Hưng Yên

tỉnh của Việt Nam

Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, Việt Nam.

Hưng Yên
Tỉnh
Tỉnh Hưng Yên
Biểu trưng
Quảng trường thành phố Hưng Yên

Biệt danhThủ phủ nhãn lồng
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng (địa lý) Vùng thủ đô Hà Nội (đô thị)
Tỉnh lỵThành phố Hưng Yên
Trụ sở UBNDSố 10, đường Chùa Chuông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên
Phân chia hành chính1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện
Thành lập
  • 1831: thành lập
  • 6/11/1996: tái lập
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Quốc Văn
Hội đồng nhân dân53 đại biểu
Chủ tịch HĐNDTrần Quốc Toản
Chủ tịch UBMTTQQuách Thị Hương
Chánh án TANDLê Văn Tuấn
Viện trưởng VKSNDNguyễn Văn Viện
Bí thư Tỉnh ủyNguyễn Hữu Nghĩa
Địa lý
Tọa độ: 20°51′16″B 106°00′58″Đ / 20,85432°B 106,016006°Đ / 20.85432; 106.016006
MapBản đồ tỉnh Hưng Yên
Vị trí tỉnh Hưng Yên trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Hưng Yên trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Hưng Yên trên bản đồ Việt Nam
Diện tích930,20 km²[1][2]
Dân số (2022)
Tổng cộng1.302.000 người[3]:105-106
Thành thị218.736 người (16,8%)[3]:115-116
Nông thôn1.083.264 người (83,2%)[3]:117-118
Mật độ1400 người/km²[3]:105-106
Dân tộcKinh
Kinh tế (2022)
GRDP131.642 tỉ đồng (5,72 tỉ USD)
GRDP đầu người102,3 triệu đồng (4.396 USD)
Khác
Mã địa lýVN-66
Mã hành chính33[4]
Mã bưu chính16xxxx
Mã điện thoại221
Biển số xe89
Websitehungyen.gov.vn

Năm 2022, Hưng Yên là đơn vị hành chính Việt Nam có dân số khoảng 1.302.000 người (xếp thứ 28 về dân số)[5], mật độ trung bình 1.400 người/km2 (xếp thứ 4 cả nước), quy mô GRDP đạt 132.176 tỉ đồng, GRDP bình quân đầu người đạt 102,3 triệu đồng/ người tương ứng với 4.396 USD (xếp thứ 12 cả nước và thứ 6 khu vực Bắc Bộ), tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình hàng năm giai đoạn 2011-2020 trên 7,5%,[6] Năm 2022 tăng 13,4% đứng thứ 5 toàn quốc.[7]

Chỉ số CPI xếp hạng 14/63, PAPI xếp hạng 11/63, PAR INDEX xếp hạng 12/63, SIPAS xếp hạng 6/63 tỉnh, thành phố.

Lịch sử

 
Bản đồ tỉnh Hưng Yên năm 1891
 
Bản đồ tỉnh Hưng Yên năm 1909

Tỉnh Hưng Yên nguyên thuộc thừa tuyên Sơn Nam đặt vào năm Quang Thuận thứ 10 đời Lê (1466). Đến năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741) thì chia thành Sơn Nam ThượngSơn Nam Hạ. Đời nhà Nguyễn năm Minh Mệnh thứ 3 (1822), Sơn Nam Thượng được đổi thành trấn Sơn Nam còn Sơn Nam Hạ thì gọi là trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Dung của trấn Sơn NamThần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định (các huyện Thần Khê, Duyên HàHưng Nhân sau bị cắt vào tỉnh Thái Bình mới thành lập).[8]

Tuy là tỉnh "mới" chỉ hơn 553 năm, vùng đất Hưng Yên đã nổi danh từ thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trước đó với Phố Hiến, vốn là thương cảng đô hội quan trọng bậc nhất ở Đàng Ngoài. Thuyền bè ngược sông Hồng lên Thăng Long "Kẻ Chợ" đều phải dừng ở Phố Hiến đợi giấy phép nên Phố Hiến trở thành tụ điểm sầm uất. Người Tàu, người Nhật và người Tây phương đều đến đấy buôn bán. Do vậy dân gian đã có câu: "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến".

Ngày 27 tháng 1 năm 1968, tỉnh Hưng Yên hợp nhất với tỉnh Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng.

Ngày 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất 2 huyện Phù Cừ và Tiên Lữ thành huyện Phù Tiên; hợp nhất 2 huyện Văn Giang và Yên Mỹ thành huyện Văn Yên ; hợp nhất 2 huyện Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ .[9]

Ngày 24 tháng 2 năm 1979, hợp nhất 2 huyện Kim Động và Ân Thi thành huyện Kim Thi; hợp nhất huyện Văn Mỹ và một phần huyện Văn Yên thành huyện Mỹ Văn ; hợp nhất phần còn lại của huyện Văn Yên và huyện Khoái Châu thành huyện Châu Giang.[10]

Ngày 27 tháng 1 năm 1996, chia huyện Kim Thi thành 2 huyện: Kim Động và Ân Thi.[11]

Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tái lập tỉnh Hưng Yên từ tỉnh Hải Hưng. Khi tách ra, tỉnh Hưng Yên có 6 đơn vị hành chính gồm thị xã Hưng Yên và 5 huyện: Ân Thi, Châu Giang, Kim Động, Mỹ Văn, Phù Tiên.[12]

Ngày 24 tháng 2 năm 1997, chia huyện Phù Tiên thành 2 huyện: Phù Cừ và Tiên Lữ.[13]

Ngày 24 tháng 7 năm 1999, chia huyện Châu Giang thành 2 huyện: Khoái Châu và Văn Giang; chia huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm, Yên Mỹ.[14]

Ngày 19 tháng 1 năm 2009, chuyển thị xã Hưng Yên thành thành phố Hưng Yên.[15]

Ngày 1 tháng 5 năm 2019, chuyển huyện Mỹ Hào thành thị xã Mỹ Hào.[16]

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện đó là thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào, và các huyện: Kim Động, Tiên Lữ, Văn Giang, Yên Mỹ, Phù Cừ, Ân Thi, Khoái Châu, Văn Lâm.

Địa lý

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên, nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 54 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương khoảng 50 km về phía tây nam, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 93 km, có vị trí địa lý:

Các điểm cực của tỉnh Hưng Yên:

Điều kiện tự nhiên

Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, là một trong hai tỉnh Bắc bộ có địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có rừng, núi. Hưng Yên không giáp biển. Độ cao đất đai gần như đồng đều, rất thuận lợi cho giao thông, sản xuất.

Điểm trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ nằm ở thôn Dung (Thiên Xuân), xã Hưng Đạo, huyện Tiên Lữ.[17]

Hưng Yên nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông. Mùa mưa kéo dài từ cuối tháng 4 đến tháng 10 hàng năm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm tới trên 80% tổng lượng mưa cả năm.

  • Diện tích: 930 km² (rộng hơn Hà Nam, Bắc Ninh).[17][cần dẫn nguồn]
  • Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.450 – 1.652 mm.
  • Nhiệt độ trung bình: 23,2 °C.
  • Số giờ nắng trong năm: 1.550 - 1650 giờ (cao dần từ Nam lên Bắc).
  • Độ ẩm tương đối trung bình: 85 – 87%.

Khí hậu

Dữ liệu khí hậu của Hưng Yên
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 32.0 32.6 37.0 37.4 38.5 39.4 38.4 37.5 35.2 34.0 34.5 30.5 39,4
Trung bình cao °C (°F) 19.5 19.7 22.3 26.7 30.9 32.4 32.7 31.7 30.5 28.3 25.2 21.7 26,8
Trung bình ngày, °C (°F) 16.2 16.9 19.6 23.5 27.0 28.6 29.0 28.4 27.1 24.5 21.1 17.8 23,3
Trung bình thấp, °C (°F) 14.0 15.0 17.8 21.4 24.2 25.8 26.3 25.8 24.6 21.8 18.4 15.1 20,8
Thấp kỉ lục, °C (°F) 4.9 5.3 6.6 12.2 16.5 19.4 20.6 21.8 16.5 12.5 8.4 4.8 4,8
Giáng thủy mm (inch) 26
(1.02)
25
(0.98)
48
(1.89)
92
(3.62)
172
(6.77)
229
(9.02)
219
(8.62)
286
(11.26)
261
(10.28)
187
(7.36)
75
(2.95)
24
(0.94)
1.644
(64,72)
Độ ẩm 85.2 87.6 90.1 89.8 86.2 84.4 84.0 87.1 86.9 84.8 82.6 82.4 85,9
Số ngày giáng thủy TB 9.1 12.8 16.6 13.8 13.1 14.2 13.1 15.5 13.7 11.2 7.3 5.5 146,0
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 75 42 49 93 187 178 205 179 179 173 139 127 1.625
Nguồn: Vietnam Institute for Building Science and Technology[18]

Hành chính

Tỉnh Hưng Yên được phân chia thành 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện với 161 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn.[16]

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hưng Yên
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)2020 Mật độ dân số (người/km²) Hành chính
Thành phố (1)
Hưng Yên 73,98 118.646 1.605 7 phường, 10 xã
Thị xã (1)
Mỹ Hào 75,21 115.608 1.458 7 phường, 6 xã
Huyện (8)
Ân Thi 129,98 135.075 1.039 1 thị trấn, 20 xã
Khoái Châu 130,82 189.070 1.445 1 thị trấn, 24 xã
Tên Diện tích (km²) Dân số (người)2020 Mật độ dân số (người/km²) Hành chính
Kim Động 103,38 118.416 1.145 1 thị trấn, 16 xã
Phù Cừ 94,64 80.329 849 1 thị trấn, 13 xã
Tiên Lữ 78,57 93.554 1.191 1 thị trấn, 14 xã
Văn Giang 71,95 123.480 1.716 1 thị trấn, 10 xã
Văn Lâm 75,21 135.766 1.805 1 thị trấn, 10 xã
Yên Mỹ 92,38 159.146 1.723 1 thị trấn, 16 xã
Nguồn: Dân số tỉnh Hưng Yên năm 2020[19]

Kinh tế

 
Ecopark Văn Giang, Hưng Yên
 
Khu Công nghiệp Thăng Long II
Mỹ Hào - Yên Mỹ (Hưng Yên)
 
 
Khu Đô thị Xuân Quan
Văn Giang (Hưng Yên)

Năm 2022 tăng trưởng GRDP đạt 13,4% giá trị sản xuất công nghiệp tăng 10,5% , xây dựng tăng 41,52%; thương mai dịch vụ tăng 19,32%, nông nghiệp thủy sản tăng 2,5%. Trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản 7,49%; công nghiệp và xây dựng 63,91%; dịch vụ 28,6%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6,7%.GRDP đầu người đạt 102,3 triệu đồng tăng 16% so với năm 2021. Kim ngạch xuất khẩu 6,3 tỷ $. Trên địa bàn tỉnh có 104 chợ 24 siêu thị 2 trung tâm thương mại đang được xây dựng. Thu ngân sách năm 2022 đạt 50.850 tỷ đồng bằng 260% dự toán tăng 2,67 lần so với năm 2021. Tổng vốn đầu tư phát triển 57.600 tỷ đồng tăng 46%. Chỉ số CPI xếp hạng 39/63, PAPI xếp hạng 5/63, PARINDEX xếp hạng 12/63, SIPAS xếp hạng 3/63 tỉnh, thành phố.

Sản phẩm công nghiệp của tỉnh rất đa dạng là dệt may, giày da, ô tô, xe máy, điện tử, điện dân dụng, công nghiệp thực phẩm, cơ khí chính xác, thép xây dựng... Cơ cấu theo hướng phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ đang là chủ đạo. Tính đến tháng 6 năm 2022, tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có hơn 211 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký thực hiện 515 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 6099,5 triệu đô la Mỹ [1]. Số lao động sử dụng của các doanh nghiệp FDI hiện nay khoảng 60.000 người.

Nhưng phân hoá kinh tế không đồng đều giữa các khu vực trong tỉnh đang gây khó khăn cho việc thu hút đầu tư và phát triển kinh tế của tỉnh cũng như cho những vùng, khu vực kinh tế còn chậm phát triển trong tỉnh.

Xã hội

Dân cư

Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, diện tích là 930,20 km², dân số tỉnh đạt 1.284,600 người. Dân số thành thị là 213.600 người (16,63%), dân số nông thôn là 1.071.000 người (83,37%). Dân số nam là 644.100 người, dân số nữ là 640.400 người[19]. Mật độ dân số đạt 1.381 người/km², xếp thứ 4 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bắc Ninh.

Khi mới tái lập tỉnh 1997 tỷ lệ dân số làm nông nghiệp rất cao, ước tính 50-55%. Tuy nhiên, gần đây tỷ lệ này thay đổi một cách nhanh chóng do tốc độ phát triển của công nghiệp, dịch vụ có xu hướng tăng nhanh hơn. Tỷ lệ dân số làm nông nghiệp năm 2008 ước tính còn 40-45%, công nghiệp 45%, dịch vụ 13%, năm 2010 công nghiệp chiếm 48,12% và đến năm 2015 công nghiệp 48,98%; năm 2018, công nghiệp, xây dựng chiếm 51,56%, thương mại, dịch vụ chiếm 37,86% tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, Năm 2018 tỉ lệ dân số làm nông nghiệp còn 10,58%. Thành phần dân số sống ở đô thị là 44% và nông thôn là 56%. Số người biết chữ đạt 99%, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo chiếm 26,7%., tỷ lệ thất nghiệp 2,67%.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 10,8%, Tỷ suất sinh 2,43 con/ phụ nữ, Tỷ lệ tăng dân số bình quân 1,11%, Tỷ suất nhập cư bình quân 4,74%, xuất cư bình quân 3,94%, di cư 0,78%.

Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ trên 98%. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 680.500 người chiếm 52% dân số.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 5 tôn giáo khác nhau đạt 40.858 người, nhiều nhất là Công giáo có 26.226 người, tiếp theo là Phật giáo có 4.556 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 72 người, Hồi giáo có 3 người và Phật giáo Hòa Hảo chỉ có 1 người.[20]

Giáo dục - đào tạo

Năm 2021, tỉnh có tổng số 422/534 trường học các cấp được công nhận trường chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 92,01%, tỷ lệ trúng tuyển đại học 66,37%.

Y tế

Tỉnh Hưng Yên có mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã khá hoàn thiện, tuyến tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa, 6 bệnh viện chuyên khoa, 4 trung tâm, 2 chi cục; tuyến huyện có 10 trung tâm y tế và 155 trạm y tế xã, phường, thị trấn với tổng số cán bộ, nhân viên y tế toàn ngành hơn 4.000 người trong đó có 1172 bác sỹ, tổng số giường bệnh 3880 giường, tỷ lệ trẻ em dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ bình quân 97%. Với 100% y tế các xã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 92,5%.

Thông tin liên lạc

Hạ tầng thông tin không ngừng được đầu tư phát triển. Chỉ số sẵn sàng cho phát triển CNTT-TT của tỉnh xếp thứ 13/63 cả nước.

Giao thông

 
Cầu Bắc Hưng Hải (Xuân Quan - Văn Giang (Hưng Yên)

Trên địa bàn Hưng Yên có các quốc lộ sau chạy qua:

Năm 2021, vận tải hành khách ước tính đạt 12,7 triệu lượt và 745,3 triệu lượt hành khách km luân chuyển.

Năm 2021, vận tải hàng hóa ước tính đạt 30,5 triệu tấn và 1.095 triệu tấn luân chuyển.

Văn hóa

Di tích lịch sử

Hưng Yên là vùng đất cổ với hơn 1.800 di tích và trên 500 lễ hội văn hóa truyền thống. Có 446 di tích đã được xếp hạng trong đó có 172 di tích quốc gia, 3 di tích quốc gia đặc biệt được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng cấp Quốc gia, đứng thứ 3 cả nước về số lượng di tích cấp Quốc gia (sau Hà Nội với hơn 1200 di tích cấp quốc gia và Bắc Ninh với 204 di tích cấp quốc gia). Ngoài ra còn có 271 di tích cấp tỉnh, 7 bảo vật và nhóm bảo vật quốc gia, hàng trăm làng nghề và làng nghề truyền thống.

Nghệ thuật chèo ở Hưng Yên

Nghệ thuật chèo được hình thành từ thế kỷ 10 tại Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) dưới thời nhà Đinh. Nghệ thuật chèo ở Hưng Yên có sự giao thoa, mang cả âm hưởng chủ đạo của chiếu chèo Nam, ảnh hưởng nhiều bởi chiếu chèo Đông và ít hơn bảo chiếng chèo Bắc.

Hưng Yên là đất chèo gốc, là cái nôi của các làn điệu chèo cổ. Trong bảy vị tổ chèo từ thời Đinh đến thời Lý được Lương Thế Vinh chép trong Hý phường phả lục thì có hai vị ở Hưng Yên. Vùng đất này đã sản sinh ra những nghệ sĩ nổi tiếng như các vị hậu tổ sân khấu chèo: Đào Văn Só (thời Đinh), Sái Ất (thời Lý) và Đào Thị Huệ (thời Lê). Các nghệ sĩ sau này như: Phạm Đình Nghị, NSND Hoa Tâm (Nhà hát Chèo Hà Nội), NSND Hoàng Lan (Đoàn Chèo Hải Phòng), NSND Tư Liêm (Nhà hát Chèo Việt Nam) và NSND Đinh Mạnh Phóng (Nhà hát Chèo Việt Nam) là những cây đại thụ trong làng chèo Việt Nam.

Nhà hát Chèo Hưng Yên là đơn vị sự nghiệp công lập có thu trực thuộc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên. Đây là tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh; có chức năng tổ chức biểu diễn, nghiên cứu, liên kết, hướng dẫn, truyền nghề về nghệ thuật chèo nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Thể dục - Thể thao

Câu lạc bộ bóng đá PVF-CAND (trước đây là Câu lạc bộ bóng đá Phố Hiến) đang thi đấu tại Giải bóng đá Hạng Nhất Quốc gia Việt Nam

Du lịch

 
Một mô hình nhà trên đồi ở Khu đô thị Ecopark Hưng Yên

Với hơn 1.800 di tích và trên 500 lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm nét văn hóa, phong tục Việt cùng với các giải pháp đồng bộ phát triển du lịch mang tầm chiến lược lâu dài, 175 di tích cấp quốc gia, hàng trăm làng nghề và làng nghề truyền thống. Hưng Yên đang dần trở thành một địa chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước đến với các khu, điểm du lịch của tỉnh như khu di tích qốc gia đặc biệt Phố Hiến (đền Mẫu, đền Trần, chùa Chuông, Văn miếu Xích Đằng...) gắn với phát triển du lịch đường sông; điểm du lịch di tích đền Đa Hoà - Dạ Trạch gắn với tour du lịch sông Hồng; điểm du lịch di tích đền Đậu An; cụm di tích quốc gia đình Đại Đồng, đình Đanh Xá; di tích đền Ghênh và chùa Nôm; khu đô thị sinh thái Ecopark, du lịch cộng đồng gắn với các làng nghề, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu....

Qua từng năm, số lượng khách du lịch đến với Hưng Yên đều tăng lên đáng kể. Chỉ tính năm 2018, toàn tỉnh đón trên 900.000 lượt khách, tăng 13% so với năm 2017, trong đó khách quốc tế đạt 20.000 lượt, tăng 16% so với năm 2017, khách nội địa đạt 880.000 lượt. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, số lượng khách du lịch đến với tỉnh đạt khoảng 670.000 lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2018, cả năm ước đạt khoảng 1 triệu lượt khách, tăng khoảng 11%.

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^ “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
  2. ^ Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. tr. 89. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  3. ^ a b c d Tổng cục Thống kê (2023). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2022 [Statistical Yearbook of Vietnam 2022] (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ Tổng cục Thống kê
  5. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  6. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Hưng Yên năm 2018” (PDF). Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  7. ^ “tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2022”. https://consosukien.vn/tong-cuc-thong-ke-lam-viec-voi-ubnd-tinh-hung-yen.htm (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2022. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  8. ^ Đào Duy Anh. Đất Nước Việt Nam Qua Các Đời. Huế: Thuận Hóa, 1995.
  9. ^ Quyết định 58-CP năm 1977 về việc hợp nhất một số huyện thuộc tỉnh Hải Hưng do Hội đồng Chính phủ ban hành
  10. ^ Quyết định 70-CP năm 1979 về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Hải Hưng do Hội đồng Chính phủ ban hành
  11. ^ Nghị định 05-CP năm 1996 về việc chia các huyện Tứ Lộc, Ninh Thanh, Kim Thi thuộc tỉnh Hải Hưng
  12. ^ Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc hội ban hành
  13. ^ Nghị định 17-CP năm 1997 về việc chia huyện Phù Tiên, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thị xã Hưng Yên và huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên
  14. ^ Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính và chia các huyện Mỹ Văn và Châu Giang, tỉnh Hưng Yên
  15. ^ Nghị định 04/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hưng Yên thuộc tỉnh Hưng Yên
  16. ^ a b “Nghị quyết 656/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập thị xã Mỹ Hào thuộc tỉnh Hưng Yên và 07 phường thuộc Mỹ Hào”.
  17. ^ a b Sở Văn hóa thông tin Hưng Yên. Hưng Yên 170 năm. Hưng Yên, 2001.
  18. ^ “Vietnam Building Code Natural Physical & Climatic Data for Construction” (PDF). Vietnam Institute for Building Science and Technology. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 8 năm 2018.
  19. ^ a b “niên giám thống kê Việt Nam 2021”. Tổng Cục Thống Kê. 1 tháng 8 năm 2022.
  20. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.

Liên kết ngoài