Thị trấn (Việt Nam)

đơn vị hành chính cấp xã tại Việt Nam

Thị trấn là một đơn vị hành chính cấp xã tại Việt Nam.

Thị trấn Mộc Châu
Thị trấn Lăng Cô

Tất cả thị trấn tại Việt Nam đều trực thuộc các huyện. Thị trấn có thể là huyện lỵ nếu các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện được đặt tại thị trấn đó. Tuy nhiên, không phải thị trấn nào cũng là huyện lỵ và không phải huyện nào cũng có thị trấn. Đặc biệt, có một số huyện lỵ không đặt ở thị trấn cùng tên với chính mình, chủ yếu do giao thông không thuận lợi với các xã khác trong huyện như huyện Nhà Bè (Thành phố Hồ Chí Minh), huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc), huyện Chi Lăng (Lạng Sơn), huyện Đức Hòa (Long An). Hầu hết những huyện không có thị trấn nào là những huyện mới chia tách.

Quy định trong luật pháp sửa

 
Phân cấp hành chính Việt Nam theo Hiến pháp 2013

Cấp hành chính sửa

  • Trong Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương[1], Khoản 1 Điều 110 có viết:

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xãthành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành , thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

  • Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015[2] (sửa đổi, bổ sung 2019[3]), quy định tại Điều 2: Đơn vị hành chính, Chương I: Những quy định chung:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Như vậy, thị trấn nằm ở cấp hành chính thứ ba trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của Việt Nam.

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính sửa

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13[4] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 9, Mục 2: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính thì một thị trấn cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

Điều 9. Tiêu chuẩn của thị trấn

1. Quy mô dân số từ 8.000 người trở lên.

2. Diện tích tự nhiên từ 14 km² trở lên.

3. Đã được công nhận là đô thị loại IV hoặc loại V; hoặc khu vực dự kiến thành lập thị trấn đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại IV hoặc loại V.

4. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Thống kê sửa

Tính đến ngày 1 tháng 2 năm 2024, Việt Nam có 10.597 đơn vị hành chính cấp xã (gồm xã, phường, thị trấn), trong đó có 619 thị trấn.

Tỉnh có nhiều thị trấn nhất là Thanh Hóa với 31 thị trấn, tiếp theo là thành phố Hà Nội với 21 thị trấn. Tỉnh Ninh Thuận có 3 thị trấn còn thành phố Đà Nẵng là đơn vị hành chính cấp tỉnh duy nhất không có thị trấn nào.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  Bản đồ vị trí của 619 thị trấn tại Việt Nam

Danh sách các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xếp theo số lượng thị trấn:

  1. Thanh Hóa (31 thị trấn)
  2. Hà Nội (21 thị trấn)
  3. An Giang, Vĩnh Phúc (18 thị trấn)
  4. Nghệ An (17 thị trấn)
  5. Nam Định (16 thị trấn)
  6. Bắc Giang, Long An (15 thị trấn)
  7. Cao Bằng, Gia Lai, Lạng Sơn, Quảng Nam (14 thị trấn)
  8. Đắk Lắk, Hà Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng (13 thị trấn)
  9. Bình Thuận, Sóc Trăng (12 thị trấn)
  10. Bình Định, Hậu Giang, Phú Thọ, Quảng Trị (11 thị trấn)
  11. Bến Tre, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Kiên Giang, Thái Nguyên, Trà Vinh, Yên Bái (10 thị trấn)
  12. Cà Mau, Đồng Tháp, Lào Cai, Sơn La, Thái Bình (9 thị trấn)
  13. Đồng Nai, Hưng Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang (8 thị trấn)
  14. Bắc Kạn, Kon Tum, Lai Châu, Ninh Bình, Quảng Ninh (7 thị trấn)
  15. Bà Rịa – Vũng Tàu, Hà Nam, Khánh Hòa, Phú Yên, Tây Ninh, Tuyên Quang, Vĩnh Long (6 thị trấn)
  16. Bạc Liêu, Bình Dương, Bình Phước, Cần Thơ, Đắk Nông, Điện Biên, Thành phố Hồ Chí Minh (5 thị trấn)
  17. Bắc Ninh (4 thị trấn)
  18. Ninh Thuận (3 thị trấn)
  19. Đà Nẵng (không có thị trấn nào).

Hiện nay, cả nước có:

Thông thường tên các thị trấn thường có 2 âm tiết, nhưng có một số thị trấn mà tên gọi chỉ có 1 âm tiết, chủ yếu tập trung ở vùng Đồng bằng sông Hồng:

Thị trấn có diện tích lớn nhất: thị trấn Thạnh Mỹ (huyện Nam Giang) với 206,58 km².

Thị trấn có diện tích nhỏ nhất: thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa) với 0,15 km².

Phân loại đô thị sửa

Đa số thị trấn tại Việt Nam được xếp vào đô thị loại V. Một số thị trấn lớn được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại IV như:

STT Tên thị trấn Huyện Tỉnh Loại đô thị Năm công nhận Chú thích
1 Ea Kar Ea Kar Đắk Lắk IV 2008
2 Liên Nghĩa Đức Trọng Lâm Đồng IV 2009
3 Bến Lức Bến Lức Long An IV 2010
4 Hậu Nghĩa Đức Hòa Long An IV 2010
5 Việt Quang Bắc Quang Hà Giang IV 2010
6 Vạn Giã Vạn Ninh Khánh Hòa IV 2010
7 Mỹ An Tháp Mười Đồng Tháp IV 2010 Cùng với khu vực mở rộng
8 Lấp Vò Lấp Vò Đồng Tháp IV 2011 Cùng với khu vực mở rộng
9 Phan Rí Cửa Tuy Phong Bình Thuận IV 2011
10 Thắng Hiệp Hòa Bắc Giang IV 2012 Cùng với khu vực mở rộng
11 Phước An Krông Pắc Đắk Lắk IV 2012
12 Kiên Lương Kiên Lương Kiên Giang IV 2012
13 Năm Căn Năm Căn Cà Mau IV 2012
14 Sông Đốc Trần Văn Thời Cà Mau IV 2012
15 Chũ Lục Ngạn Bắc Giang IV 2013 Cùng với khu vực mở rộng
16 Mỹ Thọ Cao Lãnh Đồng Tháp IV 2014
17 Đắk Mil Đắk Mil Đắk Nông IV 2014
18 Thịnh Long Hải Hậu Nam Định IV 2014 Mở rộng đạt tiêu chuẩn loại IV
19 Buôn Trấp Krông Ana Đắk Lắk IV 2014
20 Plei Kần Ngọc Hồi Kon Tum IV 2015 Mở rộng đạt tiêu chuẩn loại IV
21 Chư Sê Chư Sê Gia Lai IV 2015
22 Cần Giuộc Cần Giuộc Long An IV 2015 Cùng với khu vực mở rộng
23 Cần Đước Cần Đước Long An IV 2015 Cùng với khu vực mở rộng
24 Phú Phong Tây Sơn Bình Định IV 2015
25 Kiến Đức Đắk R'lấp Đắk Nông IV 2015 Cùng với khu vực mở rộng
26 Cái Rồng Vân Đồn Quảng Ninh IV 2015 Cùng với khu vực mở rộng
27 Đồng Đăng Cao Lộc Lạng Sơn IV 2016 Cùng với khu vực mở rộng
28 Đức Hòa Đức Hòa Long An IV 2016 Cùng với khu vực mở rộng
29 Ba Tri Ba Tri Bến Tre IV 2016 Cùng với khu vực mở rộng
30 Bình Đại Bình Đại Bến Tre IV 2016 Cùng với khu vực mở rộng
31 Núi Sập Thoại Sơn An Giang IV 2016
32 Phú Mỹ Phú Tân An Giang IV 2016
33 Ea Drăng Ea H'leo Đắk Lắk IV 2016
34 Hoàn Lão Bố Trạch Quảng Bình IV 2017 Cùng với khu vực mở rộng
35 Kiến Giang Lệ Thủy Quảng Bình IV 2017 Cùng với khu vực mở rộng
36 Ngọc Lặc Ngọc Lặc Thanh Hóa IV 2017 Cùng với khu vực mở rộng
37 Diêm Điền Thái Thụy Thái Bình IV 2018 Cùng với khu vực mở rộng
38 Lam Sơn Thọ Xuân Thanh Hóa IV 2018 Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng
39 Sao Vàng Thọ Xuân Thanh Hóa IV 2018 Đô thị Lam Sơn - Sao Vàng
40 Hát Lót Mai Sơn Sơn La IV 2018
41 Hùng Sơn Đại Từ Thái Nguyên IV 2019
42 Long Thành Long Thành Đồng Nai IV 2019 Cùng với khu vực mở rộng
43 Trảng Bom Trảng Bom Đồng Nai IV 2019 Cùng với khu vực mở rộng
44 Mộc Châu Mộc Châu Sơn La IV 2019 Đô thị Mộc Châu
45 Nông trường Mộc Châu Mộc Châu Sơn La IV 2019 Đô thị Mộc Châu
46 Lương Sơn Lương Sơn Hòa Bình IV 2019 Cùng với khu vực mở rộng
47 Chợ Mới Chợ Mới An Giang IV 2019 Cùng với khu vực mở rộng
48 Ea T'ling Cư Jút Đắk Nông IV 2020 Cùng với khu vực mở rộng
49 Tiên Yên Tiên Yên Quảng Ninh IV 2020 Cùng với khu vực mở rộng
50 Như Quỳnh Văn Lâm Hưng Yên IV 2020 Khu vực phát triển đô thị trung tâm huyện Văn Lâm
51 Tiểu Cần Tiểu Cần Trà Vinh IV 2020 Cùng với khu vực mở rộng
52 Quảng Phú Cư M'gar Đắk Lắk IV 2020
53 Mỏ Cày Mỏ Cày Nam Bến Tre IV 2020 Cùng với khu vực mở rộng
54 Đồi Ngô Lục Nam Bắc Giang IV 2021
55 Diên Khánh Diên Khánh Khánh Hòa IV 2021 Đô thị Diên Khánh
56 Quảng Hà Hải Hà Quảng Ninh IV 2021 Cùng với khu vực mở rộng
57 An Châu Châu Thành An Giang IV 2022 Cùng với khu vực mở rộng
58 Tri Tôn Tri Tôn An Giang IV 2022 Cùng với khu vực mở rộng
59 Cái Dầu Châu Phú An Giang IV 2022 Cùng với khu vực mở rộng
60 Núi Thành Núi Thành Quảng Nam IV 2022 Đô thị Núi Thành
61 Chờ Yên Phong Bắc Ninh IV 2022 Đô thị Yên Phong
62 Quế Kim Bảng Hà Nam IV 2023 Đô thị Kim Bảng
63 Ba Sao Kim Bảng Hà Nam IV 2023 Đô thị Kim Bảng

Phân biệt với xã sửa

Tiêu chí để xét một khu vực dân cư là thị trấn hay xã thông thường gắn với tỷ lệ ngành nghề. Tại khu vực xã, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp (lâm nghiệp, ngư nghiệp) cao hơn so với một thị trấn. Tại địa bàn một huyện, mật độ dân số tại các thị trấn thông thường cũng cao hơn so với mật độ dân số tại các xã. Các tiêu chí khác như số lượng dân số, đóng góp cho ngân sách (qua thuế chẳng hạn), diện tích đất đai không rõ nét trong trường hợp này. Một thị trấn có thể đông dân và nộp ngân sách nhiều hơn một xã, song cũng không ít trường hợp ngược lại.

Thị tứ sửa

Các sách báo gần đây đề cập nhiều đến khái niệm thị tứ. Tuy nhiên, thị tứ không phải là một đơn vị hành chính nhà nước chính thức. Một thị tứ thông thường được hiểu là trung tâm của một tiểu vùng kinh tế (bao gồm phạm vi nhiều xã với lượng dân cư khoảng 4-5 nghìn người, nhưng không phải trong phạm vi toàn huyện); trong đó các ngành nghề như thương mại, dịch vụ, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển hơn so với các vùng phụ cận. Dân cư sống trong khu vực đó cũng sống tập trung và có mật độ cao hơn. Một thị tứ được hình thành khi ở khu vực đó có sự thuận lợi về các điều kiện hạ tầng cơ sở hơn so với khu vực phụ cận. Nó có thể nằm trong khu vực thuộc nhiều xã giáp ranh. Nó là tiền đề để hình thành nên các thị trấn mới trong tương lai, khi nó phát triển đủ lớn để chính quyền có thể công nhận.

Chú thích sửa

  1. ^ “Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ “Luật số 77/2015/QH13 của Quốc hội: Luật tổ chức chính quyền địa phương”.
  3. ^ “Luật số 47/2019/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.
  4. ^ “Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành”.

Xem thêm sửa

Liên kết ngoài sửa