Thái ấp
Trang hay phần này đang được viết mới, mở rộng hoặc đại tu. Bạn cũng có thể giúp xây dựng trang này. Nếu trang này không được sửa đổi gì trong vài ngày, bạn có thể gỡ bản mẫu này xuống. Nếu bạn là người đã đặt bản mẫu này, đang viết bài và không muốn bị mâu thuẫn sửa đổi với người khác, hãy treo bản mẫu {{đang sửa đổi}} .Sửa đổi cuối: Thái Nhi (thảo luận · đóng góp) vào 3 tháng trước. (làm mới) |
Thái ấp (采邑), còn gọi là phong ấp, thực ấp, lãnh địa, phong địa hay đất phong, là những thuật ngữ tương đương dùng để chỉ những vùng đất được quân chủ ban phong cho các lãnh chúa chư hầu nhằm đổi lấy cam kết trung thành và phục vụ. Quyền cai quản thái ấp có thể được thừa kế hoặc mở rộng thông qua ban thưởng, hôn nhân. Các lợi ích từ thái ấp có thể là quyền cai trị trực tiếp lãnh địa, thu thuế, các lợi tức từ các quyền khai thác như săn bắn hoặc đánh cá, độc quyền trong thương mại và các trang trại cho thuê.[1]
Mô hình phong địa (封地) xuất hiện đầu tiên tại Trung Quốc vào cuối thế kỷ XI TrCN, sau khi Chu Vũ vương diệt nhà Thương và thiết lập chế độ phong kiến, phân phong các lãnh địa cho nhiều tông thất, công thần làm phên dậu cho Chu thiên tử. Kể từ thời nhà Tần, Trung Quốc dần chuyển sang chế độ tập quyền, mô hình phong địa mất dần địa vị chính trị và tầm ảnh hưởng mặc dù vẫn tồn tại cho đến khi chế độ phong kiến sụp đổ hoàn toàn ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ XX
Ở châu Âu, mô hình lãnh địa thái ấp (/fiːf/; tiếng La Tinh: feudum; tiếng Anh: Fief; tiếng Đức: Lehen) xuất hiện muộn hơn, được cho là cùng lúc với sự hình thành của Đế quốc La Mã Thần thánh. Nó là nền tảng trung tâm của chế độ phong kiến châu Âu trong suốt 1.000 năm cho đến khi Đế quốc La Mã Thần thánh tan rã và hình thành các cường quốc quân chủ chuyên chế ở châu Âu.
Thuật ngữSửa đổi
Ở La Mã cổ đại, "người được hưởng lợi" (danh từ tiếng Latinh là "Beneficium", có nghĩa là "lợi ích") là một món quà bằng đất đai (Precarium) được xem là một phần thưởng dành cho những cá nhân đã phục vụ đặc biệt cho nhà nước. Trong các tài liệu châu Âu bằng tiếng La Tinh thời trung cổ, một khoản trợ cấp đất đai để đổi lấy dịch vụ tiếp tục được gọi là "Beneficium" (tiếng Latinh).[2] Sau đó, thuật ngữ phong kiến (feudum hoặc feodum), bắt đầu thay thế Beneficium trong các tài liệu.[2] Ví dụ đầu tiên được chứng thực về điều này là từ năm 984, mặc dù các dạng nguyên thủy hơn đã được nhìn thấy trước đó một trăm năm.[2] Nguồn gốc của của từ reudum và lý do tại sao nó thay thế Beneficium vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng có nhiều giả thuyết, được mô tả dưới đây.[2]
Chú thíchSửa đổi
- ^ “fief | Definition, Size, & Examples”. Encyclopedia Britannica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2021.
- ^ a b c d Meir Lubetski (ed.). Boundaries of the ancient Near Eastern world: a tribute to Cyrus H. Gordon. "Notices on Pe'ah, Fay' and Feudum" by Alauddin Samarrai. Pg. 248-250 Lưu trữ 2015-10-29 tại Wayback Machine, Continuum International Publishing Group, 1998.
Tham khảoSửa đổi
Wikisource có văn bản gốc từ các bài viết của 1911 Encyclopædia Britannica Fief. |
- Norman F. Cantor. The Civilization of the Middle Ages. New York: HarperPerennial, 1993. ISBN 0-06-092553-1
- Stéphane Lebecq. Les origines franques: Ve-IXe siècles. Series: Nouvelle histoire de la France médiévale. Paris: Editions du Seuil, 1999. ISBN 2-02-011552-2
- Reynolds, Susan (1996). Fiefs and Vassals: The Medieval Evidence Reinterpreted. Clarendon Press. ISBN 9780198206484. Truy cập ngày 12 tháng 9 năm 2016.