Richard III, Công tước xứ Normandy

Richard III (997/1001 - 6 tháng 8 năm 1027) là nhà cai trị thứ 5 của Công quốc Normandy, tại vị từ tháng 08/1026 đến khi qua đời vào tháng 08/1027. Triều đại của ông chỉ kéo dài vỏn vẹn 1 năm, và mở đầu bằng một cuộc nổi dậy của em trai mình.

Richard III
Công tước xứ Normandy
Tại vị28 tháng 8 năm 1026 - 6 tháng 8 năm 1027
Tiền nhiệmRichard II
Kế nhiệmRobert I
Thông tin chung
Sinh997/1001
Mất(1027-08-06)6 tháng 8 năm 1027
Normandy
Hoàng tộcNhà Normandy
Thân phụRichard II, Công tước xứ Normandy
Thân mẫuJudith xứ Brittany

Richard III là con trai cả của Richard II, cháu nội của Richard I xứ Normandy, cháu cố của William Kiếm dài và là chắc nội của nhà quân sự người Viking Rollo, cũng là vị Công tước xứ Normandy đầu tiên.

Cuộc sống đầu đời

sửa

Richard III là con trai cả và người thừa kế của Richard II, Công tước xứ Normandy. Vào khoảng năm 1026, Richard được cha mình cử đi chỉ huy một đội quân lớn để giải cứu Reginald (sau này là Bá tước xứ Burgundy), cũng là anh rể của ông. Đoàn quân đã tấn công giám mục và bá tước Hugh xứ Chalon, người đã bắt và giam giữ Reginald ở Chalon-sur-Saône.[1]

Cai trị

sửa

Khi Richard II qua đời vào tháng 08 năm 1026, con trai cả của ông, Richard III trở thành Công tước xứ Normandy. Ngay sau khi triều đại của ông bắt đầu, người em trai Robert, thấy bất mãn vì được phong cho một lãnh địa quá xa - tỉnh Hiemois ở biên giới Normandy, vì thế đã nổi dậy chống lại anh trai mình. Robert bao vây thị trấn Falaise, nhưng nhanh chóng bị Richard bắt giữ, sau khi thề trung thành với anh trai, Robert được thả tự do và quay về thái ấp của mình. Không lâu sau Richard đã giải tán quân đội và trở về Rouen, khi ông đột ngột qua đời (một số người nói là đáng ngờ), Công quốc Normandy được truyền lại cho người em trai vừa mới nổi dậy.[2]

Hôn nhân

sửa

Vào tháng 01 năm 1027, ông kết hôn với Adela của Pháp, một dòng dõi quý tộc. Bà thường được xác định là con gái nhỏ của Vua Robert II của Pháp, người đã kết hôn với Baldwin V, Bá tước xứ Flanders sau cái chết của Richard ngày 6 tháng 8 năm 1027.[3]

Hậu duệ

sửa

Cuộc hôn nhân của Richard với Adela không có con. Nhưng ông đã có 2 người con ngoài giá thú với một người tình:

Tham khảo

sửa
  1. ^ François Neveux, A Brief History of the Normans, trans. Howard Curtis (Constable & Robbinson, Ltd, London, 2008), pp. 97-8
  2. ^ David Crouch, The Normans: The History of a Dynasty, (Hambledon Continuum, 2007), p. 46
  3. ^ Detlev Schwennicke, Europäische Stammtafeln: Stammtafeln zur Geschichte der Europäischen Staaten, Neue Folge, Band III Teilband 1, Herzogs und Grafenhäuser des Heiligen Römischen Reiches Andere Europäiche Fürstenhäuser (Marburg, Germany: Verlag von J. A. Stargardt, 1984), Tafel 11
  4. ^ a b Detlev Schwennicke, Europäische Stammtafeln: Stammtafeln zur Geschichte der Europäischen Staaten, Neue Folge, Band III Teilband 1, Herzogs und Grafenhäuser des Heiligen Römischen Reiches Andere Europäiche Fürstenhäuser (Marburg, Germany: Verlag von J. A. Stargardt, 1984), Tafel 79
  5. ^ See David C. Douglas, William the Conqueror (1977): 93 (“At the beginning of Duke William’s reign the vicomte of the Bessin was Rannulf, who was the son of a vicomte named Anschitil. He married a daughter of Duke Richard III and was among the defeated rebels at Val-ès-Dunes. None the less, the office continued in the family, for he was succeeded by another Rannulf (II) who was established at Avranches before the Norman conquest, and who survived until after April 1089. Moreover, this second Rannulf married Maud, daughter of Richard, vicomte of the Avranchin, thus linking together two powerful vice-comital dynasties which were later in turn to determine the succession of the earldom of Chester.”).
  6. ^ David C. Douglas, William the Conqueror (University of California Press, 1964), p. 32. See also Wailly et al., Recueil des Historiens des Gaules et de la France 23 (1894): 379 (E Directorio Monasterii Sancti Audoeni Rotomagensis, Ex Calendario: “26 Febr. Obiit Nicholas abbas.”), 385 (“Selon cheu qui est contenu es croniques des Normans, Richart li tiers, duc de Normendie, fix du secont Richart duc, out un fix appelé Nichole, qui fu moine à Fescampe, et après fu abbe de l’abaie de Saint-Ouen de Rouen”), 387 (Extrait des Chroniques de Saint-Ouen de Rouen: Nicholas, Abbot of Saint-Ouen, Rouen styled “son of Duke Richard III” [Nichole, fix au tiers duc Richart de Normendie]).