Thành phố thuộc tỉnh (Việt Nam)

đơn vị hành chính cấp huyện thuộc các tỉnh ở Việt Nam

Thành phố thuộc tỉnh là một loại hình đơn vị hành chính cấp hai tại Việt Nam, tương đương với quận, huyện, thị xãthành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp huyện).

Thành phố thuộc tỉnh là một đô thị lớn về kinh tế, văn hóa và kết nối giao thông của một tỉnh; nó còn là trung tâm hành chính, nơi đặt trụ sở các cơ quan nhà nước của tỉnh đó nếu nó là tỉnh lị. Một số thành phố thuộc tỉnh còn được chỉ định làm trung tâm kinh tế và văn hóa của cả một vùng (liên tỉnh).

Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh

Một thành phố thuộc tỉnh được chia thành nhiều phường (phần nội thành) và (phần ngoại thành). Do đó, về loại hình, thành phố thuộc tỉnh là một đô thị và dân cư tại đó được xếp là dân thành thị, nhưng vẫn có thể còn một phần dân sống bằng nông nghiệp ở các xã ngoại thành.

Hiện nay, Việt Nam có 7 thành phố thuộc tỉnh có mức độ đô thị hóa cao, chỉ có phường mà không có xã trực thuộc là: Bắc Ninh, Dĩ An, Đông Hà, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Từ SơnVĩnh Long. Trước đây, Hạ Long (thuộc tỉnh Quảng Ninh), Huế (thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế) và Đà Nẵng (thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cũ) cũng đã từng là thành phố chỉ có phường, không có xã trực thuộc, tuy nhiên sau khi sáp nhập huyện Hoành Bồ, Hạ Long lại có xã trực thuộc, thành phố Đà Nẵng (cũ) thì giải thể và trở thành thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương như hiện nay, còn thành phố Huế sau khi mở rộng địa giới hành chính từ 1/7/2021 thì lại có xã trực thuộc.

Quy định trong luật pháp

sửa

Cấp hành chính

sửa
  • Trong Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương[1], Khoản 1 Điều 110 có viết:

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xãthành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành , thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

  • Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015[2] (sửa đổi, bổ sung 2019[3]), quy định tại Điều 2: Đơn vị hành chính, Chương I: Những quy định chung:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Như vậy, thành phố thuộc tỉnh nằm ở cấp hành chính thứ hai trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của Việt Nam.

Tuy nhiên, so với các quận, huyện, thị xã, thì thành phố thuộc tỉnh thường lớn hơn và có vị thế quan trọng hơn. Vai trò này được ghi rõ trong Nghị định số 15/2007/NĐ-CP của Chính phủ[4]: "Thành phố thuộc tỉnh có vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội hoặc là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông của tỉnh và giao lưu trong nước, quốc tế; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội liên huyện, liên tỉnh và vùng lãnh thổ" (Điều 5). Cũng theo nghị định này thì thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hành chính cấp huyện loại I trong tổng số các loại.

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính

sửa

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13[5] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 5, Mục 2: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thì một thành phố thuộc tỉnh cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

Điều 5. Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

1. Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên.

2. Diện tích tự nhiên từ 150 km² trở lên.

3. Đơn vị hành chính trực thuộc:

a) Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;

b) Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên.

4. Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III.

5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Danh sách thành phố thuộc tỉnh

sửa
Thành phố Tỉnh Diện tích (km²') Dân số Mật độ dân số Hành chính Loại đô thị Hình ảnh
Phường
Bà Rịa
2012
Bà Rịa – Vũng Tàu
Đông Nam Bộ
91,46 122.045 1.334 8 phường 3 xã II
2014
 
Bạc Liêu
2010
Bạc Liêu
Đồng bằng sông Cửu Long
213,8 158.264 740 7 phường 3 xã II
2014
 
Bảo Lộc
2010
Lâm Đồng
Tây Nguyên
232,56 162.599 699 6 phường 5 xã III
2009
 
Bắc Giang
2005
Bắc Giang
Đông Bắc Bộ
258,30 371.151 1.436 21 phường 10 xã II
2024
 
Bắc Kạn
2015
Bắc Kạn
Đông Bắc Bộ
137 45.036 329 6 phường 2 xã III
2012
 
Bắc Ninh
2006
Bắc Ninh
Đồng bằng sông Hồng
82,64 270.426 3.272 19 phường 0 xã I
2017
 
Bến Cát
2024
Bình Dương
Đông Nam Bộ
234,35 355.663 1.518 7 phường 1 xã III
2018
 
Bến Tre
2009
Bến Tre
Đồng bằng sông Cửu Long
70,60 147.560 2.090 8 phường 6 xã II
2019
 
Biên Hòa
1976
Đồng Nai
Đông Nam Bộ
263,62 1.272.235 4.826 24 phường 1 xã I
2015
 
Buôn Ma Thuột
1995
Đắk Lắk
Tây Nguyên
377,18 434.256 1.151 11 phường 8 xã I
2010
 
Cam Ranh
2010
Khánh Hòa
Duyên hải Nam Trung Bộ
316 138.510 438 9 phường 6 xã III
2009
 
Cao Bằng
2012
Cao Bằng
Đông Bắc Bộ
107,12 73.549 687 8 phường 3 xã III
2010
 
Cao Lãnh
2007
Đồng Tháp
Đồng bằng sông Cửu Long
107 213.945 1.999 8 phường 7 xã II
2020
 
Cà Mau
1999
Cà Mau
Đồng bằng sông Cửu Long
249,23 226.372 908 10 phường 7 xã II
2010
 
Cẩm Phả
2012
Quảng Ninh
Đông Bắc Bộ
386,5 190.232 492 13 phường 2 xã II
2015
 
Châu Đốc
2013
An Giang
Đồng bằng sông Cửu Long
105,23 101.765 967 5 phường 2 xã II
2015
 
Chí Linh
2019
Hải Dương
Đồng bằng sông Hồng
282,91 220.421 779 14 phường 5 xã III
2015
 
Dĩ An
2020
Bình Dương
Đông Nam Bộ
60,05 463.023 7.711 7 phường 0 xã II
2023
 
Đà Lạt
1893
Lâm Đồng
Tây Nguyên
391,69 240.092 613 12 phường 4 xã I
2009
 
Điện Biên Phủ
2003
Điện Biên
Tây Bắc Bộ
306,58 84.672 276 7 phường 5 xã III
2003
 
Đông Hà
2009
Quảng Trị
Bắc Trung Bộ
73,08 164.228 2.247 9 phường 0 xã II
2024
 
Đông Triều
2024
Quảng Ninh
Đông Bắc Bộ
395,95 248.896 628 13 phường 6 xã III
2020
 
Đồng Hới
2004
Quảng Bình
Bắc Trung Bộ
155,87 136.078 873 9 phường 6 xã II
2014
 
Đồng Xoài
2018
Bình Phước
Đông Nam Bộ
167,32 108.595 649 6 phường 2 xã III
2014
 
Gia Nghĩa
2019
Đắk Nông
Tây Nguyên
284,11 68.215 240 6 phường 2 xã III
2015
 
Gò Công
2024
Tiền Giang
Đồng bằng sông Cửu Long
101,69 151.937 1.494 7 phường 3 xã III
2017
 
Hải Dương
1997
Hải Dương
Đồng bằng sông Hồng
111,64 299.638 2.684 19 phường 6 xã I
2019
 
Hà Giang
2010
Hà Giang
Đông Bắc Bộ
133,46 58.408 438 5 phường 3 xã III
2009
 
Hà Tiên
2018
Kiên Giang
Đồng bằng sông Cửu Long
107,92 59.744 554 5 phường 2 xã III
2012
 
Hà Tĩnh
2007
Hà Tĩnh
Bắc Trung Bộ
56,54 108.097 1.912 10 phường 5 xã II
2019
 
Hạ Long
1993
Quảng Ninh
Đông Bắc Bộ
1.119,12 322.710 288 20 phường 12 xã I
2013
 
Hòa Bình
2006
Hòa Bình
Tây Bắc Bộ
348,65 135.718 389 12 phường 7 xã III
2005
 
Hội An
2008
Quảng Nam
Duyên hải Nam Trung Bộ
61,48 98.599 1.604 9 phường 4 xã III
2006
 
Hồng Ngự
2020
Đồng Tháp
Đồng bằng sông Cửu Long
121,84 100.610 826 5 phường 2 xã III
2018
 
Huế
1929
Thừa Thiên Huế
Bắc Trung Bộ
265,99 652.572 2.453 29 phường 7 xã I
2005
 
Hưng Yên
2009
Hưng Yên
Đồng bằng sông Hồng
73,89 118.646 1.606 7 phường 10 xã III
2007
 
Kon Tum
2009
Kon Tum
Tây Nguyên
432,98 205.762 389 10 phường 11 xã III
2005
 
Lai Châu
2013
Lai Châu
Tây Bắc Bộ
92,37 42.973 465 5 phường 2 xã III
2013
 
Lào Cai
2004
Lào Cai
Tây Bắc Bộ
282,13 130.671 463 10 phường 7 xã II
2014
 
Lạng Sơn
2002
Lạng Sơn
Đông Bắc Bộ
77,94 106.879 1.371 5 phường 3 xã II
2019
 
Long Khánh
2019
Đồng Nai
Đông Nam Bộ
191,75 171.276 893 11 phường 4 xã III
2015
 
Long Xuyên
1999
An Giang
Đồng bằng sông Cửu Long
115,36 286.140 2.480 11 phường 2 xã I
2020
 
Móng Cái
2008
Quảng Ninh
Đông Bắc Bộ
519,58 108.553 209 8 phường 9 xã II
2018
 
Mỹ Tho
1967
Tiền Giang
Đồng bằng sông Cửu Long
81,54 237.109 2.908 8 phường 6 xã I
2016
 
Nam Định
1921
Nam Định
Đồng bằng sông Hồng
120,9 364.181 3.012 14 phường 7 xã II
2024
 
Ngã Bảy
2020
Hậu Giang
Đồng bằng sông Cửu Long
78,07 107.542 1.378 4 phường 2 xã III
2015
 
Nha Trang
1977
Khánh Hòa
Duyên hải Nam Trung Bộ
251 422.601 1.684 14 phường 8 xã I
2009
 
Ninh Bình
2007
Ninh Bình
Đồng bằng sông Hồng
46,75 132.728 2.839 11 phường 3 xã II
2014
 
Phan Rang – Tháp Chàm
2007
Ninh Thuận
Duyên hải Nam Trung Bộ
79,19 167.394 2.114 12 phường 1 xã II
2015
 
Phan Thiết
1999
Bình Thuận
Duyên hải Nam Trung Bộ
210,90 228.536 1.084 14 phường 4 xã II
2009
 
Phổ Yên
2022
Thái Nguyên
Đông Bắc Bộ
258,42 231.363 895 13 phường 5 xã III
2019
 
Phú Quốc
2020
Kiên Giang
Đồng bằng sông Cửu Long
590,27 177.560 301 2 phường 7 xã II
2014
 
Phúc Yên
2018
Vĩnh Phúc
Đồng bằng sông Hồng
120,13 155.575 1.295 8 phường 2 xã III
2013
 
Phủ Lý
2008
Hà Nam
Đồng bằng sông Hồng
87,64 224.212 2.558 11 phường 10 xã II
2018
 
Pleiku
1999
Gia Lai
Tây Nguyên
260,77 274.018 1.051 14 phường 8 xã I
2020
 
Quảng Ngãi
2005
Quảng Ngãi
Duyên hải Nam Trung Bộ
160,15 278.496 1.739 9 phường 14 xã II
2015
 
Quy Nhơn
1986
Bình Định
Duyên hải Nam Trung Bộ
286 481.110 1.682 16 phường 5 xã I
2010
 
Rạch Giá
2005
Kiên Giang
Đồng bằng sông Cửu Long
105,86 259.860 2.455 11 phường 1 xã II
2014
 
Sa Đéc
2013
Đồng Tháp
Đồng bằng sông Cửu Long
59,81 106.198 1.776 6 phường 3 xã II
2018
 
Sầm Sơn
2017
Thanh Hóa
Bắc Trung Bộ
44,94 129.801 2.888 8 phường 3 xã III
2012
 
Sóc Trăng
2007
Sóc Trăng
Đồng bằng sông Cửu Long
76,15 229.056 3.008 9 phường 0 xã II
2022
 
Sông Công
2015
Thái Nguyên
Đông Bắc Bộ
97,31 128.357 1.319 7 phường 3 xã II
2024
 
Sơn La
2008
Sơn La
Tây Bắc Bộ
323,51 106.052 328 7 phường 5 xã II
2019
 
Tam Điệp
2015
Ninh Bình
Đồng bằng sông Hồng
104,98 63.827 608 6 phường 3 xã III
2012
 
Tam Kỳ
2006
Quảng Nam
Duyên hải Nam Trung Bộ
100,26 122.374 1.221 9 phường 4 xã II
2016
 
Tân An
2009
Long An
Đồng bằng sông Cửu Long
81,94 207.120 2.528 9 phường 5 xã II
2019
 
Tân Uyên
2023
Bình Dương
Đông Nam Bộ
191,76 466.053 2.430 10 phường 2 xã III
2018
Tây Ninh
2013
Tây Ninh
Đông Nam Bộ
139,92 259.610 1.855 7 phường 3 xã III
2012
 
Thanh Hóa
1994
Thanh Hóa
Bắc Trung Bộ
146,77 507.230 3.456 30 phường 4 xã I
2014
 
Thái Bình
2004
Thái Bình
Đồng bằng sông Hồng
67,71 206.037 3.043 10 phường 9 xã II
2013
 
Thái Nguyên
1962
Thái Nguyên
Đông Bắc Bộ
222,93 340.403 1.527 21 phường 11 xã I
2010
 
Thủ Dầu Một
2012
Bình Dương
Đông Nam Bộ
118,91 336.705 2.832 14 phường 0 xã I
2017
 
Thuận An
2020
Bình Dương
Đông Nam Bộ
83,71 618.984 7.394 9 phường 1 xã III
2017
 
Trà Vinh
2010
Trà Vinh
Đồng bằng sông Cửu Long
67,94 112.738 1.659 9 phường 1 xã II
2016
 
Tuyên Quang
2010
Tuyên Quang
Đông Bắc Bộ
184,38 232.230 1.260 10 phường 5 xã II
2021
 
Tuy Hòa
2005
Phú Yên
Duyên hải Nam Trung Bộ
106,82 155.921 1.460 9 phường 3 xã II
2013
 
Từ Sơn
2021
Bắc Ninh
Đồng bằng sông Hồng
61,08 202.874 3.321 12 phường 0 xã III
2018
 
Uông Bí
2011
Quảng Ninh
Đông Bắc Bộ
256,30 120.982 472 9 phường 1 xã II
2013
 
Việt Trì
1962
Phú Thọ
Đông Bắc Bộ
111,75 315.850 2.826 13 phường 9 xã I
2012
 
Vinh
1963
Nghệ An
Bắc Trung Bộ
105,00 339.114 3.230 16 phường 9 xã I
2008
 
Vị Thanh
2010
Hậu Giang
Đồng bằng sông Cửu Long
118,86 72.908 613 5 phường 4 xã II
2019
 
Vĩnh Long
2009
Vĩnh Long
Đồng bằng sông Cửu Long
47,82 217.120 4.540 10 phường 0 xã II
2020
 
Vĩnh Yên
2006
Vĩnh Phúc
Đồng bằng sông Hồng
50,80 150.928 2.971 8 phường 1 xã II
2014
 
Vũng Tàu
1991
Bà Rịa – Vũng Tàu
Đông Nam Bộ
141,10 526.077 3.728 16 phường 1 xã I
2013
 
Yên Bái
2002
Yên Bái
Tây Bắc Bộ
106,83 147.172 1.378 9 phường 6 xã II
2023
 

Thống kê

sửa

Đến ngày 1 tháng 11 năm 2024, Việt Nam có 85 thành phố thuộc tỉnh. Trong đó:

  • 40 tỉnh còn lại có 1 thành phố trực thuộc.

Danh sách các thành phố không còn tồn tại

sửa
STT Tên thành phố Trực thuộc Năm thành lập Năm giải thể Lý do giải thể
1
Đà Nẵng
Quảng Nam - Đà Nẵng
1978
1997
thành lập các quận thuộc thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương
2
Cần Thơ
Cần Thơ
1972
2004
thành lập các quận thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương
3
Hà Đông
Hà Tây
2006
2009
sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, Hà Đông chuyển thành quận
4
Sơn Tây
Hà Tây
2007
2009
sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội, Sơn Tây chuyển thành thị xã

Xem thêm

sửa

Chú thích

sửa
  1. ^ “Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2020.
  2. ^ “Luật số 77/2015/QH13 của Quốc hội: Luật tổ chức chính quyền địa phương”.
  3. ^ “Luật số 47/2019/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.
  4. ^ “Nghị định số 15/2007/NĐ-CP về phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp huyện”.
  5. ^ “Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành”.

Liên kết ngoài

sửa