Vùng thủ đô Hà Nội

Khu vực đô thị hiện do chính phủ Việt Nam quy hoạch

Vùng thủ đô Hà Nội là một trong hai vùng đô thị Việt Nam theo quy hoạch của Bộ Xây dựng nhằm định hướng phát triển đô thị (tránh nhầm lẫn với 6 "vùng kinh tế - xã hội", hay 4 "vùng kinh tế trọng điểm" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập nhằm quản lý kinh tế - xã hội). Vùng thủ đô Hà Nội lấy thành phố Hà Nội làm đô thị trung tâm và các thành phố, thị xã của các tỉnh lân cận Hà Nội làm đô thị vệ tinh. Không gian quy hoạch của vùng thủ đô Hà Nội hiện nay bao trùm thành phố Hà Nội và 9 tỉnh là Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà NamHòa Bình với diện tích tự nhiên khoảng 24.314,7 km².[2] Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người.

Vùng thủ đô Hà Nội
Hanoi Capital Region
Hanoi Metropolitan Area
—  Vùng đô thị  —
Vị trí Vùng thủ đô Hà Nội với Thành phố Hà Nội là đô thị trung tâm của vùng
Vị trí Vùng thủ đô Hà Nội với Thành phố Hà Nội là đô thị trung tâm của vùng
Quốc gia Việt Nam
Bao gồm
1 Thành phố trực thuộc trung ương và 9 tỉnh lân cận

Các thành phố lớn khác - Việt Trì (Phú Thọ)
 - Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)
 - Phúc Yên (Vĩnh Phúc)
 - Thái Nguyên (Thái Nguyên)
 - Phổ Yên (Thái Nguyên)
 - Sông Công (Thái Nguyên)
 - Bắc Giang (Bắc Giang)
 - Bắc Ninh (Bắc Ninh)
 - Từ Sơn (Bắc Ninh)
 - Hải Dương (Hải Dương)
 - Chí Linh (Hải Dương)
 - Hưng Yên (Hưng Yên)
 - Phủ Lý (Hà Nam)
 - Hòa Bình (Hòa Bình)
Diện tích
 • Vùng đô thị24.389,5 km2 (9.416,8 mi2)
Dân số
 • Vùng đô thị19.795.805 (1/4/2.019) [1]
 • Mật độ vùng đô thị812/km2 (2.102/mi2)
Múi giờUTC +7 (UTC+7)

Cùng với Vùng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Xây dựng và Chính phủ Việt Nam định hướng phát triển 2 vùng đô thị này trở thành các siêu đô thị và đại đô thị tầm cỡ khu vực và thế giới. Trong đó, Vùng Thủ đô Hà Nội được định hướng thành một "vùng đô thị cực lớn" (Mega Urban Region).[3]

Lịch sử

sửa

Các đô thị trong vùng thủ đô Hà Nội đã hình thành một cách tự nhiên từ thập niên 1990 với sự phát triển của mạng giao thông từ Hà Nội sang các tỉnh lân cận, cũng như sự đô thị hóa nhanh chóng ở các địa phương trong vùng, thành lập các khu công nghiệp và khu đô thị mới phụ trợ cho Hà Nội. Tuy nhiên, mãi tới đầu thập niên 2000 mới có nghiên cứu do Bộ Xây dựng Việt Nam chủ trì về việc quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Nghiên cứu có tham khảo kinh nghiệm quốc tế và ý kiến đóng góp của chuyên gia nước ngoài.

Tháng 5 năm 2008, theo đề nghị số 11/TTr-BXD ngày 6 tháng 3 năm 2008 của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức ban hành quyết định số 490/QĐ-TTg[4] thành lập Vùng thủ đô Hà Nội và quy hoạch định hướng phát triển vùng đô thị này đến năm 2020 tầm nhìn 2050. Khi đó, phạm vi quy hoạch của Vùng Thủ đô Hà Nội chỉ bao gồm thủ đô Hà Nội và 7 tỉnh: Hà Tây(đã được sát nhập vào Hà Nội), Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà NamHòa Bình với diện tích tự nhiên khoảng 13.436 km2. Phạm vi nghiên cứu bao gồm các vùng kinh tế - xã hội gồm: vùng đồng bằng sông Hồng, vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các khu vực liên quan đến không gian phát triển kinh tế xã hội của vùng.

Đến tháng 11 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành quyết định số 1758/QĐ-TTg[5] điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội theo đề nghị của Bộ Xây dựng. Phạm vi của vùng được tăng lên gồm Thủ đô Hà Nội và 09 tỉnh là: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái NguyênBắc Giang (tăng thêm 03 tỉnh là Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang) có tổng diện tích 24.314,7 km2 với dân số toàn vùng năm 2010 vào khoảng 17 triệu người.

Tháng 5 năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc căn cứ theo đề nghị bổ sung của Bộ Xây dựng lại tiếp tục ban hành quyết định 768/QĐ-TTg[6] điều chỉnh quy hoạch Vùng Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Theo đó, số tỉnh thành của Vùng Thủ đô Hà Nội vẫn giữ nguyên là 10 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên định hướng phát triển đô thị của từng địa phương đã được quy định cụ thể hơn về vai trò, cũng như đặc trưng, lợi thế riêng và việc chia sẻ chức năng, hỗ trợ phát triển lẫn nhau của các đô thị trong toàn vùng.

Các đơn vị hành chính trực thuộc

sửa

Hiện nay, Vùng Thủ đô Hà Nội gồm có Thành phố Hà Nội là trung tâm và 9 tỉnh lân cận, là:

Ranh giới

sửa

Vùng thủ đô Hà Nội nằm gọn trong khu vực Miền Bắc (Việt Nam).

Hiện trạng của các đô thị trong vùng

sửa

Hiện nay, toàn vùng có 29 đô thị lớn:

STT Tên đô thị Vai trò Trực thuộc Loại đô thị Diện tích
(km²)
Dân số
(người)[7][8]
Mật độ
(người trên km²)[9]
1 Hà Nội Thành phố trực thuộc trung ương Đô thị loại đặc biệt 3.358,6 8.053.663 2.398
2 Thái Nguyên Thành phố thuộc tỉnh Thái Nguyên Đô thị loại I 222,93 340.403 1.527
3 Bắc Ninh Bắc Ninh 82,64 270.426 3.272
4 Việt Trì Phú Thọ 111,75 214.777 1.922
5 Hải Dương Hải Dương 111,64 299.638 2.684
6 Vĩnh Yên Vĩnh Phúc Đô thị loại II 50,80 119.128 2.345
7 Phủ Lý Hà Nam 87,87 158.212 1.800
8 Bắc Giang Bắc Giang 66,77 174.229 2.609
9 Phổ Yên Thái Nguyên Đô thị loại III 258,88 231.363 895
10 Sông Công Thái Nguyên 98,37 69.382 705
11 Hòa Bình Hòa Bình 348,65 101.674 292
12 Hưng Yên Hưng Yên 73,42 116.356 1.585
13 Phúc Yên Vĩnh Phúc 120,13 106.002 882
14 Từ Sơn Bắc Ninh 61,08 186.004 3.045
15 Chí Linh Hải Dương 282,91 171.879 608
16 Phú Thọ Thị xã Phú Thọ 64,6 70.653 1.094
17 Sơn Tây Hà Nội 113,5 145.856 1.285
18 Mỹ Hào Hưng Yên Đô thị loại IV 79,37 112.752 1.421
19 Thuận Thành Bắc Ninh 117,83 199.577 1.694
20 Việt Yên Bắc Giang 171 229.216 1.340
21 Quế Võ Bắc Ninh 155,1 219.929 1.418
22 Kinh Môn Hải Dương 165,33 172.541 1.044
23 Duy Tiên Hà Nam 120,92 137.150 1.134
24 Yên Phong Huyện Bắc Ninh 96,93 211.048 2.177
25 Hùng Sơn Thị trấn Thái Nguyên 14,63 ~ 15.000 ~ 1.025
26 Chũ Bắc Giang 12,84 14.625 1.139
27 Thắng Bắc Giang 11,35 18.833 1.659
28 Lương Sơn Hòa Bình 17,3 27.149 1.569
29 Đồi Ngô Bắc Giang 13,69 20.206 1.476
30 Như Quỳnh Hưng Yên 7,04 20.951 2.976

Hiện nay, toàn vùng gồm:

Từ nay tới năm 2050, vùng thủ đô Hà Nội sẽ được đầu tư phát triển theo hướng hình thành ba tiểu vùng đô thị trực thuộc: Đó là vùng đô thị trung tâm, vùng đô thị phụ cận (trong phạm vi từ 25 dến 30 km từ vùng đô thị trung tâm) và vùng đô thị vệ tinh ở ba phía: Tây, Đông và Đông Nam, Bắc và Đông Bắc.

Bốn thành phố trong đó có đô thị trung tâm là Hà Nội ngoài ra còn có ba đô thị vệ tinh là Vĩnh Yên, thành phố Bắc Ninh và thành phố Hải Dương sẽ là 4 đô thị đối trọng nhau có chức năng và nhiệm vụ như nhau, đô thị Vĩnh Phúc, đô thị Bắc Ninh và đô thị Hải Dương sẽ giảm áp lực về cả dân số và hạ tầng cho Hà Nội. Các đô thị phía Tây sẽ là nơi phát triển dịch vụ và công nghệ cao.

Dân số

sửa

Tại thời điểm năm 2006, dân số toàn vùng thủ đô Hà Nội là 12,462 triệu người trong đó 3,26 triệu người sống ở khu vực thành thị. Dân số năm 2012 khoảng 17 triệu người, dự báo đến năm 2020: 18,2 - 20,2 triệu người, năm 2030: 20,5 - 22,9 triệu người.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Tổng cục thống kê”. https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  2. ^ Theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5 tháng 5 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, vùng gồm 7 tỉnh, sau khi Hà Tây, 4 xã của Hòa Bình và huyện Mê Linh được sáp nhập vào Hà Nội, vùng thủ đô Hà Nội bao gồm Hà Nội và 6 tỉnh xung quanh là Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc
  3. ^ “Vùng đô thị cực lớn ở Việt Nam”. Báo Điện tử Xây dựng. 7 tháng 4 năm 2015.
  4. ^ “Quyết định về việc Phê duyệt quy hoạch xây dựng Vùng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
  5. ^ “Quyết định về việc Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
  6. ^ “Quyết định về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
  7. ^ Dân số của hầu hết các đơn vị hành chính được tính đến ngày 1 tháng 4, năm 2019
  8. ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  9. ^ Mật độ dân số của hầu hết các đơn vị hành chính được tính đến ngày 1 tháng 4, năm 2019

Liên kết ngoài

sửa