó. Sự tồn tại của một ngôi sao lùn trắng đồng hành có nghĩa là hệ thống này ít nhất đã 1.000 triệu năm tuổi, mới chỉ là tính tới sự hình thành của ngôi sao lùn trắng. Việc không có một con số thống nhất cho tuổi thọ của ngôi sao này có thể là do trước đây từng có sự kiện chuyển khối lượng sang cho ngôi sao Regulus A khi đó nhỏ hơn bây giờ.

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e van Leeuwen, F. (2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653–664. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357. Vizier catalog entry
  2. ^ a b Høg, E.; Fabricius, C.; Makarov, V. V.; Urban, S.; Corbin, T.; Wycoff, G.; Bastian, U.; Schwekendiek, P.; Wicenec, A. (2000). “The Tycho-2 catalogue of the 2.5 million brightest stars”. Astronomy and Astrophysics. 355: L27. Bibcode:2000A&A...355L..27H. doi:10.1888/0333750888/2862. ISBN 0333750888.
  3. ^ a b c van Belle, Gerard T.; von Braun, Kaspar (2009). “Directly Determined Linear Radii and Effective Temperatures of Exoplanet Host Stars”. The Astrophysical Journal. 694 (2): 1085–1098. arXiv:0901.1206. Bibcode:2009ApJ...694.1085V. doi:10.1088/0004-637X/694/2/1085.
  4. ^ a b c Tokovinin, A. A. (1997). “MSC – a catalogue of physical multiple stars”. Astronomy and Astrophysics Supplement Series. 124: 75–84. Bibcode:1997A&AS..124...75T. doi:10.1051/aas:1997181.
  5. ^ a b c Gies, D.R.; Dieterich, S.; Richardson, N. D.; Riedel, A. R.; Team, B. L.; McAlister, H. A.; Bagnuolo, Jr., W. G.; Grundstrom, E. D.; Štefl, S.; Rivinius, Th.; Baade, D.; và đồng nghiệp (2008). “A Spectroscopic Orbit for Regulus”. The Astrophysical Journal. 682 (2): L117–L120. arXiv:0806.3473. Bibcode:2008ApJ...682L.117G. doi:10.1086/591148.
  6. ^ a b Ducati, J. R. (2002). “VizieR Online Data Catalog: Catalogue of Stellar Photometry in Johnson's 11-color system”. CDS/ADC Collection of Electronic Catalogues. 2237: 0. Bibcode:2002yCat.2237....0D.
  7. ^ Samus, N. N.; Durlevich, O. V.; và đồng nghiệp (2009). “VizieR Online Data Catalog: General Catalogue of Variable Stars (Samus+ 2007–2013)”. VizieR On-line Data Catalog: B/gcvs. Originally published in: 2009yCat....102025S. 1: 02025. Bibcode:2009yCat....102025S.
  8. ^ Evans, D. S. (1967). “The Revision of the General Catalogue of Radial Velocities”. Determination of Radial Velocities and their Applications. 30: 57. Bibcode:1967IAUS...30...57E.
  9. ^ Anderson, E.; Francis, Ch. (2012), “XHIP: An extended hipparcos compilation”, Astronomy Letters, 38 (5): 331, arXiv:1108.4971, Bibcode:2012AstL...38..331A, doi:10.1134/S1063773712050015.
  10. ^ a b c Malagnini, M. L.; Morossi, C. (tháng 11 năm 1990), “Accurate absolute luminosities, effective temperatures, radii, masses and surface gravities for a selected sample of field stars”, Astronomy and Astrophysics Supplement Series, 85 (3): 1015–1019, Bibcode:1990A&AS...85.1015M.
  11. ^ Fitzpatrick, E. L.; Massa, D. (tháng 3 năm 2005), “Determining the Physical Properties of the B Stars. II. Calibration of Synthetic Photometry”, The Astronomical Journal, 129 (3): 1642–1662, arXiv:astro-ph/0412542, Bibcode:2005AJ....129.1642F, doi:10.1086/427855.
  12. ^ Zorec, J.; Royer, F. (tháng 1 năm 2012), “Determining the Physical Properties of the B Stars. II. Calibration of Synthetic Photometry”, Astronomy & Astrophysics, 537: A120, arXiv:1201.2052, Bibcode:2012A&A...537A.120Z, doi:10.1051/0004-6361/201117691.
  13. ^ Rappaport, S.; Podsiadlowski, Ph.; Horev, I. (2009). “The Past and Future History of Regulus”. The Astrophysical Journal. 698 (1): 666–675. arXiv:0904.0395. Bibcode:2009ApJ...698..666R. doi:10.1088/0004-637X/698/1/666. S2CID 15519189.
  14. ^ a b c d Martin, E. L.; Magazzu, A.; Rebolo, R. (1992). “On the post-T-Tauri nature of late-type visual companions to B-type stars”. Astronomy and Astrophysics. 257: 186. Bibcode:1992A&A...257..186M.
  15. ^ . doi:10.1086/323920. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp); |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)|tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)

Liên kết ngoài sửa

Tọa độ:   10h 08m 22.3s, +11° 58′ 02″